Ca sĩ đầu tiên trên thế giới là ai

Sau thành công với việc thể hiện nhiều tác phẩm của những nhạc sĩ tên tuổi như Võ Thiện Thanh, Đỗ Bảo, Lê Minh Sơn…, ca sĩ trẻ Hoàng Quyên đánh dấu hướng đi mới với việc hát ca khúc do chính mình sáng tác. Cô vừa ra mắt đĩa đơn có tên The Square gồm 2 ca khúc, một cùng tên với đĩa đơn, hai là Ngày vụt nhanh trên chuyến đi cùng anh. Trong đó, The Square là ca khúc đầu tiên do Hoàng Quyên sáng tác. “Ở thời điểm này, tôi muốn làm một điều gì đó mà chưa bao giờ từng nghĩ mình có thể làm trước đây. Bước ngoặt này giống như một dấu mốc trong sự nghiệp của tôi”, nữ ca sĩ chia sẻ và cho hay, cô viết ca khúc từ những tự sự, suy tư về tình yêu của mình như cách cô thích “chắt chiu, quan sát, dành dụm những cảm nhận của mình về thế giới”.

Ca sĩ đầu tiên trên thế giới là ai

Ca sĩ Mỹ Anh có khả năng sáng tác bên cạnh việc ca hát

Trưởng thành từ cuộc thi Giọng hát Việt, nữ ca sĩ 9X Phùng Khánh Linh đã xác định từ khá sớm con đường tự hát ca khúc do mình sáng tác. Cô đã ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc (MV, album) với những ca khúc của mình thuộc nhiều thể loại âm nhạc như pop, synth-pop, future house… Linh cho hay cô thường đặt mình vào câu chuyện của người khác để viết, hoặc đặt những tâm tư và trải nghiệm của mình vào trong sáng tác. Đó cũng là cách cô muốn những sáng tác của mình mang lời ca chân thật.

Một trong những ca sĩ trẻ khác coi hát ca khúc tự sáng tác là một trong những hướng đi chính trên con đường âm nhạc là quán quân Giọng hát hay Hà Nội 2019, ca sĩ Cát Tiên. Nữ ca sĩ vừa ra mắt MV Heyla xinh đẹp với ca khúc do cô sáng tác. Thú vị là trong ca khúc, Cát Tiên pha trộn giữa nhạc điện tử và màu sắc âm nhạc dân gian Tây Bắc. Trước MViệt Namnày, Cát Tiên đã thực hiện nhiều MV khác trong đó hầu hết đều là những sáng tác của cô.

Điều mà nhiều ca sĩ trẻ hiện vẫn còn đang thiếu là cá tính âm nhạc, ngay cả trong sáng tác lẫn giọng hát. Nếu bảo bây giờ tìm được một nghệ sĩ có cá tính riêng như Trần Tiến ngay từ thời trẻ thì là rất khó. Nhiều ca sĩ trẻ vẫn đang bị lẫn vào đâu đó, như na ná với âm nhạc Hàn Quốc chẳng hạn

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long

Không thể không điểm tới nhóm nhạc Oplus khi nói tới xu hướng hát ca khúc tự sáng tác. Cuối năm ngoái, nhóm ra mắt MV Bay đi trong ban mai, sản phẩm đầu tiên cho thấy kết quả 3 năm tự học về sáng tác và sản xuất của 4 chàng trai đồng thời khai màn cho giai đoạn phát triển mới của nhóm. Bên cạnh hát ca khúc tự sáng tác, nhóm còn tự phối khí, tự sản xuất sản phẩm âm nhạc của mình.

Bay đi trong ban mai mang tinh thần rock sôi nổi, do thành viên Tùng Linh viết nhạc, thành viên Đức Tùng chấp bút phần lời cho cả nhóm tham gia phối khí, sản xuất. Sau MV Bay đi trong ban mai, nhóm OPlus cho biết sẽ thực hiện album với những ca khúc mới do nhóm tự sáng tác, phối khí, sản xuất. Các thành viên của Oplus bày tỏ: “Thay cho việc đứng yên, chúng tôi muốn khám phá, phát triển bản thân. Ở chặng đường phát triển mới, nhóm có thể tự chủ với sản phẩm âm nhạc của mình”.

“Ngoài không muốn có lỗi với chính mình, với những người dìu dắt, kỳ vọng, chúng tôi còn không muốn có lỗi với chính khán giả và thời đại. Hoàn thiện và nâng cấp mình là để không thụt lùi với chính mình trước tiên, đuổi kịp các bạn gen Z cũng là mục tiêu chính đáng”, thành viên Quang Minh lý giải về quyết định thay đổi của Oplus.

