Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều

Thanh thiếu niên đang ở vào giai đoạn phát triển, chiều cao cơ thể tăng lên từng ngày. Đây là những thay đổi rất bình thường. Sự thay đổi này thông thường rất chậm, phải qua một vài tháng mới có thể nhận ra được. Nhưng, nếu như một ngày bạn đo chiều cao hai lần, buổi sáng sớm thức dậy đo một lần và buổi tối trước khi đi ngủ đo lại một lần nữa. bạn sẽ phát hiện ra rằng, số đo của hai lần này có sự sai lệch rõ rệt. Hơn nữa, vào buổi tối khi đo bạn sẽ thấy mình không những không cao thêm mà còn thấp đi. Bạn biết tại sao không?

Thì ra, việc thay đổi chiều cao này khác với việc phát triển chiều cao bình thường, nó chủ yếu do sự biến đổi chiều dài của xương sống gây ra. Xương sống nằm ở vị trí chính giữa của lưng. Nó không phải là một chiếc cột liền thẳng đứng mà có kết cấu giống như chiếc gậy nhiều khúc, do nhiều đốt xương nối liền lại với nhau mà thành. Giữa các xương có sự đàn hồi tương đối. Như vậy, nó mới đảm bảo cho thân người có thể xoay chuyển về trước, sau, trái, phải. Những đốt xương này lần lượt là 26 đốt xương sống, 1 đốt xương đế và 1 đốt xương cụt. 26 đốt xương sống này lại cùng xương sụn, dây chằng, kết hợp với khớp tạo thành cột sống. Chiều cao cơ thể tăng lên chính là do có sự thay đổi của một trong những kết cấu liên kết xương trong đó có xương sụn tạo thành.

Giữa hai đốt xương sống có một miếng xương sụn hình đĩa. Các đốt xương sống gần nhau gắn kết lại với nhau nhờ những đĩa xương sụn sợi này. Chúng ta gọi đó là đĩa sụn giữa. Tổng độ dày của tất cả các đĩa sụn giữa vào khoảng 1/4 chiều dài cột sống. Đĩa sụn giữa gồm hai bộ phận: bộ phận giữa đĩa là chất keo mềm, có tính đàn hồi cao gọi là nhân tuỷ; bộ phận xung quanh đĩa, bao gồm những lớp xương sụn sợi tạo thành những chiếc bao ngoài hình tròn, bao quanh phía ngoài, hạn chế không cho nhân sụn tràn ra xung quanh. Bộ phận này gọi là vòng sợi. Nhân sụn và vòng sợi có tác dụng chung làm cho đĩa sụn giữa vừa vững chắc vừa có sự đàn hồi cao. Khi bị áp lực đè xuống thì nó co lại, khi không còn áp lực đè xuống thì nó phục hồi nguyên dạng. Ban ngày, do tác dụng của trọng lực, các đĩa sụn giữa luôn bi chèn ép, cũng giống như đệm lò xo bị sức nặng ép mỏng xuống, khiến cho độ dài của cả đốt sống bị ngắn lại. Vào buổi đêm, khi ta nằm trên giường ngủ, "đệm lò xo" không còn chịu lực ép, các đĩa sụn giữa có thời gian đủ để khôi phục lại độ dày ban đầu. Vì thế, có hiện tượng chiều cao buổi sáng và buổi chiều khác nhau. Đây là kết quả của việc trọng lực ép lên đĩa xương sụn giữa.

Nguyên nhân đầu tiên: Do các đĩa đệm bên trong cột sống sẽ bị chèn ép trong suốt cả ngày. Khi bạn ngủ, cột sống của bạn không bị chèn ép, do vậy, bạn sẽ lấy lại được chiều cao đã mất đi.

 Nguyên nhân thứ hai: Khi bạn ngủ dậy, bạn sẽ giơ tay và ưỡn lên trời thì các cột sống sẽ kéo ra làm cho bạn cao hơn buổi chiều 1-3 cm.

$@lengocthanhb$

$@Nocopy$

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Chiều cao và cân nặng của chúng ta sẽ không giữ nguyên trong suốt cả ngày. Cân nặng thay đổi là điều dễ hiểu, bởi vì chúng ta ăn uống vào và bài tiết ra. Thế nhưng chiều cao cũng có sự thay đổi, hơn nữa khi thức dậy thường sẽ cao hơn so với lúc trước khi đi ngủ. Sự thật này không phải ai cũng biết!

Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều
Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều
(Ảnh: Satyrenko/Shutterstock)

Trung tâm Y tế Bệnh viện Jamaica ở New York của Mỹ đăng tải thông tin trên trang web cho biết vào buổi sáng cơ thể người sẽ cao hơn so với buổi tối, thế nhưng sự khác biệt này không quá rõ rệt, chỉ cách biệt khoảng 1 cm mà thôi. Dù vậy sự chênh lệch này cũng đủ để trở thành đề tài đáng thảo luận.

