Phòng sinh hoạt chung là gì

Show

Cách bố trí phòng sinh hoạt chung của nhà bạn đã đẹp và hợp lý hay chưa? Có rất nhiều gia chủ còn đang chưa hài lòng với không gian phòng sinh hoạt chung nhà mình. Nhưng khó một điều là không biết phải trang trí và sắp xếp như nào cho hợp lý.

+ Phòng sinh hoạt là căn phòng chung của 1 gia đình, nơi sum họp và thư giãn. Với vai trò gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. 

+ Cách bố trí phòng sinh hoạt chung phụ thuộc vào diện tích của mỗi ngôi nhà như thế nào. Nhìn chung ngôi nhà có diện tích rộng rãi và thoải mái. Thì phòng SHC sẽ đặt ở vị trí đẹp, nơi có nhiều khoảng không yên tĩnh. 

+ Nhà nhỏ hạn chế không gian thì căn phòng sinh hoạt chung. Sẽ được coi là phòng đa năng luôn. Vừa có thể làm phòng khách, phòng ăn hay phòng giải trí.

+ Phòng sinh hoạt chung trong nhà phố, biệt thự sẽ được bố trí ngay ở tầng 1 hoặc tầng 2. Sẽ được trang bị những thiết kế, nội thất cần thiết trong quá trình sử dụng. Không gian cần đủ rộng để tiện lợi cho việc sum họp và đảm bảo yếu tố riêng tư cho không gian khác.

+ Ý tưởng thiết kế mới hiện nay thường phòng sinh hoạt chung. Sẽ được kết hợp thêm các phương tiện giải trí, phòng hát. Bàn ghế trong phòng cần ưu tiên sự thoải mái, dễ chịu như sofa, ghế bành là lựa chọn hàng đầu. Gia chủ nên trang trí căn phòng đơn giản. Tạo nhiều khoảng trống để dễ dàng trong việc đi lại, sinh hoạt của cả gia đình.

II. Cách bố trí phòng sinh hoạt chung đẹp thì cần đảm bảo ít nhất 6 yếu tố này

>> Một là, cần phải có cách bố trí phòng sinh hoạt chung theo một diện tích phù hợp 

+ Với không gian nhà chung cư thì diện tích nhỏ,  thường 1 căn phòng từ 12 đến 15m2

+ Nhà phố chung cư có diện tích từ 70m2 trở xuống sẽ không làm phòng sinh hoạt chung khi mà số phòng ngủ từ 3 phòng trở lên.

+ Phòng sinh hoạt chung thường sẽ được thiết kế diện tích tương đương với phòng ngủ và rất hiếm khi nhỏ hơn phòng ngủ.

>> Hai là, bạn đang không biết vị trí đặt phòng sinh hoạt chung chỗ nào hợp lý? 

Hợp lý thì cần phải xem xét mặt bằng công năng của ngôi nhà như thế nào mới lựa chọn được. Một vài vị trí thường đặt phòng sinh hoạt chung như sau:

+  Ở chung cư nhỏ, phòng sinh hoạt chung thường đặt ở vị trí gác lửng (nếu có). Vì diện tích sàn của chung cư tương đối hẹp không đủ điều kiện để bố trí phòng sinh hoạt chung rộng rãi.

+ Nhà phố nhà ống đặt ở tầng 2 là hợp lý nhất

+ Biệt thự thường có rất nhiều không gian để đặt phòng sinh hoạt chung vì diện tích rộng rãi

>> Ba là, bạn nghĩ rằng yếu tố không hề quan trọng khi thiết kế phòng SHC?

Theo KTS Nội Thất Yêu Nhà Việt thì phòng sinh hoạt chung. Nên được thiết kế ở những nơi có thể lấy được ánh sáng tự nhiên có tầm nhìn rộng rãi. Không bị che chắn để tạo nên không gian rộng mở và thoáng mát. 

Nếu không gian nhà bạn không đủ điều kiện để sử dụng ánh sáng tự nhiên. Thì bạn nên thiết kế hệ thống ánh sáng cho độ sáng lớn để đảm bảo phục vụ hoạt động chung của cả căn phòng. Có thể sử dụng thêm đèn âm trần, đèn thả, đèn để bàn cách điệu và sáng tạo để tăng tính thẩm mỹ.

>> Bốn là, bí quyết chọn nội thất cho phòng sinh hoạt chung

Đồ nội thất ở phòng sinh hoạt chung phải đảm bảo độ lớn phù hợp với diện tích căn phòng. Không nên lớn quá hay nhỏ quá, thiết kế kết hợp hài hòa với phong cách nội thất căn hộ. 

Gam màu của đồ nội thất cũng phải hài hòa với màu sơn của căn nhà tạo nên sự hòa hợp.

>> Năm là, thiết kế phần trần nhà như thế nào cho đẹp

Trần nhà phòng sinh hoạt chung nên sử dụng những gam màu sáng để tạo cảm giác hài hòa và ấm áp. Gia chủ hoàn toàn có thể sử dụng các vật liệu như gỗ, thạch cao cho trần nhà. Ngoài ra việc sử dụng đèn chiếu sáng sẽ mang lại vẻ đẹp thời thượng cho căn phòng.

>> Sáu là, sàn nhà cần phải thiết kế như nào để đẹp và công năng?

Chọn thảm là giải pháp tối ưu hay ốp sàn? 

Tùy thuộc vào cách trang trí và màu sắc nội thất để trọn ốp sàn nhà thích hợp, hài hòa. Có thể chọn thêm các tấm thảm nhà tăng tính sinh động và vẻ thu hút cho thiết kế. 

Chọn thảm dày, đơn sắc khi phòng có phong cách kiến trúc hiện đại, đơn giản. Ngược lại nếu phòng có thiết kế kiến trúc cầu kỳ, đồ đạc theo phong cách cổ điển với nhiều chi tiết, hoa văn. Thì nên chọn thảm mỏng và có họa tiết.

Phòng sinh hoạt chung là gì

III. Cách bố trí phòng sinh hoạt chung đẹp không khác gì chuyên gia

Nói gì thì nói nhiều gia đình Việt vẫn rất coi trọng không gian phòng sinh hoạt chung. Căn phòng này đóng vai trò quan trọng, là trung tâm kết nối của cả ngôi nhà. Phòng SHC còn là nơi diễn ra tiệc tùng, đón tiếp bạn bè … nên có lẽ nhiều gia chủ vẫn đặt khá nhiều tâm tư vào đây.

KTS Nội Thất Yêu Nhà Đẹp xin được chia sẻ bí quyết nhỏ trong cách bố trí phòng sinh hoạt chung đẹp hết ý:

– Vote tone màu nhẹ nhàng, trung tính

Rất thích hợp cho không gian phòng SHC. Những gam màu này một mặt tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, mặt khác sẽ giúp tăng độ rộng cho không gian.

– Bài trí hài hòa và tối giản chi tiết

Lưu ý chúng ta không nên tham nhiều chi tiết mà chỉ cần bố trí những đồ vật cần thiết. Đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như đủ để làm nổi bật không gian. Thông thường không gian phòng khách muốn có điểm nhấn nổi bật. Hãy tập trung nhiều vào hệ thống đèn, ghế sofa.

– Đừng ham hố hoa văn chi tiết rườm rà

Những hoa văn, họa tiết rườm rà hay những loại chất liệu phức tạp. Sẽ không thích hợp với thiết kế nội thất phòng khách biệt thự hiện đại. Vì vậy bạn hãy giản lược đi nhiều chi tiết rườm, tập trung thiết kế theo phong cách đơn giản và thanh lịch.

Ngoài ra, bất kỳ một thiết kế nội thất nào cũng phải đáp ứng được các tiêu chí:

  • Tối đa hóa không gian nội thất
  • Thể hiện thẩm mỹ và phù hợp phong thủy
  • Tạo ra điểm nhấn khác biệt, thể hiện phong cách gia chủ

Với kinh nghiệm nhiều năm thiết kế không gian phòng sinh hoạt chung. Cùng 100+ dự án đã hoàn thiện Nội Thất Yêu Nhà Việt tự tin có thể am hiểu mọi tiêu chí. Tạo nên không gian phòng sinh hoạt chung đẹp nhất. Góp phần thổi hồn cho những ngôi nhà thêm phần chất lượng, làm hài lòng gia chủ. 

IV. Cần tránh những lỗi sai phong thủy trong cách bố trí phòng sinh hoạt chung sau

1, Đừng ham hố tạo quá nhiều chức năng trong phòng này

Nhiều gia chủ có ý định gộp hoặc tận dụng nhiều chức năng trong phòng này nhưng quả thực thì đây là ý tưởng không hay chút nào. 

Nếu trong thiết kế nội thất một không gian bạn lại quá tham lam nhiều chức năng thì khó tránh khỏi sự lộn xộn, không đồng nhất trong chức năng sử dụng gây ra cảm giác khó chịu, bí bức khiến bạn không được thoải mái trong nhu cầu sử dụng.

2, Nên chọn căn phòng có bố cục vuông vắn, ngay ngắn

Bố cục trong căn phòng sinh hoạt chung này nên được bố trí nội thất sắp xếp gọn gàng và vuông vắn, ngăn nắp càng tốt. Như vậy về phong thủy đã tạo nên một cảm giác vững chãi khi bước vào. Giúp gia chủ thuận lợi trong công việc.

Nếu khu đất không đẹp thì nên đặt thêm cây xanh vào các góc nhọn. Để âm khí trung hòa, tạo cảm giác mềm mại  và tươi mát cho không gian.

3, Phòng sinh hoạt chung tốt nhất nên có một bộ sofa hoàn chỉnh

Nhiều gia đình có thể bài trí nhiều hơn 1 bộ sofa vì tiện lợi hoặc số lượng thành viên đông. Nhưng tốt nhất là nên có 1 bộ ghế sofa trọn vẹn và hoàn chỉnh. Để tạo mối liên kết và thống nhất không chỉ trong trang trí. Mà còn trong phong thủy giữ lửa hạnh phúc gia đình.

4, Từ cửa chính thì nên bố trí 1 lối dẫn đi tới phòng khách

Như trên đã nói, việc để các cửa thông nhau là điều tối kỵ trong phong thủy. Vì vậy, từ cửa chính, một lối đi ngắn hướng chéo dẫn vào phòng khách sẽ là lý tưởng cho những ai theo nghiệp kinh doanh, buôn bán lại không làm lộ tài khí gia đình ra ngoài.

5, Sàn nhà phòng SHC phải bằng phẳng

Sàn phòng sinh hoạt chung trong phong thủy sẽ tượng trưng cho con đường công danh sự nghiệp của gia chủ nên cần được bằng phẳng, hanh thông, tránh có các bậc thang lên xuống thất thường. Hoặc phải trải qua nhiều thảm màu khác nhau sẽ khiến công việc của thành viên trong gia đình thất thường, gặp nhiều biến cố.

Vấn đề phong thủy còn cần phải lưu tâm về mệnh của chủ nhân ngôi nhà là ai, từ đó quyết định chọn màu sắc, chất liệu nội thất, bài trí ra sao.

Phong thủy vô cùng quan trọng và cũng vô cùng cần thiết trong bất cứ 1 không gian nào không cứ gì phòng sinh hoạt chung. Mỗi căn phòng cần phải hài hòa và phù hợp với nhau để tạo nên tổng thể toàn diện. 

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Xưởng nội thất Yêu nhà Việt. Mong có thể giúp khách hàng có định hướng về thiết kế phòng khách/ phòng sinh hoạt chung.

Là một trong những xu hướng nội thất mới, cách bố trí phòng sinh hoạt chung cho biệt thự đẹp gần đây được quan tâm rất nhiều nhằm tạo nên không gian ấm cúng, thoải mái giúp các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn, mang lại những phút giây thư giãn, lành mạnh cho gia đình. Với cách thiết kế mặt bằng khoa học, đáp ứng được nhu cầu của chủ đầu tư, kiến trúc Angcovat chia sẻ cách bố trí phòng sinh hoạt chung hợp lý nhất. 

1. Vai trò của phòng sinh hoạt chung trong không gian nội thất

Phòng sinh hoạt chung là gì

Cách bố trí phòng sinh hoạt chung ngày càng nhận được nhiều quan tâm của các chủ đầu tư

Nhiều năm trở về trước chúng ta thường không biết tới khái niệm phòng sinh hoạt chung trong kiến trúc nội thất nhà ở và nó khá xa lạ, chỉ có những gia đình có biệt thự rộng lớn và khá đông thành viên sinh sống thì mới xây thêm một phòng giải trí như thế. Những nhà bình thường thì họ thường gộp phòng khách với tính chất của phòng sinh hoạt chung.

Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, nhu cầu thiết kế phòng sinh hoạt chung độc lập ngày càng thịnh hành với những gia đình có đủ diện tích và mặt bằng để tạo nên cách bố trí phòng sinh hoạt chung trong không gian nội thất nhà ở.

Phòng sinh hoạt chung là gì ?

Không gian phòng sinh hoạt chung được thiết lập xuất phát từ mục đích thư giãn, giải trí cho cả gia đình sau những phút làm việc mệt mỏi mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác như tiếp khách, học tập, nghỉ ngơi…Bên cạnh đó phòng sinh hoạt chung còn giúp các thành viên có những cuộc họp gia đình giúp gia đình gắn kết với nhau hơn, có thời gian bên nhau hơn vì thế cần tạo nên một không gian ấm áp, thân tình.

Xem thêm: Các mẫu nhà 3 tầng hiện đại đẹp

Phòng sinh hoạt chung là gì

Mẫu phòng sinh hoạt chung đẹp hiện nay khá phổ biến với nhu cầu thiết thực

Chúng ta có thể có cách bố trí phòng sinh hoạt chung thành phòng karaoke gia đình đơn giản, phòng nhạc cụ, phòng chơi cho trẻ, một thư viện nhỏ, một góc chơi đàn…hoặc có thể kết hợp cùng lúc các phương tiện giải trí phục vụ nhu cầu thường xuyên của các thành viên gia đình, đó là điều mà phòng khách không tiện để thực hiện. Nhìn chung những hoạt động này diễn ra độc lập sẽ không làm ảnh phiền hay ảnh hưởng đến các hoạt động khác, do đó chúng ta cũng nên thiết kế phòng sinh hoạt chung cách âm với không gian bên ngoài.

Tuy nhiên chỉ có những mẫu nhà có diện tích rộng hoặc những mẫu nhà cao tầng, nhà phố có công năng đầy đủ mới làm thêm phòng sinh hoạt chung còn những mẫu nhà cấp 4, nhà 1 tầng thường không làm phòng sinh hoạt chung mà tập trung vào các không gian phòng ngủ, phòng khách…Diện tích mặt bằng và kinh phí đầu tư quyết định có nên thiết kế phòng sinh hoạt chung hay không, thường thì nhà 1 tầng sẽ kết hợp phòng khách và phòng sinh hoạt chung với nhau để tiết kiệm diện tích.

Xem thêm: Thiết kế nhà 50m2 đẹp

2. Cách bố trí phòng sinh hoạt chung với diện tích hợp lý diện tích

Cũng giống như các không gian nội thất khác, tùy theo nhu cầu của gia đình và diện tích mặt bằng công năng để bố trí diện tích phòng sinh hoạt chung sao cho phù hợp và tiện dụng.

Những phòng sinh hoạt chung trong nhà 1 tầng và những mẫu nhà phố thường có diện tích nhỏ, khoảng từ 12 đến 15m2, cũng tương đương với các phòng ngủ nhỏ. Đối với các mẫu nhà biệt thự 2 tầng trở lên diện tích 120m2 thì cách bố trí phòng sinh hoạt chung khá rộng và đầy đủ tiện nghi khoảng từ 18 đến 22m2. 

Phòng sinh hoạt chung là gì

Cách bố trí phòng sinh hoạt chung nhỏ hay lớn phụ thuộc vào nhu cầu của gia đình

Tuy nhiên cách hiểu đó là tương đối vì mặt bằng nội thất của mỗi mẫu nhà khác nhau, nhu cầu của các gia đình cũng khác nhau. Có những gia đình sử dụng phòng sinh hoạt chung vào nhiều mục đích khác nhau thì sẽ thu hẹp diện tích các phòng ngủ để mở rộng phòng sinh hoạt chung làm phòng tổ chức tiệc tùng, tụ tập bạn bè, giải trí…

Những mẫu nhà phố diện tích từ 70m2 trở xuống sẽ không làm phòng sinh hoạt chung khi mà số phòng ngủ từ 3 phòng trở lên. Phòng sinh hoạt chung thường sẽ được thiết kế diện tích tương đương với phòng ngủ và rất hiếm khi nhỏ hơn phòng ngủ.

Xem thêm: Những mẫu nhà 3 tầng 100m2

3. Cách bố trí phòng sinh hoạt chung với vị trí phù hợp nhất. Có nên kết hợp phòng khách và phòng sinh hoạt chung ?

Phòng sinh hoạt chung là gì

Cách bố trí phòng sinh hoạt chung ở những nơi thoáng mát và có ánh sáng tự nhiên

Tùy theo mặt bằng công năng để chúng ta bố trí vị trí phòng sinh hoạt chung sao cho phù hợp, thường thì phòng sinh hoạt chung sẽ được đặt ở trên cao chứ không đặt ở tầng 1. Ở trên tầng, các phòng ngủ thường được đặt ở nơi thoáng mát nhất hướng ra ban công để đón ánh nắng tự nhiên và khí trời mát mẻ, phòng sinh hoạt chung cũng tương tự được đặt đối diện cầu thang giữa 2 phòng ngủ và có ánh sáng tràn ngập hướng ra phía ngoài.

Phòng sinh hoạt chung là gì

Cách bố trí phòng sinh hoạt chung có không gian thoáng rộng mở

Phòng sinh hoạt chung thường gặp trong nhà phố là ở khoảng thông tầng, nơi có phòng khách hoặc tầng lửng. Ở đây trần thấp nhưng lại thích hợp cho không khí thân mật. Cũng có thể mở rộng sảnh cầu thang thành một phòng lớn làm phòng sinh hoạt chung, rất thích hợp với các căn nhà hẹp. Một số nhà mặt phố dùng một vài tầng cho kinh doanh. Khi đó, phòng sinh hoạt chung có thể bố trí tại lầu trên cùng, tiếp giáp sân thuợng. 

Ở chung cư, phòng sinh hoạt chung thường đặt ở vị trí gác lửng (nếu có) vì diện tích sàn của chung cư tương đối hẹp không đủ điều kiện để bố trí phòng sinh hoạt chung rộng rãi. Tầng lửng giúp mở rộng diện tích và đảm bảo sự yên tĩnh là vị trí thuận lợi để thiết kế một phòng sinh hoạt chung kết hợp nhiều công năng. Nếu không có tầng lửng thì phòng sinh hoạt chung thường được kết hợp với phòng khách. 

Phòng sinh hoạt chung là gì

Cách bố trí phòng sinh hoạt chung trên gác lửng của chung cư

Có nên kết hợp phòng ngủ và phòng khách ?

Thông thường phòng khách là khoảng không gian được dùng để tiếp khách, còn phòng sinh hoạt chung là không gian hoạt động của cả gia đình. Về cơ bản, chủ đầu tư thường đặt phòng khách ngay tại vị trí tầng 1 gần cửa ra vào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách từ ngoài vào và đồng thời để đảm bảo các yếu tố riêng tư cho các không gian khác. Còn phòng sinh hoạt chung được bố trí tại vị trí trung tâm của ngôi nhà để mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi thân mật giữa những thành viên trong nhà. Về cơ bản 2 không gian này đều được thiết kế với những góc nhìn ra hướng ban công, cửa sổ hay cửa hính, sân vườn…hoặc được bố trí ở những khu vực rộng nhất của ngôi nhà. Chúng cũng thường được thiết kế liên thông tạo ra sự tiện nghi tối đa cho người sử dụng. Tùy từng cách sinh hoạt của gia đình mà chủ nhà sẽ quan tâm nhiều hơn đối với khu vực nào, sau đó sẽ tùy thuộc vào không gian nội thất mà bố trí như thế nào. Nếu nhu cầu phòng sinh hoạt chung của gia đình chỉ là có những cuộc họp cả gia đình hay ngồi xem phim cùng nhau thì có thể kết hợp không gian phòng khách và sinh hoạt chung với nhau để tiết kiệm diện tích. Nhưng nếu nhu cầu của gia chủ đòi hỏi phòng sinh hoạt chung là phòng karaoke hay nhạc cụ hay thư viện, phòng chơi trẻ em…thì tốt nhất chúng ta nên tác biệt 2 không gian với nhau để không làm ảnh hưởng đến việc tiếp khách đến chơi, thể hiện sự tôn trọng lịch sự với khách đến nhà.

