Đi ngoài là gì

Rối loạn vi khuẩn đường ruột
Do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn tới giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân có tính chất lỏng, nát hoặc đi ngoài sống phân.

Táo bón
Nếu người bệnh trên 3 ngày mới đi đại tiện 1 lần, phân táo, rắn khó đi, sau khi đi đại tiện có cảm giác đau rát hậu môn người bệnh bị báo tón.

Viêm đại tràng mạn tính
Người mắc viêm đại tràng có số lần đi ngoài trên 1 lần/ngày, thường bị đau bụng đi ngoài vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống lạnh, sau khi sử dụng các chất kích thích.

Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Người bệnh bị đau bụng, đầy bụng chướng hơi, ăn uống khó tiêu, đi ngoài xong lại  muốn đi tiếp,…

Viêm đại tràng diễn biến kéo dài khiến các vết viêm tổn thương ngày càng sâu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới tính mạng như giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…

Viêm đại tràng co thắt
Hay còn tên gọi khác là đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích. Bệnh không có tổn thương tại ruột, thường gây nên do thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ, sau khi dùng một số thuốc khiến người bệnh đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt hoặc táo bón.

Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng rối loạn nhu động của ống tiêu hóa, chủ yếu do sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh trong thành ruột.

Mẹo chữa trị đau bụng đi ngoài hiệu quả
Chữa đau bụng đi ngoài bằng ổi xanh

Đi ngoài là gì

Quả ổi xanh có chứa hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy khá hiệu quả (nếu dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, cụ thể:

  • Cách 1: Khi bị đau bụng đi ngoài, lấy 5 – 7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.
  • Cách 2: Búp ổi 20g sao qua Vỏ quýt khô 10g Gừng nướng chín 10g

    Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

  • Cách 3: Búp ổi 20g Củ sả 16g Củ riềng 8g

    Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống

  • Cách 4: Lá ổi 20g Vỏ quả bòng phơi khô 20g Lá chè tươi 10g Gừng tươi 2 lát

    Sắc uống

  • Cách 5: Quả ổi xanh ăn ngày 5 – 7 quả cũng nhanh chóng cầm được chứng tiêu chảy.

Lá mơ, lá trầu không
Đây là loại lá không còn xa lạ với người Việt, bên cạnh đó lá mơ, lá trầu không có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài khá hiệu quả mà lại ít tốn kém. Đây là những loại lá nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn.

Để sử dụng, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món như trứng rán lá mơ, lá trầu không với vỏ cam làm trà.

Gừng tươi
Gừng tươi là gia vị dùng khá phổ biến trong chế biến món ăn, bên cạnh đó gừng có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau. Có tính cay nóng, vị ấm nên gừng dùng để chữa bệnh viêm như ho, cảm cúm, đau lưng, và cả đau bụng đi ngoài

Bạn có thể dùng gừng ăn tươi chấm muối hoặc dùng pha trà gừng để giảm bớt cơn đau. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gừng như một loại túi chườm, xắt lát mỏng lên vùng bụng sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.

Các loại trà

Đi ngoài là gì

Trà gạo lứt

Trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa chất tatin giúp hỗ trợ cân bằng axit trong dạ dày nên có khả năng ngăn ngừa đau bụng đi ngoài. Bạn có thể pha trà hoa cúc với lá bạc hà và uống thường xuyên mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Trà gạo rang: Gạo lứt rang riêng hoặc rang cùng cà rốt nấu với 2 lít nước để uống mỗi ngày có tác dụng chống mất nước, giảm đau bụng đi ngoài và tăng cường chất xơ cho cơ thể.

Trà vỏ quýt: Vỏ quýt có chứa nhiều vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Bạn rang khô vỏ quýt, có thể kèm theo gừng khô, gạo rang sắc uống giúp người bệnh giảm tình trạng mệt mỏi khi bị đau bụng đi ngoài.

Tiêu chảy (tên tiếng anh: diarrhea) là tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, dễ xuất hiện vào mùa hè. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới).

Con số này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của căn bệnh tiêu chảy, đặc biệt là đối với trẻ em. Bài viết dưới đây với sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ giúp bạn hiểu rõ những kiến thức cơ bản về chứng bệnh này để kịp thời phòng tránh và điều trị đúng cách cho bản thân và gia đình.

Đi ngoài là gì

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày (Theo Bộ Y tế).

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cho biết: Bệnh tiêu chảy chiếm 1 trong 9 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn thế giới, khiến bệnh tiêu chảy trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.

