Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024

Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX thuộc Niên hiệu Vua Gia Long, trải qua hơn 200 năm, tới nay, Cột cờ Hà Nội (còn gọi là Kỳ đài) trên đường Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt của Thăng Long - Hà Nội, là biểu tượng thiêng liêng, biểu trưng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m, cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cao 8m). Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ, đồng thời cũng là cọc thu sét cho công trình. Dưới triều nhà Nguyễn, trong các dịp lễ, Tết, cờ vàng của triều đình thường được treo trên đỉnh. Cột cờ còn là nơi vua quan xem duyệt quân ngũ, đấu võ.

GIANG ANH (thực hiện)

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ được xây năm 1812 gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều 42,5m, cao 3,1m; có hai cầu thang gạch dẫn lên.

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024

Sức hút của “Kỳ đài Hồ Gươm”

Hơn 5 năm qua, sự kiện “Kỳ đài Hồ Gươm” của Câu lạc bộ (CLB) cờ Hồ Gươm đã trở thành sân chơi bổ ích cho các kỳ thủ của Thủ đô, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

(HNMCT) - Trong khuôn viên di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có một công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa biểu trưng, ấy là Khuê Văn Các. Đây là một trong 5 cửa, chia khu vực nội tự của Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành 5 lớp không gian khác nhau. Khuê Văn Các thuộc lớp không gian thứ hai - khu Thành Đạt, nằm giữa cổng Đại Trung và Đại Thành.

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024

Khuê Văn Các được Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành (1758 - 1817) cho xây dựng vào năm 1805. Công trình là một lầu vuông 8 mái, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, được xây trên một nền vuông lát gạch Bát Tràng xây cao hơn so với mặt đất khoảng 1m. Tầng dưới là 4 cột trụ hình vuông với họa tiết cầu kỳ, bốn bề để trống. Tầng trên là kiến trúc gỗ 2 tầng, mái cũng gồm 2 tầng và được lợp ngói ống. Bốn cạnh gác có diềm gỗ được chạm trổ tinh vi, xung quanh là lan can hình con tiện. Ở bốn mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho các tia sáng của sao Khuê.

Trên gác có treo tấm biển sơn son thếp vàng đề 3 chữ Hán: “Khuê Văn Các”, nghĩa là “gác Khuê Văn”. Xung quanh 4 mặt gác đều có câu đối mang nội dung tôn vinh vẻ đẹp của gác Khuê Văn và đạo học dài lâu. Theo cách lý giải của người xưa, “Khuê” là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao. Chòm sao Khuê có 16 ngôi, sắp xếp khúc khuỷu giống như hình chữ Văn. Trong sách “Hiếu kinh” có ghi: “Khuê chủ văn chương”, tức sao Khuê là sao chủ của văn chương.

Đặc biệt, những ô cửa sổ tròn trên gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, được thiết kế để khi ánh nắng chiếu qua sẽ phản chiếu xuống giếng Thiên Quang bên dưới, tượng trưng cho mặt đất. Lối kiến trúc này mang tư tưởng triết lý sâu xa của người xưa, ý nói đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất và đề cao văn hóa Nho học Việt Nam.

Được thiết kế theo lối kiến trúc tam quan truyền thống của người Việt, Khuê Văn Các là cổng chính, hai bên là hai cổng Bí Văn (văn chương trau chuốt, sáng sủa) và Súc Văn (văn chương hàm ý, súc tích). Với những tư tưởng, triết lý sâu xa, tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt, Khuê Văn Các được coi là biểu trưng cho nền văn hiến Việt Nam. Năm 1999, Khuê Văn Các chính thức được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội, Thủ đô nước ta là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, Thu đô được vinh danh thành phố vì hòa bình. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có những công trình có kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa lịch sử của nước ta. Cùng Tạp chí Người Hà Nội điểm qua những công trình kiến trúc độc đáo và cũng là biểu tượng cố đô ngàn năm văn hiến.

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Khuê văn các tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám tọa lạc tại địa chỉ số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Công trình này được xây dựng năm 1070 dưới triều nhà Lý, đây được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta, đây cũng là nơi đặt nền móng cho nền giáo dục nước nhà trong suốt chiều dài lịch trải qua nhiều triều đại và hiện nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn là nơi để lưu giữ cũng như nơi tôn vinh sự học của nước ta. Ngày 01/7/2013 Khuê Văn Các nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính thức trở thành biểu tưởng của Thủ đô Hà Nội. Đây đã, đang và sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, học hỏi.

Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều lần tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.

