Giá trần và giá sàn được xác định như thế nào

Việc đọc – hiểu Bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng đối với bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Khi bạn muốn thực hiện một giao dịch (mua/bán cổ phiếu trên sàn) thì cần phải biết các thao tác trên bảng điện tử đang hiển thị.

Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến thông tin và giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư khi muốn ra quyết định

THÔNG TIN CHUNG

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính thức: HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh). Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) đều có một bảng giá riêng cũng như các công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký). Các bảng giá này chỉ khác nhau về mặt giao diện, còn về cơ bản là hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra trên thị trường chứng khoán còn có sàn UPCOM (Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Bảng giá sàn HOSE. Tham khảo tại đây
Bảng giá sàn HNX. Tham khảo tại đây

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các nhà đầu tư cách đọc bảng giá chứng khoán qua Bảng giá trực tuyến của VNDIRECT

Giá trần và giá sàn được xác định như thế nào

CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU

1. Mã chứng khoán (Mã CK)

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.

Tìm kiếm các mã tại đây

Ví dụ: CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID (BIDV).

2. Giá tham chiếu (TC) hay Giá đóng cửa gần nhất – Giá vàng

Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Do Giá tham chiếu vào màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Giá trần (Trần) hay Giá tím

Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

4. Giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

  • Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

5. Giá xanh

Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

6. Giá đỏ

Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

7. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Bên mua

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu CTG đang làm 22.30 vậy nên những người mua ở mức giá 1 là 22.20 sẽ phải chờ thêm xem bên bán có ai đặt bán xuống mức 22.20 để chờ khớp.

9. Bên bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID đang là 31.90 vậy nên những người bán ở mức giá 1 là 31.95 sẽ phải chờ thêm xem bên mua có ai đặt mua lên mức 31.95 để chờ khớp.

10. Khớp lệnh

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

Ở cột này gồm 3 yếu tố:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

11. Giá cao nhất (Cao)

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

12. Giá thấp nhất (Thấp)

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn).

13. Giá trung bình (Trung bình)

Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.

14. Cột Dư mua / Dư bán

Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

15. Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán)

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

16. Các chỉ số thị trường (ở hàng trên cùng)

Giá trần và giá sàn được xác định như thế nào

Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE)

Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)

Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM

Ví dụ minh họa:

  • Đối với chỉ số VN-INDEX có đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
  • Tại thời điểm trong hình ảnh, VN-Index đạt 845.92 điểm, tăng 8,91 điểm (tương ứng với mức tăng 1,06% – so với mức tham chiếu của chỉ số).
  • Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 385,271,832 cố phiếu ứng với Giá trị giao dịch đạt 8,060.628 tỷ đồng.
  • Toàn sàn HOSE có 231 mã tăng (trong đó 11 mã tăng trần), 63 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 135 mã giảm (trong đó 7 mã giảm sàn).
  • Thị trường đang ở trạng thái Đóng cửa.

Từ các thông tin trên, Nhà đầu tư có thể nhận định thị trường hiện tại để ra quyết định. Xu hướng tăng đang lan tỏa trên thị trường, số mã tăng vượt trội so với số mã giảm, nhiều hơn cả tống số mã giảm và đứng giá.

ỨNG DỤNG

Để có thể hiện thực được thao tác và quan sát thêm các chỉ số trên Bảng giá chứng khoán, Nhà đầu tư truy cập vào ngay Bảng giá DBOARD hoặc xem thêm các video hướng dẫn.

Mở tài khoản chứng khoán tại đây để có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình giao dịch.

Chứng khoán là một trong những kênh đầu tư đang nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều khách hàng. Hàng ngày các sàn giao dịch vẫn tạo sức nóng nhờ sự trao đổi mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư. Khi đầu tư chứng khoán, giá trần, giá sàn hay biên độ giao động chính là các thuật ngữ mà nhà đầu tư cần nắm rõ. Bởi chúng chính là những yếu tố điều hướng thị trường vận hành một cách có trật tự cũng như tránh các rủi ro cho nhà đầu tư.

Vậy giá trần (price Ceiling) là gì? Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Giá trần là gì?

Giá trần trong chứng khoán là gì?

Giá trần chứng khoán được hiểu là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Theo đó, nhà đầu tư không thể mua cao hơn mức giá trần được niêm yết trên sàn giao dịch.  Nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán giới hạn trong mức giá trần được đưa ra. Nếu đặt ngoài mức giá trần hệ thống sẽ báo lỗi và nhà đầu tư sẽ không đặt được.

Giá trần và giá sàn được xác định như thế nào
Giá trần chứng khoán là gì?