Khi muốn xác định có bị tiêu chảy hay không thì điều quan trọng là phải xem xét thêm các yếu tố sau ngoài số lần đi ngoài trong ngày bao gồm:

  • Tăng số lần đi ngoài đột ngột
  • Thay đổi độ đặc, rắn của phân và tăng lượng dịch trong phân
  • Thay đổi màu sắc và tính chất phân như phân có nhầy hoặc máu

Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau dựa trên các đặc điểm về thời gian mắc bệnh, cơ chế bệnh, độ nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm của phân như: phân có nhiều nước, sủi bọt, nhầy máu hay có chất béo,… bao gồm: tiêu chảy cấp tính, mãn tính, thẩm thấu và xuất tiết.

Bệnh tiêu chảy cấp tính là loại bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, trẻ đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, thường kéo dài 1 tuần. Bệnh tiêu chảy cấp tính thường có nguyên nhân do thức ăn không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm, trong đó virus rota là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.

Tiêu chảy kéo dài hơn 2-4 tuần được coi là dai dẳng hoặc mãn tính. Ở một người khỏe mạnh, tiêu chảy mãn tính có thể gây phiền toái hoặc trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng đối với một người có hệ miễn dịch yếu, hoặc suy giảm miễn dịch thì tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân đe dọa đến tính mạng.

Tiêu chảy do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng được coi là tiêu chảy thẩm thấu. Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân từ 250ml đến 1 lít/ngày. Sự không hấp thu được một chất dinh dưỡng đơn thuần như lactose thường gây ra triệu chứng trướng bụng hơn là tiêu chảy, trừ trường hợp nặng. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó.

Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngưng ăn không có tác dụng. 

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ: Khoảng 88% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không đầy đủ và không đủ vệ sinh. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và gây ra khoảng 40% nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

Đi ngoài là gì

Ngoài nguyên nhân chính là rotavirus, bệnh tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân phổ biến khác như: nhiễm khuẩn đường ruột, vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, không hấp thu đường, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,..

Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. 

Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, dùng các món ăn như rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn và các loại ký sinh trùng.

Điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột, hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.

Do không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… nên một số người có thể bị tiêu chảy kéo dài nếu ăn những thực phẩm chứa các loại đường này. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại cũng là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đây là bệnh do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ hoặc dùng một số thuốc điều trị bệnh. Nguyên nhân là do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn. Lúc này, nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Bệnh xuất phát do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm, ngộ độc hóa chất, hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý… 

Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

Bệnh tiêu chảy rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch, tuy nhiên Bộ Y tế khuyến cáo những người có nguy cơ cao dễ mắc tiêu chảy bao gồm: 

  • Những người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh; 
  • Dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối…; 
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm; 
  • Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ; 
  • Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh trong trồng trọt; 
  • Dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt…

Bệnh tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải ít nhất vài lần mỗi năm. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy:  

  •  Đầy bụng, sôi bụng;
  • Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo);
  • Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt;
  • Người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài việc dựa trên các dấu hiệu mắc bệnh qua các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, các bác sĩ sẽ tiến hành một số các loại xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó có thể đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Các xét nghiệm đó gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.
  • Xét nghiệm phân: Phát hiện các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra bệnh có trong mẫu phân.
  • Nội soi đại tràng: cho phép bác sĩ xem toàn bộ khung đại tràng, một phần của ruột non, từ đó có thể thấy những tổn thương tại đây và tìm ra nguyên nhân tiêu chảy. Ống nội soi cũng được trang bị một dụng cụ có thể giúp lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ đại tràng ra ngoài để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Mối nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh tiêu chảy đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “Tiêu chảy giết chết nhiều trẻ em hơn cả sốt rét, sởi và AIDS kết hợp.”

Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, Nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chủ quan không phát hiện, điều trị kịp thời cho trẻ bị tiêu chảy, một số trường hợp có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, khiến trẻ rơi vào hôn mê, suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trụy mạch, suy dinh dưỡng, mất nước.

  • Nếu đi ngoài quá nhiều lần có thể gây hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn.
  • Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tác động bất lợi đến sự tăng trưởng của trẻ em và sự phát triển nhận thức. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần. Trẻ em chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng, đồng thời tiêu chảy cũng sẽ khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn. 
  • Mất nước: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy là mất nước. Trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Đặc biệt, ở trẻ nhỏ và những người bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm khả năng miễn dịch, tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến mất chất lỏng và đe dọa tính mạng. Đối với trẻ nhiễm HIV, nếu mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ tử vong cao gấp 11 lần so với trẻ không nhiễm HIV (Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ).