Hiện nay, khách du lịch và người dân vào tham quan Văn Miếu phải mua vé vào cổng. Giá vé dành cho người lớn là 20.000đ và vé trẻ em là 10.000đ. Đây là mức giá khá rẻ và áp dụng chung cho cả khách Việt Nam lẫn khách nước ngoài.

2. Hồ Gươm

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Tháp Rùa tại hồ Gươm

Hồ Gươm còn có tên gọi khác là hồ Lục Thủy hay hồ Hoàn Kiếm nằm tại phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, đây được coi là trái tim của Thủ đô Hà Nội. Những di tích gắn liền với hồ Gươm là đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, tháp Hòa Phong, đền thờ vua Lê, tượng đài Lý Thái Tổ.

Không quá lời khi giới thiệu về Hồ Gươm, hồ nước sở hữu vị trí đắc địa nhất Thủ đô khi nằm ngay ở trung tâm quận Hoàn Kiếm. Hồ là một phân lưu của sông Hồng, kết nối giữa ba khu phố lớn là Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng và Hàng Khay. Từ vị trí này, du khách có thể dễ dàng di chuyển sang các con khố khác như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Lương Văn Can, Cầu Gỗ, Lò Sũ,… Xa hơn một chút, bạn còn đến được với Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Bài, Nhà Thờ,…

Đối với người dân Thủ đô thì hồ như một địa điểm quen thuộc để đi dạo hay khi muốn tìm một nơi yên bình để tạm xa bầu không khí náo nhiệt của phố thị. Nhưng đối với du khách khi đến du lịch Hà Nội hãy dành thời gian để dạo quanh hồ, mỗi góc sẽ có một vẻ đẹp khác nhau. Hồ Gươm luôn mang đến cho người đến cảm giác bình yên, tĩnh lặng giúp lòng người thấy nhẹ nhõm vô cùng,… Và về sau, đây vẫn chắc chắn là “điểm hẹn” không bao giờ bị bỏ qua.

Mặc dù mới chỉ đưa vào hoạt động hơn 2 năm, song phố đi bộ Hồ Gươm đã là nơi dừng chân lý tưởng của người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Kinh nghiệm du lịch Hà Nội mách bạn, phố đi bộ đông vui nhất vào khoảng sau 7 giờ tối trở đi hai ngày Thứ Bảy và Chủ nhật. Lúc này thành phố lên đèn, dòng người qua lại đông đúc với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, giải trí sôi động của giới trẻ.

3. Chùa Một Cột

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Hình ảnh ngôi chùa Một Cột cổ kính

Chùa Một Cột tọa lạc trên con phố cùng tên thuộc phường Đội Cấn, quận Ba Đình. Chùa còn có tên chữ là chùa Diên Hựu nghĩa là phúc lành dài lâu. Chùa được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ (1049), trải qua những thăng trầm của lịch sử ngôi chùa còn đến ngày nay là được xây dựng năm 1955, hiện nay chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc nhất ở Châu Á.

Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết dân gian, trong một giấc chiêm bao vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang tọa trên đài sen tỏa ánh hào quang và mời nhà vua lên cùng. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên.

Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.

Kết cấu nguyên bản của chùa Một Cột được đỡ bởi các dầm gỗ bám chắc cột đá. Cấu trúc của chùa Một Cột hiện nay gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa. Cột trụ của chùa một cột được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối trụ đứng có chiều cao 4 m chưa tính phần chìm phía dưới chân. Đường kính cột đá rộng 1,2 m làm người nhìn có cảm giác “vững như bàn thạch”.

Đến với chùa Một Cột người ta thường cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy. Qua những nét kiến trúc nghệ thuật vô cùng nhân văn văn đẹp đẽ như sự tinh khôi thanh thoát của cánh sen biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Cột trụ hình trụ – dương khí nằm giữa hồ Linh Chiểu – âm khí kết hợp mang đến sự sinh sôi trường thọ nối tiếp.

4. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 02/9/1973 tại vị trí cũ giữa quảng trường Ba Đình nơi mà Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945, lăng được khánh thành ngày 29/8/1975. Ngày nay khi đến với Thủ đô Hà Nội mọi người đều sẽ viếng thăm lăng Bác để thể hiện lòng tôn kính của mình đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc đơn vị hành chính là phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Công trình Lăng được khởi công xây dựng ngày 02/9/1973 và khánh thành ngày 29/8/1975. Nằm ở vị trí trung tâm Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng theo phương châm “dân tộc và hiện đại”, “trang nghiêm nhưng giản dị”. Cấu trúc Lăng chia làm 3 phần: Phần nền xây kiểu bệ tam cấp theo phong cách cổ truyền của kiến trúc Việt Nam; phần thân Lăng cả 4 mặt đều có cột để tạo ra các khoảng trống tựa như các gian của những ngôi nhà 5 gian ở các miền quê Việt Nam; phần mái Lăng hình vát giật tam giác gợi lên nét kiến trúc cổ kính đình chùa. Toàn bộ khối Lăng được kết cấu bằng bê tông cốt thép và ốp đá quý cả trong lẫn ngoài, mang dáng vẻ một bông sen đang hé nở. Trước Lăng là cột cờ Tổ quốc nằm trên đường Hùng Vương.

