Đầu tiên ở đâu

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, đến ngày 24/01/2020, Trung Quốc đã ghi nhận 634 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp do nCoV tại 25 tỉnh/thành phố, trong đó có 18 trường hợp tử vong, 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập như: Thái Lan (04 trường hợp), Nhật Bản (01 trường hợp), Hàn Quốc (01 trường hợp), Đài Loan – Trung Quốc (01), Hoa Kỳ (01), Ma Cao – Trung Quốc (01), Hồng Kông – Trung Quốc (02), Singapore (01), Ấn Độ (01).

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, đến ngày 24/01/2020, Trung Quốc đã ghi nhận 634 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp do nCoV tại 25 tỉnh/thành phố, trong đó có 18 trường hợp tử vong, 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập như: Thái Lan (04 trường hợp), Nhật Bản (01 trường hợp), Hàn Quốc (01 trường hợp), Đài Loan – Trung Quốc (01), Hoa Kỳ (01), Ma Cao – Trung Quốc (01), Hồng Kông – Trung Quốc (02), Singapore (01), Ấn Độ (01).  Ngày 22, 23/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp Ủy ban đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng và quyết định dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Trung Quốc chưa đủ điều kiện để tuyên bố là một Sự kiện y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC); WHO sẽ tiếp tục họp trở lại để đánh giá tình hình dịch. Kể từ khi có thông tin ghi nhận trường hợp bệnh đầu tiên tại Trung Quốc đến nay, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch; ngày 19/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg, ngày 23/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 121/CĐ-TTg chỉ đạo các Bộ, ngành về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra; ngày 17/12/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 1969/TTg-KGVX và ngày 16/01/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 441/VPCP-KGVX về việc phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do nCoV gây ra. Trực tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi; kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị sẵn sàng phòng chống dịch tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Quân đội 103, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, trao đổi với các cơ quan báo chí đề nghị đưa tin một cách chính xác, kịp thời, minh bạch phù hợp với diễn biến của dịch bệnh, không để người dân hoang mang, lo lắng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, phó Thủ tướng Chỉnh phủ, Bộ Y tế đã ban hành 12 văn bản và có kế hoạch đáp ứng chống dịch theo từng mức độ và theo từng kịch bản; yêu cầu toàn ngành y tế triển khai các hoạt động giám sát, đáp ứng ở mức cao hơn một mức so với thực tế diễn biến dịch bệnh; Tổ chức giám sát nghiêm ngặt tất cả khách nhập cảnh tại các cửa khẩu, giám sát bệnh viêm phổi cấp tại cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện kịp thời, cách ly, quản lý chặt chẽ các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh; sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện.  Kết quả giám sát từ ngày 14-20/01/2020, Việt Nam đã phát hiện 03 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tại Sân bay Quốc tế Đà nẵng và Sân bay Quốc tế Cam Ranh. Các trường hợp này đã được loại trừ nhiễm nCoV và trở về Trung Quốc. Ngày 23/01/2020, Việt Nam ghi nhận 02 trường hợp nhập cảnh đến từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc có biểu hiện bệnh, cụ thể như sau:  1. Trường hợp thứ nhất: Đàn ông sinh năm 1954, đi từ Vũ Hán (Trung Quốc) nhập cảnh vào Hà Nội ngày 13/01/2020, sau đó đến Nha Trang ngày 17/01/2020, đến TP. Hồ Chí Minh ngày 19/01/2020 và sau đó đến Long An ngày 20/01/2020. Bệnh nhân có sốt và ngày 22/01/2020 đến khám tại Bệnh viện Bình Chánh, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 23/01/2020 , kết quả xét nghiệm bước đầu của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh dương tính với nCoV. 2. Trường hợp thứ hai: là con trai của trường hợp thứ nhất, sinh năm 1992, đã ở Long An từ 4 tháng trước, có tiếp xúc gần với cha tại Nha Trang từ ngày 17/01/2020. Ngày 20/01/2020 có biểu hiện sốt, được khám, nhập viện Chợ Rẫy cùng ngày (22/01/2020) với cha. Ngày 23/01/2020 , kết quả xét nghiệm bước đầu của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh dương tính với nCoV. Hiện cả 2 bệnh nhân trong tình trạng sức khỏe ổn định. Người vợ của bệnh nhân thứ nhất chưa có biểu hiện triệu chứng và đang được theo dõi sức khoẻ. Phân tích đặc điểm dịch tễ bước đầu cho thấy: cả 02 trường hợp mắc bệnh đều là người Trung Quốc; trường hợp thứ nhất là ca bệnh xâm nhập từ TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, Điều này củng cố bằng chứng có sự lây truyền từ người cha sang người con (bệnh nhân số 2) của nCoV; chưa có công dân Việt Nam, cán bộ y tế bị lây nhiễm bệnh. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo tổ chức cách ly kịp thời, quản lý chặt chẽ, theo dõi điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, không để lây lan bệnh cho cán bộ y tế và người dân. Ngay trong sáng ngày 24/01/2020 (30 Tết), Bộ Y tế đã tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với sự tham gia của các thành viên từ các Bộ, ngành liên quan, Tổ chức Y tế thế giới để đánh giá, thống nhất các biện pháp đáp ứng với dịch bệnh tại Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố nơi 02 trường hợp bệnh từng đến để điều tra, lập danh sách, theo dõi sức khỏe những người tiếp xúc gần.   Với kinh nghiệm đã từng kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm như SARS, MERS-CoV, Bộ Y tế nhận định dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới do đây là dịch bệnh mới, Việt Nam và Trung Quốc đang trong dịp nghỉ Tết nguyên đán sự giao lưu đi lại của người dân gia tăng với lưu lượng lớn, mật độ cao.  Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ, để chủ động phòng chống dịch bệnh lây lan tại cộng đồng và với phương châm chủ động, quyết liệt, tích cực chống dịch không nghỉ ngơi trong dịp Tết; Bộ Y tế sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai một số hoạt động sau: 1. Nâng mức đáp ứng cao nhất hoạt động Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng của Bộ Y tế để đáp ứng với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. 2. Triển khai việc khai báo y tế tại các cửa quốc tế đối với tất cả các khách nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch. Đẩy mạnh việc giám sát viêm phổi nặng tại các cơ sở khám chữa bệnh, giám sát dựa vào sự kiện, tổ chức cách ly, quản lý kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh và điều tra xác minh, xử lý ổ dịch. 3. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc việc phân luồng, cách ly các trường hợp khám bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; tăng cường phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng lây nhiễm cho các cán bộ y tế; bố trí trực 24/24; hạn chế chuyển tuyến, chỉ vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên đối với các trường hợp nặng. 4. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế khác, theo dõi và cập nhật thông tin hàng ngày diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thời cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống tới các báo, đài để kịp thời cung cấp cho người dân. Khuyến cáo người dân không đi tới các khu vực đang có dịch khi không cần thiết và chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh phù hợp theo khuyến các của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân và cộng đồng. 5. Tiếp tục tổ chức đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương có nguy cơ cao theo kế hoạch của Bộ Y tế đã ban hành.

Bộ Y tế có một số khuyến nghị với người dân như sau:

1. Không quá hoang mang, lo lắng về tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới không khí vui xuân, đón Tết Canh Tý năm 2020. 2. Đề nghị người dân thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và thực hiện theo các khuyến cáo của Bộ Y tế. Bộ Y tế đề nghị các cơ quan báo, đài thường xuyên cập nhật thông tin từ Bộ Y tế để truyền tải các thông tại tới người dân để tránh gây hoang mang trong cộng đồng. Bộ Y tế sẽ liên tục cập nhật, chia sẻ thông tin diễn biến tình hình dịch trên thế giới và trong nước để cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng và đăng trên website của Bộ Y tế (moh.gov.vn) và Cục Y tế dự phòng (vncdc.gov.vn).

Thông tin chi tiết, xin liên hệ: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế (135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội)

Điện thoại: 024.38456255; Website: //vncdc.gov.vn


 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

1. Sự kiện lịch sử gắn với di tích

Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và giai cấp vô sản trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, từ những năm 20, giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành và ngày càng khẳng định vị trí của mình, xuất hiện những cuộc đấu tranh mang tính chất tự phát. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từng bước truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác; đưa phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản, Người chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Năm 1925, lập ra tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, Tổ chức nhanh chóng lan rộng trong cả nước nhất là ở Hà Nội. Từ năm 1927, Hà Nội thành lập Tỉnh bộ Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do đồng chí Nguyễn Danh Đới làm Bí thư. Phong trào “Vô sản hóa” do Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đề xướng được hưởng ứng và lan rộng sâu trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ…

Nhà số 5D phố Hàm Long. Ảnh: baotanglichsu.vn

Cuối năm 1928, tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội thuê ngôi nhà 5D phố Hàm Long, với địa thế rất thuận lợi cho việc làm trụ sở hoạt động bí mật (Nhà 5D phố Hàm Long nằm trong 4 số nhà liền nhau, 5A, 5B, 5C, 5D, có bề mặt ngoài tương đối giống nhau. Riêng nhà 5D có lợi thế là một bên giám một ngõ hẻm - thông suốt sang phố Lê Văn Hưu, khi có động, người trong nhà có thể vượt tường sang ngõ phố Lê Văn Hưu).

