Một máy biến áp có ghi trên nhãn 2kv con số đó là gì

Làm thế nào để ta lựa chọn một máy biến áp đầu tiên ta phải nhìn vào thông số kỹ thuật ghi trên nhãn máy để biết được khả năng làm việc của máy. Bài viết này hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu những thông số quan trọng trên máy biến áp một cách đầy đủ nhất.

Các máy biến áp được tính toán, chế tạo với một chế độ làm việc lâu dài và liên tục nào đó gọi là chế độ định mức. Đây là chế độ làm việc của máy biến áp ứng với các thông số và điều kiện định mức: điện áp U = Uđm, tần số f = fđm, công suất S = Sđm và điều kiện môi trường như tính toán thiết kế (tmt = ttk).

1. Công suất định mức máy biến áp

Công suất định mức là công suất toàn phần (biểu kiến) được nhà máy chế tạo qui định trong lý lịch MBA. Máy biến áp có thể tải được liên tục công suất này (S = Sđm) khi điện áo là Uđm, tần số fđm và điều kiện làm mát là định mức và khi đó tuổi thọ của MBA sẽ bằng định mức.

  • Đối với MBA hai cuộn dây công suất định mức là công suất của mỗi cuộn dây.
  • Đối với MBA ba cuộn dây người ta có thể chế tạo các loại sau:

+ 100/100/100 là loại có công suất của mỗi cuộn dây đều bằng công suất định mức.

+ 100/100/66,7 là loại có công suất của hai cuộn dây bằng công suất định mức và công suất của cuộn thứ ba bằng 66,7% công suất định mức.

  • Đối với MBA tự ngẫu thì công suất định mức là công suất của một trong hai đầu sơ hoặc thứ cấp mà hai đầu này có liên hệ tự ngẫu với nhau, công suất này còn gọi là công suất xuyên.

2. Điện áp định mức

Điện áp định mức của máy biến áp là điện áp của các cuộn dây khi không tải được quy định trong lý lịch máy biến áp.

Tỉ số biến đổi điện áp:

3. Dòng điện định mức

Dòng điện định mức là dòng điện của các cuộn dây được nhà máy chế tạo quy định, với các dòng điện này thì máy biến áp làm việc lâu dài mà không bị quá tải. Dòng điện định mức được xác định như sau:

4. Điện áp ngắn mạch Un%

Điện áp ngắn mạch là điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp khi ngắn mạch cuộn thứ cấp thì dòng điện trong cuộn dây sơ cấp bằng dòng điện định mức.

Ý nghĩa: Điện áp ngắn mạch đặc trưng cho điện áp rơi trên tổng trở cuộn dây MBA khi dòng chạy trong cuộn dây bằng dòng định mức và dùng để xác định tổng trở cuộn dây MBA. Khi Uđm, Sđm tăng thì Un cũng tăng.

Ví dụ:

Với Uc = 35 KV; Sđm = 630 KVA thì Un = 6,5%.

Với Uc  = 35 KV; Sđm  = 80,000 KVA thì Un = 9%.

Khi Un  tăng tì giảm được dòng ngắn mạch nhưng sẽ tăng tổn thất công suất, tổn thất điện áo trong máy biến áp và giá thành MBA cũng tăng. UN% là tỉ lệ phần trăm điện áp ngắn mạch so với điện áp định mức.

Nối tắt cuộn dây thứ cấp, tăng điện áp nguồn đưa vào cuộn dây sơ cấp cho đến khi chỉ số trên Ampe kế bằng dòng định mức thì giá trị UN chính là chỉ số trên voltmet. Khi ngắn mạch UN rất nhỏ nên từ thông trong máy biến áp cũng rất nhỏ nghĩa là ra xem như dòng không tải I0 = 0, trong sơ đồ thay thế ta có thể bỏ nhánh xm – rm.

Ta có:

Một máy biến áp có ghi trên nhãn 2kv con số đó là gì

Chú ý: Khi thí nghiệm ngắn mạch điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp nhỏ nên dòng điện bằng dòng định mức nhưng khi ngắn mạch sự cố điện áp hệ thống có giá trị lớn nên dòng ngắn mạch rất lớn.