Từ ngày mở cửa Lăng (29/8/1975) đến nay đã có hơn 55 triệu lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có gần 10 triệu lượt khách quốc tế. Ngoài việc tổ chức lễ viếng, trước Lăng và Quảng trường Ba Đình còn diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước như các lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sinh hoạt chính trị, văn hóa như lễ báo công, lễ giao ước thi đua, lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ khác.

5. Cột cờ Hà Nội

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Quần thể di tích Cột Cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố. Cột cờ đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc trải qua bao thế kỷ. Khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công mang lại nền Dân Chủ - Cộng Hoà Việt Nam, lần đầu tiên, trên cột cờ lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới giữa trời. Hiện nay, cột cờ Hà Nội nằm trên đường Lê Hồng Phong, phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Kỳ đài “Cột cờ Hà Nội” nằm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía nam trục chính tâm của tòa thành, từ đây theo đường “ngư đạo”, qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là điện Kính Thiên.

Hơn nửa thế kỷ qua, gắn trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do.

6. Cầu Long Biên

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Hình ảnh đoàn Tàu đang đi trên cầu Long Biên cổ kính

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm (phường Phúc Tân) và Long Biên (phường Long Biên) của Hà Nội, cây cầu do người Pháp xây dựng từ năm 1899 - 1902. Hiện nay cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là hai làn đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Điều đặc biệt là luồng giao thông theo hướng đi xuôi của cầu nằm bên tay trái chứ không phải là bên phải như những cây cầu khác.

Ngày nay, cầu Long Biên thu hút rất nhiều du khách cả trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử xưa. Khi đến đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh sông Hồng thơ mộng, ngắm nhìn sà lan nổi bên dưới hay dạo bộ, đạp xe thư giãn trên cầu.

Đặc biệt, bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm lý tưởng để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp từ trên cầu, xa xa sẽ thấy cầu Chương Dương cùng với toàn cảnh Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, du khách còn được chứng kiến tận mắt những phần khung thép gỉ và nhiều chỗ bị quân đội Mỹ ném bom trên cầu trong cuộc kháng chiến cứu nước.

7. Chùa Trấn Quốc

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Chùa Trấn Quốc gắn liền với hồ Tây mênh mông

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Khai Quốc được xây dựng dưới thời vua Lý Nam Đế (544 - 548), đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Chùa tọa lạc trên một đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc Hồ Tây. Đây từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Ngôi chùa cổ nép mình yên tĩnh trên đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội, theo hệ phái Bắc tông. Tổng thể ngôi chùa là một quần thể gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện, nối thành chữ Công. Trên cửa chùa vẫn còn hiện lên bút tích ba chữ Phương Tiện môn và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm đẹp mắt ‘Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền’.

Chùa Trấn Quốc có kiến trúc như một bông sen đang nở rộ, làm người ta liên tưởng đến đài sen của Phật tổ. Trước mặt tiền chính là khoảng sân lớn được lát gạch đỏ, có lư hương lớn ở giữa để du khách và Phật tử đến dâng hương. Ngoài kiến trúc ban đầu thì năm 2003, chùa đã tổ chức khánh thành thêm Bảo tháp Lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng, mỗi tầng có 6 bức tượng đức Phật A Di Đà trắng bằng đá quý trang nhã, phía trên đỉnh còn có một tháp sen cũng được tạc bằng đá.

Dạo bước giữa không gian trong lành thoang thoảng hương nhang trầm đang phảng phất, du khách có dịp chiêm ngưỡng cây bồ đề hơn chục năm tỏa bóng mát rượi phủ kín khắp một khoảng chùa. Cây bồ đề được chính tay Tổng thống Ấn Độ tặng trong một chuyến ghé thăm chùa Trấn Quốc vào 24/03/1959. Thả mình vào bức tranh trầm mặc tĩnh lặng của chùa Trấn Quốc, khách du lịch còn có cơ hội khám phá nghệ thuật kiến trúc trên các nét chạm trổ. Nhiều phần của mái ngói lợp chùa đã bị rêu phong phủ kín, nhưng không vì thế mà Trấn Quốc mất đi vẻ đẹp hài hòa của mình, chính điều đó càng làm tăng thêm nét hấp dẫn nhuốm màu thời gian của ngôi chùa linh thiêng ngàn năm.