Hầu hết trường hợp tiêu chảy tiêu chảy mức độ nhẹ đều tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày với mức độ nặng hơn hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.

Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy. Dung dịch muối bù nước (ORS) là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

Trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước.

Dễ lây lan, biến chứng nguy hiểm, nhưng bệnh tiêu chảy hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp đã được Bộ Y tế chỉ rõ:

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
  • Xử trí đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp

Đồng thời, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo tiêm phòng là “tấm lá chắn” hiệu quả nhất ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do rotavirus. Rotavirus có tính chất lây lan rất cao, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm rotavirus cao nhất. Hầu như tất cả trẻ em đều sẽ bị phơi nhiễm với rotavirus trong những năm đầu đời. WHO ước tính rằng trong năm 2008, có khoảng 453.000 ca tử vong ở trẻ em bị viêm dạ dày ruột do rotavirus xảy ra trên toàn thế giới.

Đi ngoài là gì

Trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

Khi bị tiêu chảy, men lactase trong ruột – một loại men có tác dụng tiêu hóa và hấp thụ đường lactose bị suy giảm. Trong khi đó, lactose lại là loại đường có trong hầu hết các loại sữa động vật (cả sữa tươi lẫn sữa công thức các loại). Khi đường lactose không được tiêu hóa, nó sẽ chuyển thành acid lactic gây tiêu chảy. Do đó, nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy là giảm tạm thời lượng sữa động vật trong chế độ ăn cho trẻ nhưng vẫn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

Vì vậy, lúc trẻ gặp phải tình trạng đi ngoài nhiều lần và liên tục mà chưa rõ nguyên nhân, cha mẹ hãy tạm thời đừng cho trẻ uống sữa trong vòng 24h đầu tiên, sau đó mới cho trẻ uống lại. Bởi cũng có thể, sữa chính là một trong những tác nhân gây tiêu chảy cho trẻ trong trường hợp này.

Đừng cho bé uống sữa bò mà hãy thay thế bằng sữa đậu nành hay loại sữa không chứa đường lactose vì loại sữa này dễ hấp thu hơn.

Nếu trẻ bị bệnh dưới 6 tháng tuổi hay đang còn bú mẹ thì không cần băn khoăn trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không, mà hãy tăng cường cho trẻ bú mẹ và uống nhiều nước lọc.

Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì bên cạnh sữa mẹ, có thể cho trẻ uống sữa công thức pha loãng, ăn thêm chuối, đu đủ hay cà rốt xay nhỏ để bổ sung dinh dưỡng và giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy đều được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó, việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Một số lưu ý chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tiêu chảy bao gồm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc để bù nước, tránh tình trạng mất nước dẫn đến suy kiệt, hôn mê.
  • Có thể cho trẻ ăn sữa chua với một lượng phù hợp để tăng khả năng đề kháng đường ruột.
  • Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, không được để trẻ bỏ bữa. Nên cho trẻ ăn cháo loãng nấu thịt bằm hoặc súp… để dễ tiêu hóa hơn.
  • Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn thức ăn cay mặn, nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt có gas, nước ép táo, mận hay uống loại sữa nhiều lactose… vì nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Đừng chủ quan, hay tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, vì nó có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
  • Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu giảm sau 2 – 3 ngày hoặc trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều lần có kèm theo các triệu chứng như sốt, phân lẫn máu, phát ban, nôn… để được khám và nhận chỉ định điều trị an toàn.

Bắt đầu vào hè, tình hình mắc tiêu chảy ở trẻ em càng có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là nguy cơ bùng phát dịch tiêu chảy do Rotavirus. Thật may mắn khi hiện nay, trẻ nhỏ hoàn toàn có thể được phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này một cách hiệu quả nhờ vắc xin. 

Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêm chủng của người dân cả nước, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng để luôn là địa chỉ “vàng” cung cấp đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn, cùng mức giá ưu đãi, quy trình tiêm chủng an toàn và dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp. 

Với hơn 40 cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc với không gian rộng rãi, nhiều phòng khám, phòng tiêm, phòng thay tã, khu vui chơi cùng các tiện ích miễn phí khác như: khám sàng lọc, gửi xe, tã giấy, wifi, nước uống…, hệ thống tiêm chủng VNVC ngày càng khẳng định vị thế địa chỉ tiêm chủng uy tín, an toàn, hiện đại hàng đầu hiện nay và được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Đi ngoài là gì

100% khách hàng được khám sàng lọc miễn phí trước khi tiêm tại Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, Quý khách vui lòng gọi hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.

TRÀ MY