Ca sĩ đầu tiên trên thế giới là ai

Ca sĩ Hoàng Quyên chuyển hướng đi mới khi hát ca khúc tự sáng tác

Trước đây đã có những nghệ sĩ tự hát ca khúc tự sáng tác, có thể kể đến những nghệ sĩ thuộc thế hệ trước như Trần Tiến, Nhất Sinh, Thế Hiển; hay những nghệ sĩ thuộc thế hệ gần đây hơn như Lê Cát Trọng Lý, cùng nhiều ban, nhóm nhạc tự sáng tác, tự biểu diễn như Bức Tường, AC&M…

Việc có những ca sĩ hay nhóm nhạc tự sáng tác, tự hát ca khúc của mình vì thế cũng không còn là chuyện lạ. “Điều đó thể hiện sự đa năng của những ca sĩ trẻ hiện nay và cũng phù hợp với xu thế trong giai đoạn phát triển của âm nhạc bây giờ khi người biểu diễn muốn tự thể hiện tâm tư, suy nghĩ, trải nghiệm của mình qua âm nhạc”, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long nói và nhận xét: “Điểm mạnh trong những sáng tác của nhiều ca sĩ trẻ bây giờ là có những giai điệu, ca từ dễ trúng gu giới trẻ, bắt “trend” nhanh…”. Dù vậy, nhà nghiên cứu âm nhạc này cũng thẳng thắn cho rằng: “Điều mà nhiều ca sĩ trẻ hiện vẫn còn đang thiếu là cá tính âm nhạc, ngay cả trong sáng tác lẫn giọng hát. Nếu bảo bây giờ tìm được một nghệ sĩ có cá tính riêng như Trần Tiến ngay từ thời trẻ thì là rất khó. Nhiều ca sĩ trẻ vẫn đang bị lẫn vào đâu đó, như na ná với âm nhạc Hàn Quốc chẳng hạn”.

Thời gian qua, ca sĩ Mỹ Anh được coi như một hiện tượng. Ngoài giọng hát, Mỹ Anh còn có khả năng sáng tác chuyên nghiệp (mà phần nhiều trong đó hiện nay là ca khúc tiếng Anh). Cô đã đưa những sáng tác của mình tới lễ hội âm nhạc Head In The Clouds do 88Rising tổ chức tại Mỹ. “Mỹ Anh cho thấy hình ảnh một nữ ca sĩ trẻ đa năng, chuyên nghiệp, chỉn chu trên con đường âm nhạc của mình với những mẫu hình của nhiều nghệ sĩ trẻ trên thế giới”, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long nhìn nhận.

Ông Long bày tỏ: “Để âm nhạc Việt Nam hội nhập, không phải là những ca sĩ theo dòng nhạc thời trang hay thị trường, mà chúng ta cần những nghệ sĩ trẻ có trình độ, thẩm mỹ âm nhạc như Mỹ Anh. Dù con đường để cô ấy thành công trên sân khấu âm nhạc thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm, hoặc chúng ta phải chờ cho đến những thế hệ tiếp theo đây nữa. Tuy vậy, Mỹ Anh là điểm sáng và để chúng ta có thể đặt niềm tin nhiều hơn”.

Tin liên quan

Trong lần phát hành CD mới mang tên Em ơi! Hà Nội phố tại Pháp mới đây, ca sỹ Lệ Thu đã nhớ lại lần đầu thể hiện ca khúc trên. Đó là vào khoảng năm 1987, khi Lệ Thu vừa mới “chân ướt chân ráo” từ Đà Lạt xuống Sài Gòn đi hát. Trong những ca khúc Lệ Thu thường thể hiện trên sân khấu có cả các ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang, người từ Hà Nội cũng mới chọn Sài Gòn làm nơi lập nghiệp. Rồi sau khi sáng tác ca khúc Em ơi! Hà Nội phố (được phỏng theo trường ca cùng tên của nhà thơ Phan Vũ), Phú Quang đã chọn Lệ Thu thể hiện ca khúc này bởi cô bé hay nũng nịu: “Anh chẳng chịu cho em hát ca khúc mới nào cả”.

“Tôi đưa bài hát ấy cho Lệ Thu, điều tôi cũng hoàn toàn bất ngờ là ca khúc lại vừa vặn và hợp với giọng hát cô ấy đến độ tưởng như bài hát ấy tôi “đo ni đóng giày” cho Thu. Sau này, có nhiều người hát hay và thành công nhưng nhiều khán giả nói không ai hát hay hơn Lệ Thu lần đầu tiên ấy”, Phú Quang từng chia sẻ.

Và Em ơi! Hà Nội phố lần đầu phát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam năm 1987 đã ngay lập tức trở thành một trong những ca khúc hay nhất viết về Thủ đô Hà Nội. Theo Phú Quang, giọng hát của Lệ Thu đã chắp cánh cho Em ơi! Hà Nội phố thăng hoa nhưng ngược lại, ca sỹ Lệ Thu lại cho rằng chính ca khúc đã giúp cho giọng hát Lệ Thu được nhiều người biết tới hơn.

