Tại sao tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

  • Giải Sinh Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 7: Tế bào nhân sơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 7 trang 31: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?

Trả lời:

– Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn.

– Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 7 trang 33: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dụng dich có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?

Trả lời:

Điều này chứng tỏ thành tế bào có chức năng giữ cho tế bào có hình dạng nhất định.

Câu 1 trang 34 Sinh học 10: Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?

Trả lời:

Thành tế bào vi khuẩn có chức năng quy định hình dạng của tế bào và bảo vệ tế bào.

Câu 2 trang 34 Sinh học 10: Tế bào chất là gì?

Trả lời:

– Tế bào chất nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân (hoặc nhân tế bào). Tế bào chất ở mỗi tế bào đều gồm 2 thành phần chính: bào tương (một dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.

– Tế bào chất của vi khuẩn không có hệ thống nội màng cùng các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, ARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.

Câu 3 trang 34 Sinh học 10: Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn.

Trả lời:

Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông (nhung mao).

– Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.

– Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

Câu 4 trang 34 Sinh học 10: Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn.

Trả lời:

– Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ chứa vật chất di truyền, có chức năng truyền đạt thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng và không được bao bọc bởi các lớp màng, vì thế tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Nhưng plasmit không phải là vật chất di truyền, rất cần thiết cho tế bào nhân sơ.

Câu 5 trang 34 Sinh học 10: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ta ưu thế gì?

Trả lời:

Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại nhiều ưu thế cho tế bào vi khuẩn.

– Vì kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.

– Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh.

– Tỉ lệ s/v (diện tích/thể tích) lớn sẽ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường nhanh hơn.

- Kích thước bé (1 - 10 um)

- Đại diện : vi khuẩn thật (vi khuẩn, vi khuẩn lam, xạ khuẩn) và vi khuẩn cổ.

- Cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh, có ADN trần dạng vòng. Không có các bào quan có màng bao bọc.

- Ribôxôm loại 70S.

- 1 NST dạng vòng, không có prôtêin histôn.

- Phương thức phân bào đơn giản : trực phân

- Kích thước lớn (10 - 100 um)

- Đại diện : nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật.

- Có màng nhân, chất nhiễm sắc, hạch nhân. Tế bào chất có hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc như ti thể, lạp thể, bộ máy Gôngi, lizôxôm, perôxixôm, không bào...

- Ribôxôm loại 80S.

- Nhiều NST dạng thẳng, có prôtêin loại histôn.

- Phương thức phân bào phức tạp : nguyên phân và giảm phân.

Vì sao gọi là tế bào nhân thực?

A. Vì có hệ thống nội màng

B. Vì vật chất di truyền là ADN và Protein

C. Vì nhân có kích thước lớn

D. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc

Khi nói đến những điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.

II. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

III. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit.

IV. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao kích thước tb nhân sơ lại nhỏ hơn nhiều so với tb nhân thực

Các câu hỏi tương tự

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều là các tế bào nhân trong cơ thể. Mỗi loại tế bào lại có những đặc điểm, chức năng riêng. Chắc hẳn, việc tìm hiểu tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì? So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? là một trong những kiến thức cần thiết mà nhiều người còn thắc mắc.

Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các kiến thức trên thông qua bài viết So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? dưới đây.

Tế bào là gì?

Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập, và các tế bào thường được gọi là “những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống”.

Tế bào bao gồm tế bào chất bao quanh bởi màng tế bào, trong đó có nhiều phân tử sinh học như protein và axit nucleic. Các sinh vật sống có thể được phân thành đơn bào (có một tế bào, bao gồm vi khuẩn) hoặc đa bào (bao gồm cả thực vật và động vật).

Trong khi số lượng tế bào trong các thực vật và động vật ở các loài là khác nhau, thì cơ thể con người lại có hơn 10 nghìn tỷ (1012) tế bào. Phần lớn tế bào động vật và thực vật chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, với kích thước từ 1 đến 100 micromét.