8. Nhà hát lớn

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Nhà Hát Lớn hiên ngang, lộng lẫy trên phố Tràng Tiền

Nhà hát lớn tọa lạc tại số 1 phố Tràng Tiền, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, đây là công trình nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1901 - 1911 theo phong cách kiến trúc phục hưng. Đây là một công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân thủ đô. Hiện nay, đây vẫn là nơi tổ chức các chương trình nghệ thuật lớn của các đoàn nghệ thuật, của các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước.

Bên trong nhà hát lớn được chia thành 3 khu vực chính: sảnh chính, phòng khán giả và phòng gương. Bước vào sảnh chính, du khách không khỏi cảm thấy choáng ngợp trước sự lộng lẫy hào nhoáng nơi đây. Cả gian phòng được lát đá trắng nhập khẩu từ Italia, trải thảm đỏ ở lối đi giữa tạo cảm giác sang trọng quý phái như cung điện hoàng gia Anh. Phía trần và xung quanh tường được trang hoàng với hệ thống đèn chùm nhỏ mà đồng hay mạ vàng theo hơi hướng cổ điển vintage trông rất quý phái.

Tiếp đến là phòng khán giả nơi diễn ra những hoạt động biểu diễn nghệ thuật cho khán giả hiện nay. Không gian nơi đây được thiết kế tinh tế với một sân khấu ở chính giữa và khán đài được thiết kế theo hình vòng cung được lấy cảm hứng từ đấu trường La Mã ôm lấy sân khấu giúp cho tầm nhìn khán giả không bị che lấp và chất lượng âm thanh có thể truyền tải tốt nhất. Với 598 ghế ngồi được phân bố hợp lý cho 3 tầng tạo nên không gian thưởng thức thoải mái nhất.

Mới đây, nhà hát lớn Hà Nội chính thức công bố mở cửa cho du khách tham quan với mức phí 400.000đ/người, học sinh được giảm một nửa. Ngoài ra, bạn có thể mua vé chương trình tại nhà hát với mức giá từ 300.000đ – 1.000.00đ/người và tranh thủ đi thăm quan một vài công trình kiến trúc đẹp nơi đây.

Sau khi thưởng thức vẻ đẹp lối kiến trúc Châu Âu giữa lòng Châu Á của nhà hát lớn Hà Nội, bạn cũng có thể đi dạo những khu vực xung quanh để thư giãn, tận hưởng hương vị Hà Thành.

9. Hoàng thành Thăng Long

Biểu tượng của thủ đô hà nội là gì năm 2024
Cổng vào khu di tích hoàng thành Thăng Long

Khu di tích hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nằm trên địa phận của quận Ba Đình với tổng diện tích là 18.395 ha. Khu di tích này được coi như là một "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay. Ngày 31/7/2010 Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Khu di tích gồm những điểm tham quan chính là: khu khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, Cửa Bắc, Cột Cờ Hà Nội, nhà D67, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu.

Trong lịch sử, Hoàng thành Thăng Long trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử. Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long.

Đó chính là giá trị nổi bật và độc đáo của khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội. Tại đây, các nhà khảo cổ học còn khai quật được một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong hoàng cung qua nhiều thời kỳ. Những khám phá này đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong hoàng cung Thăng Long qua các triều đại, là minh chứng cụ thể về trình độ phát triển cao của kinh tế và văn hoá. Ngoài ra, nhiều tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á... được tìm thấy ở đây là bằng chứng cho thấy Thăng Long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại.

Ngoài những công trình tiêu biểu cho nết Văn hóa, lịch sử ở đây, Hà Nội còn có rất nhiều các công trình Văn hóa, các điểm di tích lịch sử cổ kính chúng ta cần khám phá, thưởng ngoạn để hiêu xâu về Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta.

Biểu tượng của Hà Nội là gì?

Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bên cạnh đó, tại Luật này còn có quy định về trách nhiệm của Thủ đô Hà nội như sau: - Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.

Năm bao nhiêu Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội?

Vào năm 1997, Khuê Văn Các đã được UBND TP. Hà Nội chọn trở thành biểu tượng chính thức của Thủ đô.

Công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Nguyễn trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội là gì?

Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1805 và hoàn thành năm 1812 dưới triều nhà Nguyễn. Nằm trọn trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, đây là một trong số ít công trình kiến trúc còn nguyên vẹn khi may mắn không bị phá hủy bởi chính quyền thực dân Pháp và bom đạn chiến tranh.

Khuê Văn Các trong Văn Miếu

Khuê Văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét.