Tại sao lại là olympic 2022

Nga đã bị cấm tham dự Thế vận hội Tokyo vào tháng 12/2019 sau vụ bê bối doping khét tiếng liên quan tới Thế vận hội Sochi 2014, làm rung chuyển thế giới thể thao.

Lệnh cấm ban đầu có thời hạn 4 năm được giảm xuống còn 2 năm vào năm 2020, nhưng vẫn khiến đội tuyển Nga không thể chính thức góp mặt tại Thế vận hội Olympic ở Nhật Bản hoặc World Cup 2022 ở Qatar.

Tuy nhiên, các vận động viên Nga vẫn có mặt tại Tokyo 2020 nhờ sự xuất hiện của ROC – tên viết tắt của Ủy ban Olympic Nga.

Tại sao Nga bị cấm?

Nga bị kết tội liên quan đến một kế hoạch doping có tổ chức, trong đó có việc các quan chức Nga giả mạo dữ liệu mà Cơ quan chống doping Nga cung cấp.

Tòa án Trọng tài Thể thao nhận thấy Cơ quan chống doping của Nga đã không tuân thủ, và hội đồng ba thẩm phán nhất trí rằng Cơ quan chống doping Nga (Rusada) không cung cấp dữ liệu xác thực theo yêu cầu của Cơ quan chống doping thế giới (Wada).

Nga đã kiên quyết phủ nhận mọi liên quan đến một kế hoạch doping do nhà nước tài trợ, kháng cáo lệnh cấm ban đầu 4 năm tính từ năm 2019.

Các vận động viên Nga sau đó đã bị cấm thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc), và Nga bị cấm thi đấu môn điền kinh với tư cách quốc gia kể từ năm 2015.

Điều đó có nghĩa là tên, quốc kỳ và quốc ca của Nga sẽ không được phép xuất hiện tại Tokyo 2020 hoặc Bắc Kinh 2022, và nếu Nga đủ điều kiện tham dự World Cup 2022 tại Qatar, họ sẽ phải thi đấu dưới một cái tên trung lập.

Tại sao lại là olympic 2022

Vận động viên bóng bàn Skachkov của Đội ROC tại Tokyo 2020. Ảnh: Getty

Nga cũng sẽ bị cấm tham dự Thế vận hội Paralympic ở Tokyo vào mùa hè tới, cũng như bất kỳ sự kiện thể thao thế giới nào được Wada tham gia tổ chức cho đến khi lệnh trừng phạt kết thúc vào ngày 16/12/2022.

Nga sẽ chỉ được phục hồi sau lệnh cấm nếu nước này tôn trọng và tuân thủ các lệnh trừng phạt được áp đặt, nộp tất cả các khoản tiền phạt và đóng góp liên quan và tuân thủ các quy định của Wada.

Trong thời gian bị phạt, Nga cũng không được đăng cai hoặc tham gia tranh cử đăng cai bất kỳ sự kiện Olympic, Paralympic hoặc giải vô địch thế giới nào. Các quyết định trao quyền đăng cai cho Nga trước đó, nếu có, sẽ bị thu hồi.

ROC là gì?

ROC sẽ là đại diện của tổng số 335 vận động viên ở Thế vận hội Tokyo 2021.

ROC là viết tắt của Ủy ban Olympic Nga, được phép đại diện cho các vận động viên Nga, vì lệnh cấm không cấm hoàn toàn các vận động viên Nga thi đấu, chỉ buộc họ rút tên nước và quốc ca tại các sự kiện thể thao.

Theo Ủy ban Olympic Quốc tế, biểu trưng của ROC tách biệt với quốc kỳ Nga và tất cả các bộ quần áo phải có chữ ROC thay vì tên nước “Nga” hoặc “Ủy ban Olympic Nga”: “Tất cả các màn hình hiển thị công khai tên người tham gia của tổ chức phải sử dụng từ viết tắt “ROC”, không phải tên đầy đủ "Ủy ban Olympic Nga".

Nếu từ “Russia” (Nga) được nhìn thấy ở bất kỳ đâu, thì cũng phải kèm theo chữ “vận động viên trung lập”.

Các vận động viên thi đấu cho ROC là những người đã có thể chứng minh rằng họ hoàn toàn không dính líu đến vụ bê bối doping.

Quyết định “giơ cao đánh khẽ”?

Về mặt kỹ thuật, các vận động viên đang thi đấu cho cho “Ủy ban Olympic Nga”. Tuy nhiên, IOC cho rằng điều này sẽ khiến nhiều người bối rối.

Quả thực, không ít người cho rằng, biện pháp trừng phạt của IOC đối với Nga có vẻ hơi nực cười. Đội bơi nghệ thuật của Nga được phép thể hiện màn thi đấu của mình với một điệu punk có tên là “With Russia from Love”… nhưng IOC cắt bỏ từ “Russia”. Tại lễ trao huy chương, quốc ca Nga được thay thế bằng “Bản hòa tấu piano số 1” của Tchaikovsky - nhà soạn nhạc người Nga. Lá cờ được kéo lên không phải là cờ Nga, mà là một lá cờ có hình ngọn đuốc Olympic... với các màu xanh lam, đỏ và trắng của cờ Nga.

