Tại sao lại nhức đầu

Bệnh đau đầu hết sức phổ biến và xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính hay nghề nghiệp. Tuy nhiên có một số nhóm người có nguy cơ bị đau đầu cao hơn. Đau đầu cũng có nhiều dạng bệnh với các nguyên nhân và biểu hiện khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tình trạng đau đầu là gì?

Đau đầu được xem là các cơn đau diễn ra ở vùng đầu và mặt. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy đau ở một vị trí nhất định hoặc cơn đau lan rộng ra khắp vùng đầu. Có một số trường hợp đau ở vùng cổ trên cũng được xếp vào nhóm tình trạng đau đầu.

Mặc dù mọi nhóm tuổi và giới tính đều có thể gặp tình trạng đau đầu, tuy nhiên có một số nhóm người có nguy cơ bị đau đầu cao hơn, bao gồm:

Có người thân ruột thịt trong gia đình mắc bệnh đau đầu, đặc biệt đau nửa đầu.

Dùng nhiều những chất kích thích, gây hại thần kinh như bia, rượu cà phê, thuốc lá…

Nữ giới: Các cơn đau nửa đầu dễ xảy ra với phụ nữ hơn so với nam giới do có sự thay đổi về hormone sinh dục nữ. Vì vậy, chị em dễ bị đau đầu vào thời kì kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh, mãn kinh.

Thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, suy nghĩ nhiều.

Công việc hàng ngày đòi hỏi phải làm việc liên tục với máy tính, người làm các công việc thường xuyên phải đứng, ngồi cùng 1 tư thế, sai tư thế, mang vác nặng…

Các cơn đau nửa đầu dễ xảy ra với phụ nữ hơn so với nam giới do có sự thay đổi về hormone sinh dục nữ.

2. Các nguyên nhân gây đau đầu nguyên phát

Nhóm căn nguyên này chiếm đại đa số trong các nguyên nhân gây đau đầu, thậm chí chiếm tới 90%. Đây là nhóm nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý thực thể nào, và không do tổn thương ở não bộ. Các mạch máu và dây thần kinh xung quanh hộp sọ và các cơ ở vùng đầu cổ là yếu tố phổ biến tác động dẫn đến chứng đau đầu nguyên phát.

2.1. Bệnh đau đầu do vận mạch, căng cơ:

Đây là nhóm bệnh đau đầu nguyên phát phổ biến gồm có các dạng như: Đau nửa đầu Migraine, đau đầu do căng cơ, đau đầu theo từng cụm. Ngoài ra còn có các dạng khác như đau đầu khi hoạt động gắng sức, đau vào lúc ngủ, đau nửa đầu liên tục…

2.2. Bệnh đau đầu do di truyền:

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau đầu, nhất là bệnh đau nửa đầu. Nếu trong gia đình có thành viên bị đau nửa đầu, những người khác, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên cũng đễ mắc phải bệnh này. Đặc biệt, có đến 70% các trường hợp con cái của gia đình có cả hai bố mẹ đều bị đau nửa đầu cũng sẽ mắc chứng bệnh này.

2.3. Thói quen xấu, stress, tính chất công việc, thời tiết:

Các thói quen hoặc tâm trạng tiêu cực trong đời sống hàng ngày, hay môi trường và thời tiết cũng là tác nhân dẫn đến đau đầu nguyên phát, chẳng hạn như:

Thường xuyên ngồi, nằm hay đứng ở tư thế bất lợi như cúi, nghẹo cổ… sẽ tác động lên mắt, cổ, lưng dễ dẫn đến đau đầu. Thay đổi giờ giấc, thói quen trong sinh hoạt (ăn ngủ. vận động).

Sử dụng nhiều đồ uống chưa thành phần cồn hay caffein như rượu, bia, cà phê…

Môi trường, điều kiện sinh hoạt bất lợi: nhiều ánh sáng chói gắt,  nhiều tiếng ồn mạnh

Thay đổi thời tiết.

Tâm lý căng thẳng, buồn phiền, lo lắng.

Thường xuyên ngồi, nằm hay đứng ở tư thế bất lợi như cúi, nghẹo cổ… sẽ tác động lên mắt, cổ, lưng dễ dẫn đến đau đầu.

3. Nhóm nguyên nhân thứ phát gây đau đầu

Nhóm nguyên nhân thứ phát gây đau đầu là do những bệnh lý mà người bệnh mắc phải. ĐÓ là những căn bệnh như:

Bệnh lý về hệ thần kinh: bệnh về mạch máu não, bệnh ở màng não (viêm màng não…), u não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, hay do chấn thương sọ não,

Bênh lý toàn thân: nhiễm độc nhiễm khuẩn cấp tính, sốc nhiệt (do nắng nóng)

Bệnh lý nội khoa:  bệnh về tuyến nội tiết, các bệnh về tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, chứng thiếu máu…

Các bệnh khác như bệnh cơ xương khớp, răng miệng, mắt, tai mũi họng…

Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu

Thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh là điều mà mỗi người cần làm khi nhận thấy xuất hiện chứng đau đầu thường xuyên, nghỉ ngơi vẫn đau hoặc đau cấp tính nhưng không rõ nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh bằng các phương pháp:

Chẩn đoán lâm sàng: Hỏi tiền sử bệnh của người đến khám, tiền sử bệnh lý gia đình, hỏi người bệnh các đặc điểm của cơn đau như mức độ đau, tần suất xảy ra cơn đau, thời gian mỗi lần đau. Cùng với đó là việc quan sát, áp dụng các kỹ thuật khám chuyên khoa nội thần kinh.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cần thiết như: CHụp MRI não, chụp CT não, chụp X-quang hộp sọ, chụp X-quang xoang và chụp cột sống cổ, đo điện não đồ, đo lưu huyết não, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…. để có kết luận chính xác về căn bệnh đau đầu gặp phải cũng như nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh. Từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Điều trị đau đầu bằng cách nào?

Nếu cơn đau do một bệnh lý nào đó gây ra, phương pháp điều trị sẽ tập trung vào giải quyết bệnh lý gây đau đầu.

Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp. Tình trạng đau căng đầu thường đáp ứng tốt với thuốc giảm đau không kê đơn nhưng cần theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng. Với những cơn đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc đặc hiệu.

ĐỒng thời, người bệnh cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tạo môi trường yên tĩnh, trong lành, thoải mái, thoáng đãng khi làm việc và sinh hoạt. Đặc biệt cần cân bằng tâm lý, tránh tâm trạng tiêu cực bằng cách xem phim nhẹ nhàng với thời gian vừa. phải, nghe nhạc nhẹ, vẽ tranh, đi dạo…

Đau đầu về đêm không phải là tình trạng thường gặp. Nó có thể là cơn đau trong đau đầu từng cụm, đau nửa đầu nhưng nếu chỉ xuất hiện vào ban đêm, đó là cơn đau đầu giảm trương lực. Nó làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh nhiều lần thậm chí là mỗi đêm trong tuần.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về chứng đau đầu giảm trương lực để giúp bạn cải thiện được chất lượng giấc ngủ nhé!

Tìm hiểu chung

Đau đầu về đêm là gì?

Đau đầu về đêm (đau đầu giảm trương lực) là một chứng đau đầu nguyên phát (không do một bệnh lý nào khác gây nên), mãn tính. Nó chỉ xảy ra khi bạn đang nằm ngủ và sẽ làm bạn phải thức giấc.

Thông thường, người bệnh thường có những cơn đau đầu giảm trương lực lặp lại vào các khung giờ cố định mỗi đêm hoặc cũng có thể là cơn đau làm gián đoạn giấc ngủ trưa.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đau đầu về đêm

Đau đầu về đêm có thể là những cơn đau âm ỉ, đau nhói như dao đâm hoặc bỏng rát. Nó xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu. Cơn đau này có thể ngắn hoặc kéo dài, từ khoảng 15 phút đến 4 giờ. Hầu hết người bệnh bị các cơn đau đầu này tấn công một hoặc nhiều lần mỗi đêm, vào khoảng từ 2-4 giờ sáng. Đi kèm với đau đầu dữ dội là những biểu hiện như:

  • Chảy nước mắt, mí mắt sụp xuống hoặc bị nghẹt mũi.
  • Nhiều người bị cơn đau đầu thôi thúc đứng dậy và thực hiện các hoạt động thường ngày như đọc sách hay ăn uống.
  • Đau nửa đầu, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.

Theo thống kê, cứ 3 người sẽ có 1 người có nguy cơ đau đầu về đêm nếu có tiền sử đau nửa đầu. Trong đó hầu hết bệnh nhân khởi phát đau đầu về đêm cách cơn đau nửa đầu cuối cùng một vài năm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau đầu về đêm là gì?

Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu kết luận được nguyên nhân gây nên đau đầu giảm trương lực. Nhưng khả năng cao nó có liên quan đến vùng dưới đồi. Đây là một bộ phận của não bộ chịu trách nhiệm về một loạt các chức năng của cơ thể bao gồm thân nhiệt, cảm giác khát, chu kỳ giấc ngủ, nhịp tim và huyết áp. Khi vùng não này bị kích hoạt nó có thể gây đau đầu.

Ngoài ra, đau đầu về đêm có thể liên quan đến việc sản xuất melatonin – loại hormone khiến bạn buồn ngủ. Vì cơn đau đầu xảy ra vào cùng một thời điểm mỗi đêm, nó có thể xáo trộn quá trình sản xuất melatonin, khiến mức hormone này thấp hơn và gây ra đau đầu.

Ai có nguy cơ cao bị đau đầu về đêm?

Người lớn tuổi và nhất là phụ nữ có nguy cơ cao bị đau đầu giảm trương lực. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Phụ nữ có tỷ lệ đau đầu khi nằm ngủ cao hơn nam giới đến 1,5 – 2 lần.

Hầu hết bệnh nhân đều khởi phát cơn đau đầu giảm trương lực đầu tiên sau 50 tuổi, với độ tuổi phát bệnh trung bình là 62. Tuy nhiên, con số này có thể chưa chính xác do bệnh nhân bị đau đầu kéo dài mà không được chẩn đoán. Nhiều người chỉ được chẩn đoán bệnh đến 7 năm sau cơn đau đầu đầu tiên.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau đầu về đêm?

Hiện nay, bác sĩ chẩn đoán đau đầu giảm trương lực chủ yếu tìm kiếm thông tin để loại trừ các bệnh lý hay rối loạn khác liên quan đến rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn đau nửa đầu và đau đầu từng cụm. Do đó, bác sĩ thường sẽ:

  • Hỏi bạn về triệu chứng và tiền sử đau đầu.
  • Thực hiện kiểm tra thần kinh.
  • Đề nghị thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh như chụp CT não

Các dấu hiệu tiêu chuẩn chẩn đoán chính thức cho đau đầu giảm trương lực bao gồm:

  • Nhức đầu thường xuyên tái phát.
  • Cơn đau đầu chỉ xảy ra khi bạn ngủ và làm bạn thức giấc.
  • Các cơn đau đầu diễn ra liên tục 10 ngày trong tháng trong ít nhất 3 tháng.
  • Kéo dài từ 15 phút cho đến 4 giờ.

Những phương pháp điều trị đau đầu về đêm

Một số biện pháp giảm đau sẽ được đưa ra sau khi bác sĩ đánh giá tình trạng và nguyên nhân của đau đầu về đêm ở người bệnh. Các biện pháp đó bao gồm:

  • Cafein dưới dạng một cốc cà phê mạnh trước khi ngủ thể hiện hiệu quả như một phương pháp điều trị đau đầu về đêm cấp tính và phòng ngừa. Nhưng có thể, cafein sẽ làm bạn mất ngủ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy điều này hiếm xảy ra và cafein là một phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau có thêm caffein cũng hữu ích nhằm giảm cơn đau đầu về đêm cấp tính. Dù vậy bạn không nên lạm dụng thuốc, đôi khi sẽ khiến cơn đau đầu nặng thêm và phải đối diện với một số biến chứng khác.
  • Lithi cacbonat được dùng như một phương pháp điều trị dự phòng. Đây là thuốc thường dùng điều trị rối loạn lưỡng cực. Đã có bằng chứng cho thấy lithicải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu về đêm ở ⅓ số người mắc bệnh. Tuy nhiên, thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ (ở người cao tuổi), dẫn đến ngừng điều trị.
  • Indomethacin (một NSAID) cũng có hiệu quả đối với một số người nhưng vẫn có người phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ.
  • Có một số bằng chứng hạn chế cho thấy thuốc topiramate giúp phòng ngừa đau đầu về đêm ở vài bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm: “7 bài tập thể dục chữa đau đầu giúp bạn thoải mái“

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề