Tại sao phải phỏng vấn

Bạn có thể cảm thấy thật may mắn và hạnh phúc vì sau khoảng thời gian chờ đợi cũng nhận được lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Vậy nhưng, đừng vội vui mừng quá sớm, thực tế quá trình tuyển dụng chỉ vừa mới bắt đầu. Để cơ hội trúng tuyển cao hơn, lời khuyên mà JOBOKO.com dành cho bạn là nên chuẩn bị, nghiên cứu thật kỹ các thông tin, gồm cả thông tin về công ty trước mỗi buổi phỏng vấn.

Hầu hết trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số câu hỏi như " Bạn biết gì về công ty chúng tôi?" để "kiểm tra" xem ứng viên có thực sự hào hứng với vị trí ứng tuyển của công ty hay không. Nếu có sự chuẩn bị từ trước sẽ giúp bạn ghi điểm rất lớn với nhà tuyển dụng.

MỤC LỤC:
I. Tại sao cần nghiên cứu về công ty trước buổi phỏng vấn?
II. 4 cách lấy thông tin về công ty và nghiên cứu trước buổi phỏng vấn

Lý do nên nghiên cứu thông tin về công ty trước khi phỏng vấn

I. Tại sao cần nghiên cứu về công ty trước buổi phỏng vấn?

Việc đầu tiên mà bạn cần làm trước mỗi buổi phỏng vấn là tìm hiểu và nắm bắt một số những thông tin cốt lõi về công ty, chẳng hạn như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, quy mô hoạt động, loại hình dịch vụ, cách thức vận hành, thành viên chủ chốt,...

Việc trang bị cho bản thân càng nhiều thông tin về công ty càng mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho bạn so với đối thủ khác. Bởi lẽ, dựa trên sự hiểu biết về công ty, bạn không chỉ có thể phản hồi câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách thật chính xác và khéo léo mà còn có thể biết cách đưa ra những câu hỏi thông minh, tinh tế vào thời điểm cần thiết. Chính điều này sẽ giúp bạn ghi lại dấu ấn tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Đọc thêm: Nên chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn?

II. 4 cách lấy thông tin về công ty và nghiên cứu trước buổi phỏng vấn

1. Lấy thông tin công ty trên website

Hầu hết các công ty đều thiết kế và xây dựng một website riêng để quảng bá thương hiệu cũng như thu hút nhân tài. Đây là địa chỉ uy tín cung cấp những thông tin chuẩn xác mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của mình.

Mỗi một mục trong trang web sẽ chứa đựng những nội dung khác nhau. Phần "giới thiệu" thông thường sẽ trình bày những thông tin cơ bản về công ty. "Tin tức/Thông cáo báo chí" là nơi đăng những tin tức và sự kiện mới nhất diễn ra tại công ty. Mục "quản lý" sẽ cho bạn biết chức danh và thông tin cá nhân của những người đứng đầu trong từng bộ phận. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào website để tìm hiểu về địa chỉ các chi nhánh, loại hình dịch vụ, sản phẩm,...

2. Lấy thông tin công ty từ các nền tảng mạng xã hội

Nếu như công ty mà bạn ứng tuyển có sở hữu các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram, hãy nhanh chóng theo dõi để nắm bắt và thu thập thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả.

Thông qua những nội dung và phong cách đăng bài cũng như những hình ảnh và video được chia sẻ, bạn có thể hiểu thêm phần nào về văn hóa, môi trường làm việc của công ty,... như thế nào.

3. Tìm hiểu thông tin công ty trên LinkedIn

LinkedIn là một trong những công cụ đặc biệt hữu ích đối với những ứng viên đang tìm kiếm việc làm. Trang web này cho phép bạn có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin và liên hệ trực tiếp với các thành viên trong công ty như giám đốc nhân sự, trưởng phòng bộ phận hay nhân viên đương nhiệm.

Thậm chí bạn cũng có thể kết nối với những người đã từng làm việc ở vị trí tương đương trong công ty để nắm bắt rõ hơn về vai trò cần đảm nhiệm trong công việc.

So với Facebook, Twitter hay Instagram thì LinkedIn là một nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp hơn rất nhiều khi được thiết kế chủ yếu hướng tới những đối tượng có nhu cầu tìm việc làm và tuyển dụng.

Đọc thêm: Cách khai thác thông tin để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn xin việc

Ứng viên có thể tìm kiếm thông tin công ty tuyển dụng ở đâu?

4. Tin tức trực tuyến

Nếu thực sự muốn được nhà tuyển dụng đánh giá cao ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên, hãy đầu tư thời gian và công sức để tìm đọc và nghiên cứu tin tức liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà bạn ứng tuyển. Việc hiểu biết về doanh nghiệp nói riêng và về thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh của họ nói chung sẽ mang đến cho bạn một vốn kiến thức sâu rộng, một tâm thế tự tin, một phong thái chuyên nghiệp khi trả lời câu hỏi phỏng vấn.

Trong bối cảnh công nghệ 4.0, không quá khó để tìm hiểu thông tin khi có hàng loạt những nguồn tin tức chính thống sẵn có trên Internet. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng cử viên sáng giá bằng việc tìm hiểu thật kỹ càng và chuẩn bị thật chu đáo trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn.

Tìm kiếm việc làm là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều nỗ lực, đặc biệt là khi mức độ cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng đang trở nên ngày càng gay gắt. Hy vọng những thông tin mà JOBOKO.com chia sẻ trên đây sẽ góp phần giúp bạn có một khởi đầu thật thuận lợi và tốt đẹp trong quá trình phỏng vấn.

Tại sao phải phỏng vấn
Mục đích của việc phỏng vấn tuyển dụng là tạo cho người phỏng vấn lẫn ứng viên xin việc cơ hội có được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định tốt nhất có thể có. Vì thời gian phỏng vấn một ứng viên có giới hạn, nên việc phỏng vấn được tổ chức tốt và có phương pháp sẽ giúp tận dụng được phần lớn thời gian đó, thu thập được thông tin đầy đủ và hiệu quả.
Khi bạn đang chọn ai đó cho một vị trí quan trọng, có thể bạn sẽ thực hiện ít nhất là hai công đọan sau đây cho mọi phần mở đầu. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí thực hiện cả ba.

1) Sơ vấn qua điện thọai. Điều này có thể do bạn, công ty tuyển dụng, phòng nhân sự của bạn, hoặc một ai khác trong phòng bạn thực hiện.

Mục đích của cuộc sơ vấn này là xác nhận rằng các ứng viên đáp ứng được những tiêu chuẩn nêu trong mẫu quảng cáo hay các thông báo tuyển dụng khác, và có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vừa đủ để đạt được mục tiêu này.

Đây là cơ hội tốt để có được ấn tượng ban đầu về ứng viên: Ứng viên có gọi lại cho bạn vào thời gian đã định hay không? Ứng viên giao tiếp có tốt không?

2) Phỏng vấn trực tiếp lần đầu. Ở giai đọan này, nên thu hẹp phạm vi phỏng vấn, chỉ còn khỏang 4 đến 8 ứng viên. Cuộc phỏng vấn này có thể kéo dài từ 30 đến 60 phút. Đối với những vị trí không yêu cầu nhiều, bạn có thể tìm mọi thứ cần biết về ứng viên trong cuộc phỏng vấn này. Nếu không thì bạn phải xem xét lại người đó lần nữa.

3) Phỏng vấn lần hai. Hãy lựa chọn cẩn thận những ứng viên được vào phỏng vấn lần hai. Ở lần này, những liên quan đến quy trình tuyển dụng này có thể tham gia, ví dụ như người báo cáo trực tiếp, đồng sự tiềm năng, hoặc các nhà quản lý khác. Cuộc phỏng vấn này nhằm mục đích hiểu rõ hơn về “con người thật” của ứng viên.



Page 2

Tại sao phải phỏng vấn
Một trong các yếu tố giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu khi phỏng vấn chính là trang phục. Ăn mặc phù hợp sẽ góp phần mang tới cơ hội thành công.

1. Bạn có thể bị đánh giá bởi cách ăn mặc của mình?

Có thể nhà tuyển dụng sẽ không hoàn toàn dựa trên vẻ ngoài của bạn để đánh giá năng lực bạn. Nhưng trang phục luôn là một tiêu chí quan trọng. Đối với đơn xin việc, họ biết khái quát nhất về vị trí bạn ứng tuyển, những bằng cấp và kỹ năng cơ bản nhất. Đối với hồ sơ, họ nắm được các thông tin cá nhân quan trọng. Và đối với một buổi phỏng vấn, trang phục và kỹ năng ứng xử là những điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất.

2. Bạn nên ăn mặc như thế nào?

Ăn mặc một cách lịch sự và kín đáo luôn là lựa chọn an toàn dành cho bạn.Nhưng tốt hơn hết bạn hãy tìm hiểu về công ty nơi bạn nộp hồ sơ xin việc để quyết định xem trang phục kiểu gì sẽ giúp bạn tạo ấn tượng rằng bạn sẽ phù hợp với công ty. Nếu bạn ăn mặc quá chỉn chu hay quá sexy, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn không thực sự quan tâm và nghiêm túc đối với công việc.

3. Làm cách nào để tìm ra trang phục phù hợp cho từng loại công việc, công ty?

Trước hết, bạn hoàn toàn có thể gọi cho Phòng Quản lý Nhân sự của công ty nơi bạn ứng tuyển để hỏi họ về yêu cầu trang phục. Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp đến công ty để tận mắt quan sát cách ăn mặc phổ biến của các nhân viên công ty. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bạn lựa chọn dễ dàng và phù hợp hơn.

4. Bạn có cần thiết phải chi phí một khoản tiền lớn cho buổi phỏng vấn?

Không bao giờ. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn có ít nhất 2 bộ quần áo có thể thay thế nhau khi đi phỏng vấn. Bạn có thể cần hơn thế, nhưng hãy cẩn trọng với túi tiền của mình. - Giày, sandal hay guốc cao gót phải luôn sạch sẽ, sáng bóng - Kiểu tóc gọn gàng, không quá cầu kỳ - Móng tay cắt tỉa cẩn thận và sach sẽ - Dùng nước hoa với lượng nhỏ nhất - Không có các hình xăm cơ thể mà người khác có thể quan sát được - Răng miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho - Không nhai kẹo cao su, kẹo ngọt… trong niệng - Không đeo nhiều trang sức

Một điều bạn cần ghi nhớ là kiểm tra lại trang phục của mình tại phòng WC trước khi bước vào phỏng vấn để chắc chắn cà vạt đã thẳng hay tóc không bị rối…