Tại đây, đã diễn ra nhiều cuộc trao đổi, thảo luận của các đồng chí trong tổ chức cộng sản, xoay quanh vấn đề phải tổ chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam để lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng, dần đi đến thống nhất về tư tưởng và phương hướng hoạt động.

Vào một ngày cuối tháng 3/1929, một cuộc họp quan trọng giữa những người tích cực trong Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ đã được tổ chức ở ngôi nhà số 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) để thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm các đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân; Đồng chí Trần Văn Cung làm Bí thư.

Chi bộ khẳng định, việc lập tổ chức cộng sản này chỉ là hạt nhân để xây dựng Đảng Cộng sản sau này và xác nhận rằng, vai trò của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên trước đây là cần thiết, nhưng đến giờ không còn đủ sức lãnh đạo phong trào nữa, do đó cần giải thể và thành lập một chính đảng duy nhất của giai cấp vô sản, đó là Đảng Cộng sản. Chi bộ đề ra nhiệm vụ:

- Đưa vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ra Đại hội Đại biểu thanh niên Bắc Kỳ lần 2 vào ngày 28/03/1929 để vận động các đại biểu tán thành;

- Vận động các đại biểu địa phương bầu những đồng chí trong Chi bộ là đại biểu đi dự và đưa vấn đề thành lập Đảng ra bàn ở Đại hội Thanh niên toàn quốc;

- Chi bộ có trách nhiệm thông qua kỳ bộ thanh niên lãnh đạo các phong trào và phát triển tổ chức công hội, nông hội, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản;

- Chi bộ Cộng sản phải giữ bí mật để phát triển thêm những đảng viên, thành lập các tổ và chi bộ khác ở các tỉnh;

Cũng tại đây, các đồng chí trong nhóm đã ra tuyên ngôn, điều lệ của tổ chức, viết truyền đơn, kêu gọi công nông đấu tranh, quyết định xuất bản báo chí của Đảng, dịch các tài liệu về cách mạng tháng Mười Nga gửi về các địa phương và xúc tiến công tác phát triển cơ sở Đảng,…

Có thể nói, “Chi bộ Cộng sản thành lập ở Bắc kỳ tháng 3/1929 là một thắng lợi đầu tiên của tư tưởng vô sản trong cuộc đấu tranh với quan điểm tiểu tư sản thành lập một Đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đang mạnh mẽ vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng. Nó là cơ sở cho sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng sau này” (Những sự kiện lịch sử Đảng, tập I, BNC LSĐ Trung ương, Nxb. Sự thật, Hà Nội năm 1976).

2. Ý nghĩa và giá trị của di tích:

Di tích lưu niệm 5D Hàm Long và những hiện vật trưng bày trong đó đã khẳng định sự kiện lịch sử: thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Nhà lưu niệm phục vụ đông đảo quần chúng, khách đến tham quan, gồm nhiều đối tượng: các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lão thành cách mạng, cán bộ đảng viên, các tầng lớp nhân dân Thủ đô và cả nước.

Di tích nằm ngay trung tâm của Thủ đô của cả nước, khẳng định Hà Nội là nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất và cũng khó khăn nhất đối với những phong trào cách mạng Việt Nam. Sự hiện diện của di tích đã đánh dấu một thời điểm vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam - thời điểm cả nước sôi sục trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản và thắng lợi của tư tưởng vô sản trong cuộc đấu tranh với tư tưởng phi vô sản.

Với những ý nghĩa và giá trị nói trên, ngôi nhà 5D phố Hàm Long đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích quốc gia theo Quyết định số 29 - VH/QĐ ngày 13/01/1964. Nơi đây được xem là địa chỉ đỏ khơi dậy niềm vinh dự, tự hào, tinh thần đoàn kết, đồng lòng của dân tộc, tuyên truyền, giáo dục về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau./.

Phạm Khánh Trang

Theo Hồ sơ tư liệu, Cục Di sản văn hóa

Video liên quan

Chủ đề