Xem ngay: Các mẫu biệt thự sân vườn đẹp 

4. Mốt số lưu ý quan trọng trong cách bố trí phòng sinh hoạt chung (SHC)

Phòng sinh hoạt chung là gì

Các mẫu phòng sinh hoạt chung đẹp và sang trọng

- Quan trọng nhất là phòng SHC là phải ở vị trí có và lấy được ánh sáng tự nhiên qua các cửa sổ lớn, có tầm nhìn thông thoáng ra sân vườn, cây cảnh…và tránh nhìn ra mảng tường lớn nhà lân cận hoặc nơi có tiếng ồn. 

Phòng sinh hoạt chung là gì

- Đồ nội thất cho phòng SHC phải đảm bảo sự cân bằng, tránh chọn đồ đạc quá lớn so với không gian phòng, bố trí gọn gàng, không làm cản lối đi lại, ghế sofa không được đặt sát tường, kệ tivi rộng vừa phải, hài hòa với loại tivi đi cùng, có chỗ cho những trang trí như tranh, tượng, bình, lọ…Các mảng tường ở phòng SHC nên treo tranh hay vật trang trí, hoặc bố trí kệ sách nếu có mảng tường lớn. Ở nơi cí khí hậu lạnh thì bố trí lò sưởi ở phòng SHC, vừa tiện dụng vừa tạo điểm nhấn chính. Nếu là phòng karaoke thì hoặc góc đặt nhạc cụ thì bày trí chú ý vị trí các nhạc cụ đó.

- Tường của phòng SHC nếu sơn nước thì chọn màu màu sáng tạo sự tươi trẻ cũng như mang lại cảm giác phòng lớn hơn kích thước thật. Nếu cần tạo điển nhấn trang trí chúng ta có thể dùng giấy dán tường 3d, ốp gạch hay gỗ vào một mang tưởng nào đó. 

- Sàn phòng SHC nên lát gạch màu đậm không quá bóng dễ trơn trượt chỉ chọn gạch có độ nhám vừa phải. Ngoài ra có thể trải thêm một tấm thảm có kích thước hài hòa với bộ ghế sofa để tạo điểm nhấn ấm áp, thân thiện hơn. Chọn thảm dày, đơn sắc khi phòng có phong cách kiến trúc hiện đại, đơn giản. Ngược lại nếu phòng có thiết kế kiến trúc cầu kỳ, đồ đạc theo phong cách cổ điển với nhiều chi tiết, hoa văn thì nên chọn thảm mỏng và có họa tiết.

- Trần phòng SHC nên sơn màu sáng hoặc sử dụng tấm thạch cao vừa che các yếu tố kỹ thuật cũng như giảm độ cao trần, giú hài hòa kích thước của phòng. Kiểu trần nên đơn giản, tránh rườm rà. Nên đóng trần giật cấp , ở trung tâm cao để gắn đèn treo trang trí và phần chung quanh thấp thì lắp đèn âm trần, phần chênh lệch độ cao gắn đèn 1,2m tạo ánh sags dịu nhẹ.

- Rèm cửa cho phòng SHC giúp che chắn được ánh nắng mặt trời gay gắt bên ngoài. Chọn màu rèm cần để ý đến bố cục tổng thể màu sắc phòng và các đồ nội thất sao cho phù hợp. Nên dùng rèm cửa vải hoặc chất liệu nhẹ để tạo không gian dịu dàng, thư giãn, có họa tiết trang trí để tránh sự đơn điệu.

Kết luận: Mỗi gia đình có cách bố trí phòng sinh hoạt chung khác nhau tùy điều kiện và nhu cầu riêng của mình, tuy nhiên để có một căn phòng đẹp, thể hiện phong cách, lại tiện dụng và phù hợp với thực tế, cách tốt nhất vẫn là chọn một kiến trúc sư để được tư vấn và thực hiện thiết kế theo ý mình. Do đó khi xây nhà bạn không nên chọn một đơn vị tư thiết kế kiến trúc để bố trí mặt bằng công năng hợp lý và hài hòa tất cả yếu tố cho ngôi nhà của bạn.

 Xem thêm: Hướng dẫn cách cải tạo nhà cấp 4 cũ đẹp, nhanh, tiết kiệm chi phí