Người ta có thể phân loại tế bào dựa vào khả năng có thể tồn tại độc lập hay là không. Các sinh vật có thể bao gồm chỉ một tế bào (gọi là sinh vật đơn bào) thường có khả năng sống độc lập mặc dù có thể hình thành các khuẩn lạc. Ngoài ra, sinh vật cũng có thể bao gồm nhiều tế bào (sinh vật đa bào) thì mỗi tế bào được biệt hóa và thường không thể sống sót khi bị tách rời. Trong cơ thể con người có đến 220 loại tế bào và mô khác nhau.

Nếu xét về cấu trúc nội bào, các tế bào có thể chia làm 2 dạng chính:Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Tế bào nhân sơ là gì?

Tế bào nhân sơhay còn gọi là sinh vật nhân sơ, sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryote)thường có cấu trúc đơn giản, chỉ thấy ở sinh vật đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào. Trong hệ thống phân loại 3 giới, các sinh vật nhân sơ là thuộc giới Vi khuẩn cổ và Eubacteria.

Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bật là:

– Chưa có nhân hoàn chỉnh

– Tế bào chất không có hệ thống nội màng

– Không có các bào quan có màng bao bọc

– Độ lớn của tế bào chỉ dao động trong khoảng 1 – 5 Mm và trung bình chỉ nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực

Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông:

+ Thành tế bào: Cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn. Chức năng: quy định hình dạng của tế bào

+ Màng sinh chất: Cấu tạotừ phôtpholipit 2 lớp phôtpholipit và 1 lớp prôtein. Chức năng: trao đổi chất và bảo vệ tế bào

+ Long và roi: Roi cấu tạo từ prôtein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.

+ Lông: giúp vi khuẩn bám trên các giá thể.

+ Tế bào chất gồm bào tương và riboxom

+ Vùng nhân: không có màng bao bọc.

Tế bào nhân thực là gì?

Tế bào nhân thực hay còn gọi là sinh vật nhân thực, sinh vật nhân chuẩn, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh vật có nhân chính thức thường chứa các bào quan có màng riêng. Sinh vật đơn bào nhân thực cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là sinh vật đa bào. Tế bào nhân thực bao gồm các sinh vật là động vật, thực vật và nấm.

Một vài đặc điểm của tế bào nhân thực gồm:

– Tế bào nhân thực thường lớn gấp 10 lần (về kích thước) so với sinh vật nhân sơ, do đó gấp khoảng 1000 lần về thể tích.

– Thành tế bào bằng Xenlulôzơ (Ở tế bào thực vật), hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật).

– Tế bào chất: Có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng.

– Nhân: Có màng nhân.

Cấu trúc của tế bào nhân thực bao gồm:Nhân tế bào; Lưới nội chất; Riboxom; Bộ máy Gongi:

+ Nhân tế bào: Cấu trúc dạng hình cầu, dịch nhân chứa nhiễm sắt thể và nhân con, có nhiều lỗ nhỏ trên màng nhân. Chức năng: thông tin di truyền được lưu trữ ở đây; quy định các đặc điểm của tế bào; điều khiển các hoạt động sống của tế bào

+ Lưới nội chất: Cấu trúc là hệ thống ống và xoang dẹp gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Chức năng: nơi tổng hợp protein; chuyển hóa đường và phân hủy chất độc

+ Riboxom: Cấu trúc rARN và protein. Chức năng: là nơi tổng hợp protein

+ Bộ máy Gongi: Cấu trúc Có dạng các túi dẹp. Chức năng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

Sau khi tìm hiểu khái quát về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có lẽ việc So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?đã không còn quá phức tạp.

Dưới đây là phần So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực cụ thể:

1/ Giống nhau:

– Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.

– Đều có những đặc điểm chung của tế bào như sau:

+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.

+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.

+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.

+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.

2/ Khác nhau:

Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Có ở tế bào vi khuẩn Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực. Kích thước lớn hơn.
Có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi Không có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi
Chưa có nhân hoàn chỉnh, là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc. Nhân được bao bọc bởi lớp màng,bên trong  có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.
Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc. Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.
Không có khung xương định hình tế bào. Có khung xương định hình tế bào.
Bào quan có Ribôxôm Bào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,…

Trên đây là các nội dung liên quan đến So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.