5. Dòng điện không tải I0%

Dòng điện không tải là đại lượng đặc trưng cho tổn hao không tải của MBA, phụ thuộc tính chất từ, chất lượng cũng như cấu trúc lắp ghép của lõi thép. Ngày nay người ta sử dụng thép tốt để chế tạo MBA nên dòng I0 giảm. I0  % biểu thị bằng phần trăm so với dòng điện định mức Iđm

Quan hệ giữa dòng không tải và tổn hao không tải:

Một máy biến áp có ghi trên nhãn 2kv con số đó là gì

Trị số của dòng không tải được xác định nhờ thí nghiệm không tải: Ta cho hở mạch cuộn thứ cấp và đưa vòa cuộn sơ cấp điện áp định mức thì giá trị dòng điện đo được ở mạch sơ cấp chính là giá trị dòng không tải.

Một máy biến áp có ghi trên nhãn 2kv con số đó là gì

6. Tổ đấu dây của máy biến áp

Trong các máy biến áo ba pha các cuộn dây có thể nối lại với nhau thành hình sao (Y), tam giác () hay nối ziczag. Khi nối sao ta lấy ba đầu cuối nối chung và ba đầu còn lại để tự do (hình a), nối tam giác thì đầu cuối của pha này nối với đầu của pha kia (hình b). Khi nối ziczag cuộn dây của mỗi pha được chia làm hai nửa và được quấn trên hai trụ khác nhau, hai nửa này được nối tiếp ngược nhau (hình c).

Kiểu nối ziczag rất ít dùng vì tốn nhiều đồng hơn và chỉ gặp trong các máy biến áp dùng cho thiết bị chỉnh lưu hoặc trong các máy biến áp đo lường để hiệu chỉnh sai số về góc lệch pha.

Thông thường các máy biến áp hay dùng các tổ đấu dây Y/Y0, Y/, Y0/ (Y0 các cuộn dây được nối theo hình sao và trung tính nối đất trực tiếp).

Vậy: Tổ nối dây của máy biến áp được hình thành do sự phối hợp kiểu nối dây sơ cấp so với kiểu nối dây thứ cấp và nó biểu thị góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp.

Một máy biến áp có ghi trên nhãn 2kv con số đó là gì

Người ta qui ước biểu thị tổ đấu dây MBA dựa vào góc lệch pha sức điện động của phía sơ cấp E1 và thứ cấp E2.

Còn tiếp….

kva là gì?

Volt-Ampere, còn được viết tắt là VA, là đơn vị đo công suất dòng điện. Nó được tính bằng cách nhân hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện tính theo Ampere. Đơn vị này thường được sử dụng cho công suất biểu kiến của mạch điện xoay chiều.

>>> Xem thêm:máy biến áp là gì ?

Trong mạch điện một chiều (DC), VA tương đương với Watt. Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA thường dùng để tính công suất biểu kiến, còn Watt dùng để tính công suất thực. Trên cùng một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường có độ lớn lớn hơn công suất thực; ví dụ trong bộ lưu điện (UPS), một VA công suất biểu kiến có thể tương đương với khoảng 1,6 Watt công suất thực (hệ số công suất lúc đó là 1/1,6 = 0,625).

Khi thêm các tiền tố SI, chúng ta có các đơn vị như:

  • kVA = 1.000 VA (tiền tố k nghĩa là kilo)
  • MVA = 1.000.000 VA (tiền tố M nghĩa là mega)

Đơn vị kVA thường được sử dụng trong công nghiệp để tính công suất truyền tải điện năng của các máy biến thế.