"Khi hát Em ơi! Hà Nội phố, tôi không thể ngờ ca khúc lại gây được sự chú ý tới thế!"- Lệ Thu từng thú nhận. Từ Em ơi! Hà Nội phố, Lệ Thu đã trở thành một trong những ca sỹ hàng đầu tại Sài Gòn, được nhiều nhạc sỹ lựa chọn để thể hiện các ca khúc mới.

CD "Em ơi! Hà Nội phố" của Lệ Thu Paris

Năm 1995, khi đang là ca sỹ ăn khách tại Sài Gòn, Lệ Thu đã tạm ngưng sự nghiệp ca hát để sang Pháp du học ngành thiết kế thời trang. Tại Paris, Lệ Thu đã đổi nghệ danh thành Lệ Thu Paris vì trùng tên với ca sỹ Lệ Thu nổi tiếng tại Mỹ.

Tuy không đi hát chuyên nghiệp nhưng Lệ Thu Paris vẫn tham gia các chương trình ca nhạc để phục vụ kiều bào và chị cũng từng ra album với những ca khúc Việt - Pháp.

Đầu năm 2021, Khi biết tin nhạc sỹ Phú Quang lâm bệnh, Lệ Thu Paris đã ra CD Em ơi! Hà Nội phố với việc giới thiệu lại 10 ca khúc của Phú Quang. Lệ Thu Paris dành toàn bộ số tiền bán CD để gửi tặng nhạc sỹ chữa bệnh.

Nghe Lệ Thu Paris thể hiện Em ơi! Hà Nội phố (Nguồn YouTobe)

Một kiểu nhà soạn nhạc mới

Theo Futurism, "Break Free" là ca khúc được phát hành trong album mới của Taryn Southern. Bài hát và toàn bộ album có sự góp mặt của một nghệ sĩ được biết đến với cái tên Amper.

Amper là một nhà soạn nhạc (composer), nhà sản xuất (producer) và người biểu diễn (performer) trí tuệ nhân tạo. AI này đã được phát triển bởi một nhóm các nhạc sĩ chuyên nghiệp và các chuyên gia công nghệ. Đây là lần đầu tiên AI sáng tác và sản xuất toàn bộ một album âm nhạc. Album có tên IAMAI, được ra mắt vào ngày 21/8.

Drew Silverstein, một trong những người sáng lập ra Amper, đã giải thích rằng Amper không được thiết kế để hoạt động một cách độc lập, mà là để cộng tác với các nhạc sĩ con người: "Một trong những niềm tin cốt lõi của chúng tôi là tương lai của âm nhạc sẽ được tạo ra trong sự hợp tác giữa con người và AI. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy tiến trình sáng tạo về phía trước".

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, khác với những bài hát khác được phát hành bởi các nhà soạn nhạc AI, cấu trúc hợp âm và nhạc cụ của "Break Free" hoàn toàn là sản phẩm của Amper.

Không chỉ là sản xuất âm nhạc

Cuối cùng, Amper đã phá vỡ kiểu mẫu mà các AI sáng tác âm nhạc ngày nay theo đuổi. Thông thường, các tác phẩm do AI tạo ra thường sẽ được con người biên dịch lại. Điều này có nghĩa là con người mới là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Amper thì khác. Như đã nói ở trên, cấu trúc hợp âm và nhạc cụ hoàn toàn là phần việc của Amper. Nó chỉ làm việc với các đầu vào thủ công từ các nghệ sĩ là con người trong phần phong cách và nhịp điệu tổng thể.

Đáng chú ý nhất, Amper có thể tạo ra âm nhạc thông qua học máy (machine learning) chỉ trong vài giây. Đây là bản gốc được sắp xếp bởi Amper và phiên bản đã được trau chuốt lại. Bạn có thể nghe thử phiên bản cuối cùng ở bên dưới đây:

Tuy IAMAI là album đầu tiên được sáng tác và sản xuất bởi AI song đây không phải là lần đầu tiên AI thể hiện sự sáng tạo trong âm nhạc hay các hình thức nghệ thuật khác.

Ví dụ: AI với tên gọi Aiva đã được dạy cách sáng tác nhạc cổ điển, giống như DeepBach được thiết kế để tạo ra âm nhạc lấy cảm hứng từ nghệ sĩ Johann Sebastian Bach. Vì vậy, album này nhiều khả năng mới chỉ là bước đầu tiên vào một kỉ nguyên mới... một kỉ nguyên mà con người có thể chia sẻ nghệ thuật (và thậm chí cạnh tranh sự sáng tạo) với AI.

Theo VnReview

http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/2250899/he-lo-album-nhac-dau-tien-tren-the-gioi-duoc-ai-sang-tac-va-san-xuat