Tại sao lại là olympic 2022

Các vận động viên đội thể dục nghệ thuật ROC nhận huy chương vàng trong Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 ngày 26/7/ 2021. Ảnh: Loic VENANCE/AFP.

Không được phép treo cờ Nga tại bất kỳ địa điểm thi đấu nào, trong Lễ khai mạc hoặc bế mạc, nhưng cờ có thể được treo ở Làng Olympic. Và người Nga đã thiết kế đồng phục của họ theo ba màu yêu quý. “Nếu quốc kì không được treo, chính mỗi chúng tôi sẽ mang quốc kì”, Đội trưởng Đội bóng bầu dục Alena Tiron nói với hãng thông tấn Nga RIA Novosti, “Chúng tôi biết mình đại diện cho quốc gia nào.”

Sự kiện khiến Nga bị cấm diễn ra như thế nào?

Ủy ban Olympic quốc tế đã chính thức cấm Nga có mặt tại Thế vận hội Tokyo 2020 do những vụ bê bối doping trắng trợn từ hồi Thế vận hội Sochi 2014.

Câu chuyện tóm tắt như sau: Ở Sochi, có một phòng được xây dựng liền kề phòng xét nghiệm doping. Mỗi đêm, sau khi phòng xét nghiệm đóng cửa, người ta đưa mẫu bẩn ra và thay thế mẫu sạch vào.

Tại Thế vận hội đó, Nga giành được nhiều huy chương nhất. Không một vận động viên Nga nào có kết quả xét nghiệm dương tính với chất kích thích. “Màn kịch” này không chỉ được áp dụng ở Thế vận hội, mà cũng được áp dụng lại ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympics, thậm chí ở đó, Nga giành được nhiều huy chương nhất – gấp ba lần so với quốc gia đứng thứ hai.

Cơ quan Chống Doping Thế giới cuối cùng đã phát hiện vụ việc này. Sau đó, “đạo diễn” của kế hoạch trên là Tiến sĩ Grigory Rodchenkov đã trốn đến Mỹ.

Tại sao lại là olympic 2022
Biểu tượng của Olympic Tokyo tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Olympic mùa Hè 2020 sẽ diễn ra từ ngày 23/7-8/8 tại Tokyo, Nhật Bản.

Thế vận hội năm nay được tổ chức với rất nhiều điểm khác biệt so với các kỳ đại hội thể thao thế giới từng diễn ra trong lịch sử.

1. Olympic đầu tiên bị hoãn lại

Do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, Olympic Tokyo đã bị hoãn lại 1 năm so với kế hoạch tổ chức ban đầu.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, thế vận hội đã bị hoãn và lên lịch lại song vẫn giữ tên Olympic Tokyo 2020 cho mục đích tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, Tokyo cũng là thành phố đầu tiên tổ chức 2 kỳ Olympic, lần đầu vào năm 1964.

2. Lễ khai mạc và bế mạc

Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra từ 20-23 giờ 30 ngày 23-7 giờ địa phương (tức 18-21 giờ 30 cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Buổi lễ kéo dài hơn 30 phút so với kế hoạch ban đầu, nhằm tạo điều kiện cho các vận động viên thực hiện giãn cách.

Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020 vào ngày 8/8 sẽ diễn ra từ 20-22 giờ 30 (giờ địa phương), rút ngắn 30 phút so với kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ được đơn giản hóa và số lượng vận động viên tham dự cũng ít hơn.

3. Olympic đầu tiên có 33 môn thi đấu

Với sự góp mặt của 4 môn mới Trượt ván (Skateboarding), Lướt sóng (Surfing), Leo núi thể thao (Sport Climbing) và Karate trong chương trình thi đấu, Olympic Tokyo là kỳ thế vận hội đầu tiên có số lượng môn thi lớn nhất nhất từ trước tới nay với 33 môn với 339 nội dung.

Ngoài ra, cũng xuất hiện 15 nội dung thi đấu mới ở các môn đã có từ trước.

Bóng đá và bóng mềm là những môn thể thao thi đấu đầu tiên vào ngày 21-7, trước 2 ngày so với lễ khai mạc. Các môn thể thao kết thúc muộn nhất vào ngày 8-8 trước lễ bế mạc.

4. 206 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự

Có tổng số 206 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự Olympic Tokyo 2020, trong đó, đoàn thể thao Bắc Macedonia lần đầu tiên tham dự.

Ngoài ra, theo phán quyết của Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS), vận động viên của Nga được tham dự giải đấu, nhưng không được sử dụng tên nước, quốc kỳ hoặc quốc ca Nga và phải thể hiện mình là "Vận động viên trung lập" hoặc "Đội thể thao trung lập."

Triều Tiên tuyên bố không tham gia Olympic Tokyo 2020 do lo ngại về dịch Covid-19. Đây sẽ là lần đầu tiên nước này vắng mặt tại đấu trường Olympic kể từ năm 1988.

5. 11.058 vận động viên tham gia tranh tài

Theo số lượng đăng ký mới nhất, có tổng cộng 11.058 vận động viên tham dự Olympic Tokyo. Trong số này, đoàn thể thao có nhiều vận động viên nhất là Mỹ với 630 vận động viên, xếp trên chủ nhà Nhật Bản (552 vận động viên).

Tiếp theo, lần lượt là Australia (469), Đức (425), Trung Quốc (414), Pháp (397), Italy (384), Canada (382), Anh (376).

Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là đội có nhiều vận động viên nhất, với 42 vận động viên, tiếp theo là Malaysia (30), Indonesia (28), Singapore (22), Philippines (19) và Việt Nam (18).

6. Đoàn Thể thao Việt Nam có 18 vận động viên, thi đấu ở 11 môn

Đoàn thể thao Việt Nam có 18 vận động viên tham dự, tranh tài ở 11 môn thể thao.

Cụ thể, Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành (Thể dục dụng cụ), Quách Thị Lan (điền kinh), Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi), Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Trương Thị Kim Tuyền (Taekwondo), Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Phi Vũ (bắn cung), Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Thùy Linh (cầu lông), Lường Thị Thảo/Đinh Thị Hảo (rowing), Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Văn Đương (boxing), Nguyễn Thị Thanh Thủy (Judo), Thạch Kim Tuấn, Hoàng Thị Duyên (cử tạ).

Thành phần Đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 còn có 18 huấn luyện viên, chuyên gia, 2 bác sỹ, 4 cán bộ, 1 phóng viên do ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục thể thao làm Trưởng đoàn. Mục tiêu của Đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo là phấn đấu có huy chương.

7. Những niềm hy vọng Việt Nam

Theo Ủy ban Olympic Việt Nam, vận động viên điền kinh Quách Thị Lan và vận động viên bơi lội Nguyễn Huy Hoàng sẽ nhận trọng trách cầm cờ đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 vào tối 23-7 tới.

Quách Thị Lan là vận động viên điền kinh duy nhất của Việt Nam tham dự Olympic Tokyo ở nội dung 400m rào nữ, còn Nguyễn Huy Hoàng sẽ tranh tài ở nội dung bơi 1.500m tự do nam.

Đoàn thể thao Việt Nam sẽ lên đường tới Nhật Bản vào ngày 18-7 tới.

Trong số 18 vận động viên tham dự, Đồng Nai có vận động viên Nguyễn Thùy Linh thi đấu nội dung đơn nữ môn cầu lông. Đây là lần đầu tiên tay vợt 23 tuổi của Đồng Nai được tham dự Olympic.

Trong khi tay vợt 38 tuổi Nguyễn Tiến Minh tiếp tục tạo nên lịch sử cho cầu lông Việt Nam khi là vận động viên duy nhất 4 lần tham dự Olympic.

Kình ngư Nguyễn Ánh Viên có lần thứ 3 tham gia tranh tài tại Olympic. Đây cũng chính là lần đầu tiên Việt Nam có vận động viên góp mặt với tư cách nhà đương kim vô địch.

Ở kỳ Olympic trước, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã xuất sắc giành 1 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc.

8. Olympic không khán giả

Nhật Bản đã quyết định không mở cửa cho khán giả tới xem các môn thi đấu tại Olympic Tokyo 2020.

Thông báo này được đưa ra sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố ở thủ đô Tokyo với số lượng người mắc Covid-19 gia tăng. Đây là kỳ Olympic đầu tiên diễn ra mà không có khán giả tới cổ vũ ở các điểm thi đấu.

9. Diễn ra tại 41 điểm thi đấu

Olympic Tokyo 2020 diễn ra tại 41 địa điểm thi đấu và chính quyền Tokyo đã dành 400 tỷ yen (hơn 3,67 tỷ USD) để trang trải các chi phí quảng bá, xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng.

Ngoài sân vận động quốc gia mới, có sức chứa hơn 60.000 người với chi phí xây dựng khoảng 1,4 tỷ USD, một số điểm thi đấu từng diễn ra các cuộc thi đấu tại Olympic 1964 đã được cải tạo để tổ chức thế vận hội lần này.

10. Huy chương Olympic được sản xuất từ các thiết bị điện tử tái chế

Huy chương Olympic được sản xuất từ các thiết bị điện tử tái chế do các công dân hiến tặng.

Theo thống kê, 5.000 huy chương đã được làm từ 78.985 tấn đồ điện tử tái chế, bao gồm máy tính xách tay, máy ảnh và khoảng 6 triệu điện thoại di động của người dân Nhật Bản hiến tặng.

Theo vietnamplus.vn