Sở GD-ĐT Đồng Tháp ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Trường THPT Thanh Bình 1 LÝ THUYẾT NGHỀ ĐIỆN PHỔ THÔNGGVBM: Nguyễn Thành Danh Câu 1: Tai nạn điện thường xảy ra do :A. Mất nguồn điệnB. Mạng điện bị sự cố dẫn đến điện áp thấp hơn định mức.C. Dòng điện truyền qua cơ thể (bị điện giật), hồ quang điện.D. Dòng điện truyền qua cơ thể do điện áp bước.Câu 2: Yêu cầu về kỹ năng nghề của nghề điện dân dụng là phải có những kỹ năng cần thiết như: A. Sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa và lắp đặt máy biến ápB. Sửa chữa thiết bị điện, , sửa chữa và lắp đặt mạng điệnC. Sửa chữa động cơ, máy biến áp, đồ dùng điện.D. Sửa chữa thiết bị điện, đo điện, sửa chữa và lắp đặt mạng điện.Câu 3: Công cụ lao động của nghề điện dân dụng bao gồm:A. Đồng dùng bảo hộ lao độngB. Dụng cụ cơ khí, bản vẽ, tranh ảnh, dụng cụ đo và kiểm tra điện.C. Đồ dùng bảo hộ lao động, đụng cụ đo và kiểm tra điện, dụng cụ cơ khí, bản vẽ, tranh ảnh, tài liệu kỹ thuật.D. Đồ dùng bảo hộ lao động, máy biến áp và máy phát điện, dụng cụ cơ khí Câu 4: Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm:A. Dụng cụ cơ khí, bản vẽ, nguồn điệnB. Nguồn điện, mạng điện, thiết bị điện, khí cụ điệnC. Vật liệu kỹ thuật điện, nguồng điện, bản vẽD. Đường dây truyền tải và mạng điện, dụng cụ cơ khí, đồ dùng bảo hộ lao động.Câu 5: Đường đi của dòng điện qua cơ thề người nguy hiểm nhất là:A. Chân qua chân B. Tay qua chân C. Tay qua tay D. Qua đầuCâu 6: Tai nạn điện thường xảy ra do các nguyên nhân:A. Chạm vào vật mang điện, sự cố mất điện, do điện áp bướcB. Chạm vào vật mang điện, phóng điện, do điện áp bướcC. Chạm và lại gần các thiết bị điện, phóng điện, sự cố mất điệnD. Phóng điện, do điện áp bướcCâu 7: Thông thường máy biến áp có mấy cuộn dây? Tên gọi các cuộn dây đó ?A. 2 cuộn dây: Cuộn chính và cuộn sơ cấp C. 2 cuộn dây: Cuộn sơ cấp và cuộn phụB. 2 cuộn dây: Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp D. 2 cuộn dây: Cuộn chính và cuộn phụCâu 8: Cuộn dây sơ cấp là:A. Cuộn dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho phụ tảiB. Cuộn dây quấn nối với nguồn, nhận năng lượng từ nguồn vàoC. Cuộn dây quấn cung cấp điện cho phụ tảiD. Cuộn dây quấn nối với nguồn, cung cấp điện cho nguồnCâu 9: Cuộn dây quấn thứ cấp là:A. Cuộn dây quấn nối với nguồn, nhận năng lượng từ nguồn vàoB. Cuộn dây quấn nối với nguồn, cung cấp điện cho nguồnC. Cuộn dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho nguồnD. Cuộn dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho phụ tảiCâu 10: Thép kỹ thuật điện dùng trong maý biến áp có bề dày khoảng bao nhiêu ?A. 0,1 – 0,3mm C. 0,3 – 0,5mmB. 0,1 – 0,5mm D. 0,5 – 1mmCâu 11: Một máy biến áp có N1 = 1600 vòng, N2 = 800 vòng, U2 = 110V. Tính U1?A. 55V B. 110V C. 220V D. 440VCâu 12: Một máy biến áp có U1 = 300V, U2 = 150V, N2= 500V. Tính N1?A. 250 vòng B. 1000 vòng C. 100 vòng D. 90 vòngCâu 13: Một máy biến áp có dòng điện định mức sơ cấp là 10A, điện áp sơ cấp định mức là 220V. Công suất định mức của máy biến áp bằng:A. 2200W B. 2.2Kw C. 22Kv D. 2.2kVACâu 14: Một máy biến áp có ghi trên nhãn 2kVA, con số đó là gì?A. Điện áp sơ cấp định mức C. Công suất toàn phần B. Dòng điện định mức D. Công suất tác dụngCâu 15: Câu 16: Bút thử điện có điện trở hạn chế dòng điện là 1MΩ, khi thử điện có điện áp là 220V thì dòng điện qua người là bao nhiêu ?A. 0,1mA B. 0,22mA C. 0,22A D. 1mACâu 17: Một bóng đèn có công suất 180W, sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V. Hỏi dòng điện qua đèn là bao nhiêu ? A. 0,82A B. 0,82mA C. 1,2A D. 1,2MaCâu 18: Khi sử dụng máy biến áp ta không được:A. Đưa điện áp nguồn thấp hơn điện áp thứ cấp định mứcB. Đưa điện áp nguồn thấp hơn điện áp sơ cấp định mứcC. Đưa điện áp nguồn cao hơn điện áp thứ cấp định mứcD. Đưa điện áp nguồn cao hơn điện áp sơ cấp định mứcCâu 19: Nguyên nhân gây nên hiện tượng tự quay của công tơ điện là:A. Cực tính cuộn dòng điện và điện áp sai C. Công tơ điện bị hưB. Mômen bù quá nhỏ D. Mômen bù quá lớnCâu 20: Máy biến áp có U1< U2 được gọi là máy biến áp tăng áp. Khi đó:A. f1< f2 C. N1< N2B. N1= N2 D. N1> N2Câu 21: Theo đại lượng cần đo người ta chia dụng cụ đo lường ra làm mấy loại?A. 4 loại: Từ điện, Điện từ, Điện động, Cảm ứngB. 4 loại: Ampe kế, Điện động, Cảm ứng, Công tơC. 4 loại: Vôn kế, Ampe kế, Oát kế, Công tơD. 4 loại: Vôn kế, Ampe kế, Oát kế,Dụng cụ đo kiểu điện từCâu 22: Động cơ điện là thiết bị điện dùng để:A. Biến cơ năng thành điện năng C. Biến điện năng thành cơ năngB. Biến điện năng thành nhiệt năng D. Biến nhiệt năng thành cơ năngCâu 23: Ký hiệu đơn vị đo điện áp là?A. W B. V C. Ω D. ACâu 24: Trong điều kiện ẩm ướt, có nhiều bụi kim loại thì điện áp bao nhiêu thì được coi là điện áp an toàn:A. Dưới 12V B. Dưới 40V C. Dưới 60V D. Dưới 80VCâu 25: Để đo dòng điện, khi chỉ có một dụng cụ đo lường điện, ta dùng dụng cụ:A. Ampe kế B. Oát kế C. Vôn kế D. Ôm kếCâu 25: Điện giật ảnh hưởng tới con người như:A. Tác động tới hệ tuần hoàn làm tim đập chậm hơn bình thườngB. Tác động tới hệ thần kinh trung ương và cơ bắpC. Tác động tới hệ tuần hoànD. Tác động tới hệ hô hấpCâu 26: Trong điều kiện bình thường với lớp da sạch, khô thì điện áp là bao nhiêu thì được coi là điện áp an toàn : A. Dưới 12V B. Dưới 40V C. Dưới 70V D. Dưới 90VCâu 27: Nguyên nhân máy biến áp làm việc không nóng nhưng kêu ồn thông thường là: A. Quá tải B. Các lá thép ép không chặt C. Hở mạch cuộn dây sơ cấp D. Chập mạchCâu 28: Động cơ không đồng bộ 1 pha có 2 bộ phận chính là : A. Phần quay và rôto. B. Stato và phần đứng yên. C. Vành ngắn mạch và rôto. D. Stato và rôto.Câu 29: Động cơ chạy lắc, rung. Nguyên nhân thông thường là : A. Có thể do đứt dây điện, cháy tụ điện. B. Có thể do mòn bi, mòn bạc đạn hoặc mòn trục. C. Có thể do cháy cuộn dây, hỏng cách điện. D. Có thể do hỏng tụ điện, chạm vỏ.Câu 30: Khi điện đã vào động cơ quạt dùng tụ, có tiếng ồn, động cơ không tự khởi động nhưng khi dùng tay quay cánh quạt thì động cơ quay. Nguyên nhân thông thường là do: A. Mòn bạc đạn. C. Hỏng tụ điện hoặc cuộn dây quấn đề bị đứt. B. Chạm vỏ. D. Đứt dây quấn chính (cuộn chạy).Câu 31: Động cơ quạt điện dùng trong gia đình thường là loại động cơ : A. Động cơ chạy tụ hoặc động cơ có vành ngắn mạch. B. Động cơ 3 pha hoặc động cơ có vành ngắn mạch. C. Động cơ chạy tụ hoặc động cơ 3 pha. D. Động cơ chạy tụ hoặc động cơ có vành góp.Câu 32: Động cơ chạy tụ có ưu điểm hơn động cơ vành ngắn mạch là: A. Có thể dùng được nguồn điện xoay chiều và nguồn điện một chiều. B. Dễ sửa chữa hơn. C. Mômen mở máy lớn hơn, hiệu suất cao. D. Cấu tạo đơn giản ít tốn nhiên liệu.Câu 33: Dòng điện xoay chiều 50-60Hz qua người là bao nhiêu thì bắt đầu có cảm giác bị điện giật: A. 0,6 – 1,5mA B. 0,6 – 1,5A C. 0,1 – 0,15mA D. 6 – 15mACâu 34: Vôn kế thang đo 500V, cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất sẽ là: A. 7,5V B. 5V C. 7V D. 5,5VCâu 35: Biện pháp đầu tiên khi xử lý khi người bị điện giật là: A. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất C. Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện B. Báo cho cơ sở y tế gần nhất đến cấp cứu D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhânCâu 36: Máy biến áp dùng để: A. Biến đổi điện áp một chiều mà vẫn giữ nguyên tần số B. Biến đổi điện áp xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số C. Biến đổi điện áp, tần số của dòng điện xoay chiều D. Biến đổi tần số dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên điện ápCâu 37: Động cơ dùng vòng ngắn mạch có ưu điểm hơn động cơ chạy tụ:A. Hiệu suất cao C. Ít tiêu thụ điện năng hơnB. Cấu tạo đơn giản, bền, dễ sửa chữa D. Mômen mở máy lớnCâu 38: Động cơ điện không đồng bộ là động cơ điện xoay chiều có:A. Tốc độ quay n nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường n1B. Tốc độ quay n lớn hơn tốc độ quay của từ trường n1C. Tốc độ quay n bằng tốc độ quay của từ trường n1D. Tốc độ quay n1 nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường nCâu 39: Theo loại dòng điện làm việc động cơ có mấy loại:A. Ba loại: động cơ điện xoay chiều một pha, hai pha và ba phaB. Hai loại: động cơ điện xoay chiều một pha và ba phaC. Một loại: động cơ điện xoay chiềuD. Hai loại: động cơ điện xoay chiều và động cơ một chiềuCâu 40: Một dụng cụ đo lường có mấy bộ phận chính:A. Ba bộ phận: mạch đo, cơ cấu đo và thang đo C. Hai bộ phận: cơ cấu đo và que đoB. Hai bộ phận: cơ cấu đo và mạch đo D. Hai bộ phận: mạch đo và que đoCâu 41: Cho biết các ưu điểm chính của điện năng:A. Có 2 ưu điểm chính: dễ sản xuất, dễ sử dụng.B. Có 3 ưu điểm chính: dễ sản xuất, dễ sử dụng, dễ truyền tải.C. Có 3 ưu điểm chính: dễ thao tác, dễ sử dụng, ít nguy hiểm.D. Có 3 ưu điểm chính: dễ sản xuất, dễ sử dụng, không cần thiết bị.Câu 42: Khi sử dụng bếp điện thì điện năng được chuyển thành: A. Quang năng B. Nhiệt năng C. Cơ năng D. Hóa năngCâu 43: Khi sử dụng động cơ điện thì điện năng được chuyển thành: A. Quang năng B. Nhiệt năng C. Cơ năng D. Các câu trên đều saiCâu 44: Yêu cầu tri thức của nghề điện dân dụng là:A. Có trình độ văn hóa bậc tiểu học cấp I, nắm được những kiến thức cơ bản về điện.B. Có trình độ văn hóa tối thiểu hết cấp PTCS cấp 2, nắm vững kiến thức cơ bản về điện.C. Có trình độ văn hóa tối thiểu hết cấp PTCS cấp 2, biết lắp ráp 1 số đồ dùng điện đơn giản.D. Có trình độ văn hóa tối thiểu hết cấp PTTH cấp 3, biết sử dụng một số đồ dùng điện đơn giản.Câu 45: Tác hại của hồng quang điện với cơ thể người như thế nào:A. Gây rối loạn hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.B. Tác động tới hệ thần kinh trung ương.C. Gây co giật.D. Gây bỏng, thương tích ngoài da do bọt kim loại bắn vào.Câu 46: Điện giật tác động tới con người như thế nào:A. Tác động tới hệ tuần hoàn.B. Tác động tới hệ hô hấp.C. Tác động tới hệ thần kinh trung ương và cơ bắp.D. Tác động tới hệ tuần hoàn và làm tim đập chậm hơn bình thường.Câu 47: Khi bị điện giật, có cùng 1 điện áp như nhau thì nguồn điện nào nguy hiểm hơn:A. Nguồn điện một chiều. C. Nguồn điện một chiều và xoay chiều nguy hiểm như nhau.B. Nguồn điện xoay chiều. D. Nguồn điện từ acquy.Câu 48. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố nào: A. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể. B. Đường đi của dòng điện trên dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể. C. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể, đường đi của dòng điện qua cơ thể. D. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể, đường đi của dòng điện trên dây dẫn.Câu 49: Nguyên nhân bị điện giật do tiếp xúc với các dụng cụ điện bị hỏng cách điện là:A. Phóng điện. C. Điện áp bước.B. Chạm vào vật mang điện. D. Hồ quang điện.Câu 50: Vi phạm khoảng cách an toàn khi lại gần điện áp cao bị điện giật là tai nạn do:A. Phóng điện. C. Chạm vào vật mang điện.B. Điện áp bước. D. Chạm vào các cột điện.Câu 51: Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng điện:A. Có dây trung tính cách ly. C. Có dây trung tính nối đất.B. Mạng 3 pha đấu sao. D. Mạng 3 pha đấu tam giác.Câu 52: Tác dụng bảo vệ của nối dây trung tính bảo vệ :A. Khi vỏ thiết bị có điện, dòng điện tăng cao làm cầu chì cháy nổ và cắt mạch.B. Khi vỏ thiết bị có điện, dòng điện đi xuống đất nên không gây nguy hiểm cho người.C. Khi vỏ thiết bị có điện, điện áp giảm nên không gây nguy hiểm cho người.D. Khi vỏ thiết bị có điện, dòng điện giảm nên không gây nguy hiểm cho người.Câu 53: Để giải thoát nạn nhân bị điện giật do điện áp cao, ta phải :A. Báo cho bộ phận quản lý điện cắt điện trước. Sau đó mới đến gần nạn nhân và sơ cứu.B. Báo cho cơ sở y tế đến sơ cứu nạn nhân.C. Cắt cầu dao, cầu chì gần nhất để cắt điện. Sau đó mới đến gần nạn nhân và sơ cứu.D. Dùng găng tay cách điện kéo nạn nhân ra khỏi khu vực có điện. Sau đó mới sơ cứu nạn nhân.Câu 54: Để đo công suất, khi chỉ có 1 dụng cụ đo lường, ta dùng dụng cụ nào ?A. Vôn kế B. Ampe kế C. Oát kế D. Ôm kếCâu 55: Để đo điện áp, khi chỉ có 1 dụng cụ đo lường, ta dùng dụng cụ nào ? A. Vôn kế B. Ampe kế C. Oát kế D. Ôm kếCâu 56: Để đo điện trở, khi chỉ có 1 dụng cụ đo lường, ta dùng dụng cụ nào ?B. Vôn kế B. Ampe kế C. Oát kế D. Ôm kếCâu 57: Một gia đình sử dụng điện năng theo chỉ số công tơ 2450kWh, sau 1 tháng số chỉ công tơ là 2530kWh. Vậy trong 6 tháng gia đình đó phải trả bao nhiêu tiền ? (biết 1kWh = 500 đồng) A. 230.000đ B. 240.000đ C. 250.000đ D. 270.000đCâu 58: Để phát hiện một số hư hỏng trong xảy ra trong mạch điện nhờ vào : A. Dụng cụ đo điện năng B. Dụng cụ đo dòng C. Dụng cụ đo công suất D. Dụng cụ đo lườngCâu 59: Ký hiệu đơn vị đo dòng điện là?A. W B. V C. Ω D. ACâu 60: Ký hiệu đơn vị đo ôm kế là? A. W B. V C. Ω D. ACâu 23: Ký hiệu đơn vị đo oát kế là?C. W B. V C. Ω D. ACâu 61: Để đo số kWh của một hộ tiêu thụ dùng dụng cụ nào dưới đây : A. Dụng cụ đo điện áp B. Dụng cụ đo dòng điện C. Dụng cụ đo công suất D. Dụng cụ đo điện năngCâu 62: Về cơ bản, lắp mạng điện trong nhà có mấy kiểu : A. 2 kiểu : Lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm. C. 1 kiểu : lắp đặt nổi. B. 2 kiểu : Lắp đặt nổi và lắp đặt trong ống. D. 1 kiểu : lắp đặt ngầm.Câu 63: Trên sơ đồ mạng điện 1 pha, 2 dây dẫn cung cấp điện ký hiệu là A và O : A. A là dây trong hoà, O là dây trung tính. C. A là dây pha, O là dây trung hoà. B. A là dây pha, O là dây nóng. D. A là dây trung hòa, O là dây pha.Câu 64: Trong bảng điện, để an toàn khi sử dụng, cầu chì được gắn : A. Bên dây trung hòa. Trước công tắc, ổ ghim. C. Bên dây nóng. Sau công tắc, ổ ghim. B. Bên dây trung tính. Sau công tắc, ổ ghim. D. Bên dây pha. Trước công tắc, ổ ghim.Câu 65: Để lắp đặt mạch điện hai công tắc điều khiển 1 đèn có thể đóng, cắt điện cho đèn từ 2 nơi, ta thường dùng công tắc nào, mấy cái ? A. 2 công tắc thường. B. 2 công tắc 3 cực. C. 1 công tắc 3 cực. D. 1 công tắc thường, 1 công tắc 3 cực.Câu 66: Ký hiệu nào sau đây dùng để đo ánh sáng cơ bản : A. Φ B. I C. L D. ECâu 67: Có hai loại đèn: đèn sợi đốt có P = 40W và Φ = 430(lm), đèn ống huỳnh quang có P = 40W và Φ = 1720(lm) sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V. Vậy đèn nào tiết kiệm điện năng hơ? A. Đèn sợi đốt tiết kiệm hơn. B. Đèn ống huỳnh quang tiết kiệm hơn. C. Đèn ống huỳnh quang và đèn sợi đốt tiết kiệm như nhau. D. Đèn ống huỳnh quang và đèn sợi đốt không tiết kiệm điện năng.Câu 68: Cho biết công thức nào để tính công suất yêu cầu của phụ tải đối với mạng điện mạng điện : A. Pyc = Pt.Kyc B. Pyc = Kyc .Pt/Uđm C. Pyc = 2Pt.Kyc D. Pyc = Pt/KycCâu 69: Khi thi công mạng điện được lắp đặt nổi thì : A. Phải tiến hành trước khi xây dựng công trình kiến trúc. B. Phải tiến hành song song khi xây dựng công trình kiến trúc. C. Phải tiến hành sau khi xây dựng công trình kiến trúc. D. Phải tiến hành trước một ít khi xây dựng công trình kiến trúc.Câu 70: Mạng