Mỗi một sàn giao dịch sẽ đưa ra các mức giá trần chứng khoán khác nhau và mỗi loại cổ phiếu sẽ có mức giá trần riêng biệt.

Ví dụ: Trên sàn HNX (Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội), mã chứng khoán A có giá trần là 30.65 (30.650 đồng/cổ phiếu) thì nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh giao dịch chứng khoán trong khoảng đến 30.650 đồng/cổ phiếu. Lệnh đặt không được cao hơn mức giá trần này.

Việc đưa ra mức giá trần trong chứng khoán là nhằm tránh hiện tượng thao túng, đẩy giá cổ phiếu quá cao hoặc bán tháo quá thấp giá cổ phiếu trong một phiên.

Giá trần trong kinh tế vĩ mô

Trong kinh tế vĩ mô, giá trần được hiểu đơn giản là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành. Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là kiểm soát giá để bảo vệ những người tiêu dùng. 

Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, bằng việc đưa ra mức giá trần thấp hơn, nhà nước hi vọng rằng, những người tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp và điều này được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng. 

Chính sách giá trần thường được áp dụng trên một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn…

Giá trần và giá sàn được xác định như thế nào
Giá trần trong kinh tế vĩ mô

Giả sử khi nhà nước chưa can thiệp, thị trường cân bằng tại điểm E, với mức giá P* và sản lượng Q*. Nếu P* được coi là quá cao, nhà nước quy định giá trần là P1 trong đó P1 thấp hơn P*. Tại mức giá P1, lượng cung giảm xuống còn QS1 đồng thời lượng cầu tăng lên thành QD1. 

Thị trường giờ đây không còn ở trạng thái cân bằng. Trên thị trường tồn tại sự thiếu hụt hàng hoá hay sự dư cầu do lượng cầu lớn hơn lượng cung. 

Giá trần trong thị trường tự do

Trên thị trường tự do, trạng thái dư cầu chỉ là tạm thời vì nó lại tạo ra áp lực tăng giá và chính điều này làm cho dư cầu dần dần bị triệt tiêu, đồng thời thị trường dịch chuyển về điểm cân bằng. Tuy nhiên, ở đây quy định về giá trần của nhà nước khiến cho giá cả không được phép tăng lên vượt quá mức P1. Điều này khiến cho thị trường không trở về được điểm cân bằng. 

Hậu quả của việc thiếu hụt hàng hoá là: ở mức giá P1 nhiều người tiêu dùng không mua được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình; nạn xếp hàng xuất hiện khiến cho việc mua hàng trở nên mất thời gian hơn; thị trường ngầm có cơ hội nảy sinh do sự khan hiếm hàng hoá…  Những hậu quả này có thể làm tổn hại lợi ích của người tiêu dùng, không giống như sự kì vọng ban đầu của nhà nước.

Quy định về giá trần chứng khoán

Trên các bảng giá chứng khoán niêm yết ở các sở giao dịch, các mức giá được quy định bằng màu sắc giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt. Mức giá trần chứng khoán theo quy định của HOSE và HNX sẽ được niêm yết bằng màu tím.

Ngoài ra, tại một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể đọc giá trần bằng cách nhìn vào ký hiệu. Theo đó, giá trần sẽ được thêm ký hiệu CE (ceiling), giá sàn sẽ được thêm ký hiệu FL (sàn) bên cạnh.

Giá trần và giá sàn được xác định như thế nào
Quy định về giá trần chứng khoán

Đặc biệt trong chứng khoán, giá trần được áp dụng quy tắc làm tròn để giải quyết vấn đề khi giá tham chiếu nhân với biên độ dao động sẽ ra số lẻ. Với những quy định như thế này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt cũng như tìm hiểu sâu hơn về chứng khoán đó.

Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

Trên bảng giá chứng khoán tại các sàn giao dịch, giá trần và giá sàn là hai chỉ số giá quan trọng bên cạnh giá tham chiếu mà nhà đầu tư cần nắm được. Tuy nhiên, không ít người mới chơi chứng khoán sẽ có sự nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này.

Để nhà đầu tư dễ phân biệt, trên bảng giá thường quy định màu sắc cho các mức giá. Bảng giá ở sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, giá tham chiếu được hiển thị màu vàng, giá trần màu tím còn giá sàn sẽ là màu xanh da trời. Các mức giá tăng và giảm còn lại được hiển thị lần lượt là màu xanh lá cây và màu đỏ.

Giá trần và giá sàn được xác định như thế nào
Giao diện phần mềm chứng khoán thường gặp

Giá sàn là gì?

Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Công thức tính:

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Ví dụ: Trên sàn HNX mã chứng khoán A có giá tham chiếu là 23.0 (23.000đ/cổ phiếu).

  • Giá trần = 23.0 + (10% * 23.0) = 25.3
  • Giá sàn = 23.0 – (10% * 23.0) = 20.7

Như vậy chúng ta chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 20.700 – 25.300 đồng/cổ phiếu.

Giá tham chiếu là gì?

Được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó. Mỗi sàn giao dịch sẽ có cách tính giá tham chiếu khác nhau. Cụ thể: 

  • Sàn giao dịch HOSE (Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM): Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). 
  • Sàn HNX: Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). 
  • Sàn UPCOM: Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).

Sự khác biệt giữa giá trần và giá sàn trong chứng khoán

Bảng sau đây sẽ giúp các nhà đầu tư phân biệt sự khác nhau của Giá trần và Giá sàn:

Tiêu chí

Giá trần

Giá sàn

Khái niệm

Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Công thức tính

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động).

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – biên độ dao động).

Quy định về màu sắc

Giá trần được thể hiện bằng màu tím trên bảng giá

Giá sàn được thể hiện bằng màu xanh da trời trên bảng giá

Cách tính mức giá trần trong giao dịch chứng khoán chính xác nhất

Giá trần của chứng khoán được tính dựa trên giá tham chiếu và biên độ dao động của các sở giao dịch. Cách tính cụ thể như sau:

Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)

Trong đó:

Giá tham chiếu

Giá tham chiếu được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) trong ngày giao dịch trước đó. Mỗi sàn giao dịch sẽ có một cách tính giá tham chiếu khác nhau. Tùy theo nhà đầu tư đang giao dịch trên sàn nào thì hãy tham khảo giá của sàn đó. Đừng nhầm lẫn gây nên kết quả không chính xác.

Biên độ dao động

Biên độ giao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Hiểu một cách đơn giản thì giá trần, giá sàn của 1 phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng/ trừ biên độ giao động. Với mỗi một sàn sẽ có quy định biên độ giao động khác nhau, sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và UPCOM 15%.

Giá trần và giá sàn được xác định như thế nào
Biên độ giao động trong chứng khoán

Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu B trên sàn HOSE hôm nay là 30.000.000 VNĐ, biên độ giao động là 7% thì giá trần (+7%) sẽ là 32.100.000 VNĐ còn giá sàn (-7%) là 28.900.000 VNĐ.

Tại phiên giao dịch đầu tiên khi một cổ phiếu lên sàn, giá tham chiếu sẽ là giá tham lý thuyết. Giá này sẽ được công ty chứng khoán khuyến nghị dựa trên giá cổ phiếu của công ty cùng ngành đã niêm yết trước đó và được sự đồng ý của Sở giao dịch. Để hạn chế tình trạng giá tham chiếu lý thuyết không được xác đáng nên biên độ giao động cho lần niêm yết đầu tiên sẽ lớn hơn bình thường. Giá sàn HOSE là 20%, sàn HNX là 30% và UPCOM là 40%.

Để hiểu rõ hơn về cách tính giá trần của chứng khoán, bạn có thể theo dõi ví dụ sau:

Cổ phiếu BVH trên sàn HOSE có giá tham chiếu 79,0 (79.000 đồng / cổ phiếu). Biên độ giao dịch trên sàn HOSE là 7%. Áp dụng công thức, bạn sẽ tính được giá trần là: 79,0 * (1 + 7%) = 84,53 (84,530 đồng / cổ phiếu).

Nhà đầu tư có thể giao dịch lớn hơn mức giá 84,530 đồng/cổ phiếu.

Lưu ý: Đối với bảng giá chứng khoán sàn HOSE, giá trần của chứng khoán sẽ có một số điều chỉnh đối với những trường hợp đặc biệt như sau:

Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF có giá trần khi điều chỉnh biên độ dao động + 7% mà giá trần vẫn bằng giá tham chiếu thì được điều chỉnh:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu dự kiến ​​+ một đơn vị báo giá

Trường hợp giá trần của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau khi điều chỉnh theo cách trên bằng 0 (0) thì điều chỉnh như sau:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn giá niêm yết.

Kết luận

Có thể thấy giá trần là chỉ số quan trọng thể hiện trên sàn giao dịch chứng khoán, giúp nhà đầu tư đưa ra các lệnh mua – bán chứng khoán phù hợp. Qua đó loại bỏ những rủi ro có thể xảy ra. Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã nắm rõ về Giá trần chứng khoán trên các sàn giao dịch. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.