điện sinh hoạt cung cấp cho các hộ tiêu thụ ở nước ta phổ biến là :A. Mạng điện 1 pha với điện áp pha định mức là 220VB. Mạng điện 1 pha với điện áp pha định mức là 127VC. Mạng điện 3 pha với điện áp dây định mức là 220VD. Mạng điện 3 pha với điện áp pha định mức là 380VCâu 71: Mạng điện sinh hoạt gồm những mạng nào ?A. Mạch chính, mạch cung cấp điện. C. Mạch chính, mạch phân phối.B. Mạch bảo vệ, mạch nhánh. D. Mạch nhánh, mạch phân phối điện.Câu 72: Mạch chính giữ vai trò:A. Mạch cung cấp điện cho các đồ dùng điện. C. Mạch cung cấp điện cho các thiết bị bảo vệ.B. Mạch cung cấp cho các thiết bị đo lường. D. Mạch cung cấp điện cho các mạch nhánh.Câu 73: Mạch nhánh giữ vai trò:A. Mạch phân phối điện cho các đồ dùng điện. C. Mạch cung cấp điện cho các thiết bị bảo vệ.B. Mạch cung cấp điện cho các thiết bị đo lường. D. Mạch cung cấp điện cho các mạch chính.Câu 74: Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện chia ra làm mấy loại ?A. 3 loại: dây trần, dây có bọc cách điện, dây đồng. C. 3 loại: dây trần, dây nhôm, dây đồng.B. 2 loại: dây trần, dây có bọc cách điện. D. 2 loại: dây có bọc cách điện, dây đồng.Câu 75: Dựa vào vật liệu làm lõi, dây dẫn điện chia ra làm mấy loại ?A. 3 loại: dây đồng, dây 1 lõi, dây nhôm. C. 3 loại: dây đồng, dây nhôm lõi thép, dây nhôm.B. 3 loại: dây trần, dây hai lõi, dây đồng. D. 2 loại: dây trần, dây đồng.Câu 76: Dựa vào số lõi và số sợi của lõi, dây dẫn chia ra :A. Dây 1 lõi, dây hai (ba …) lõi, dây lõi 1 sợi, dây lõi nhiều sợi.B. Dây 1 lõi, dây đồng, dây nhôm, dây nhôm lõi thép.C. Dây 1 lõi, dây trần, dây ba lõi.D. Dây nhôm, dây nhôm lõi thép, dây hai lõi, dây lõi nhiều sợi.Câu 77: Trong dây nhôm lõi thép. Dây thép dùng để :A. Tăng khả năng dẫn điện của dây dẫn. C. Tăng độ bền cơ học cho dây dẫn.B. Gíup cho dây dẫn tỏa nhiệt nhanh hơn. D. Ít bị tác động của môi trường.Câu 78: Hai dây dẫn bằng đồng và nhôm có cùng kích thước như nhau, dây nào dẫn điện tốt hơn ?A. Dây đồng dẫn điện kém hơn dây nhôm 1,6 lần.B. Dây nhôm dẫn điện kém hơn dây đồng 1,6 lần.C. Dây đồng dẫn điện tốt hơn dây nhôm 3,2 lần.D. Dây nhôm dẫn điện kém hơn dây đồng 3,2 lần.Câu 79: Một mối nối tốt phải đạt các yêu cầu :A. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện, mỹ thuật.B. Dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, an toàn điện, mỹ thuật.C. Dẫn điện tốt, mối nối sạch, có độ bền cơ học cao, an toàn điện.D. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện, sử dụng ít vật tư.Câu 80: Có mấy loại mối nối ?A. 3 loại: mối nối thẳng, mối nối nối tiếp, mối nối dùng phụ kiện.B. 2 loại: mối nối thẳng, mối nối phân nhánh.C. 2 loại: mối nối nối tiếp, mối nối phân nhánh.D. 3 loại: mối nối thẳng, mối nối phân nhánh, mối nối dùng phụ kiện.Câu 81: Thông thường, có mấy cách cách điện mối nối ?A. 2 cách: lồng ống gen và quấn băng cách điện. C. 1 cách: quấn băng cách điện.B. 1 cách: quấn ống gen. D. 2 cách: quấn ống gen và quấn băng cách điện.