Theo Trung tâm Y tế Bệnh viện Jamaica, hiện tượng này có thể là do các sụn ở cột sống và đầu gối bị ép do trọng lượng của cơ thể trong quá trình đứng hoặc ngồi vào ban ngày, khiến chiều cao của chúng ta bị “rút lại”.

Còn vào ban đêm khi nằm ngủ, các sụn này được kéo dãn hoặc thoát khỏi tình trạng bị đè nén. Đến sáng hôm sau khi thức dậy, chiều cao của chúng ta sẽ cao hơn so với trước khi đi ngủ vào tối hôm trước.

Thực tế thì khi các phi hành gia trở về Trái Đất từ ngoài không gian, chiều cao của họ cao hơn vài inch so với chiều cao trước đó khi còn ở trên Trái Đất là vì khi ở ngoài không gian không có trọng lực nén cột sống của họ. Khi trở về mặt đất, trọng lực sẽ dần khiến chiều cao của họ quay về trạng thái ban đầu.

Ngoài sự thay đổi về chiều cao, khi thức dậy, cân nặng của chúng ta cũng sẽ nhẹ hơn. Bởi vì quá trình trao đổi chất của cơ thể vẫn diễn ra trong lúc ngủ giúp đốt cháy calo để tạo nhiệt lượng và duy trì hô hấp.

Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều
Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều
(Ảnh: Shutterstock)

Trong lúc ngủ chúng ta thường sẽ đổ một ít mồ hôi và bị mất nước nhẹ sau khi thức dậy, nên sẽ có cảm giác muốn uống nước và cân nặng cũng nhẹ hơn 1 chút.

Tuy nhiên, cân nặng có sự thay đổi nhẹ vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày là điều bình thường, mọi người không cần phải quá lo lắng. Quan trọng hơn hết là cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục.

Minh Ngọc (Theo Epoch Times)

Xem thêm:

Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều
Vì sao chiều cao của bạn thường thấp hơn vào ban đêm?

Chiều cao của bạn thường thấp hơn vào ban đêm, so với khi đo vào buổi sáng. Khi nhìn vào gương mỗi sáng, có thể không nhận ra nhưng bạn thực sự cao hơn so với đêm hôm trước. Điều này là do áp lực bạn đặt lên các khớp xương trong cả ngày có thể ảnh hưởng tới chiều cao của bạn.

Đi bộ, chạy bộ và các hoạt động khác… đều có thể tạo nên sự chèn ép lên sụn và cột sống. Trọng lực cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho các đĩa sụn giữa đốt sống bị chèn ép, dẹt ra. Khi đi ngủ sau một ngày mệt mỏi, cơ thể sẽ thư giãn, làm giảm áp lực lên xương sống và các đĩa sụn. Các đĩa sụn giãn nở ra có thể khiến chiều cao của bạn tăng thêm từ 1,5 – 2cm.

Có nhiều cách có thể giúp làm giảm áp lực lên xương sống trong suốt cả ngày. Tập yoga hoặc tập bài tập pilates từ 2 – 3 lần/tuần có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ xương khớp. Quá trình tập luyện này có thể giúp cải thiện chiều cao cho bạn, giữ vững 1 – 2cm chiều cao của bạn trong cả ngày.

1. Là teen hay "cựu" teen thì vẫn có thể phát triển thêm chiều cao?

Nếu bạn đang ngày đêm... đau khổ vì sắp bước qua tuổi teen, đồng nghĩa với việc không thể nhích thêm tẹo nào về chiều cao nữa thì thông tin được các nhà khoa học chứng thực này chắc chắn sẽ khiến bạn khấp khởi vui mừng đây!


Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều


Hầu như từ trước đến nay, chúng mình đều truyền tai nhau rằng đến năm 18 tuổi thì con gái sẽ ngừng cao, còn con trai thì may mắn hơn một tí, có thể chăm chút chiều cao tới năm 20 tuổi. Thế nhưng, sau nhiều cuộc nghiên cứu, giới khoa học đã đồng lòng bác bỏ quan điểm "bi quan" này và hé lộ tương lai tươi sáng cho những nhân vẫn muốn cao nữa.


Về mặt sinh lý thì, tới khoảng cuối năm 21 tuổi, các xương của chúng mình bắt đầu gắn kết chặt lại với nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là chiều cao không còn cơ hội phát triển. Thực tế, chiều cao của teen được các hormon tăng trưởng điều chỉnh một phần lớn, các yếu tố dinh dưỡng, vận động và môi trường sống cũng đóng góp tương đối vào quá trình này.


Theo các nhà khoa học, khi bạn bước qua tuổi 21 rồi, nếu cơ thể vẫn sản sinh được hormon tăng trưởng chiều cao thì tất nhiên, bạn vẫn cứ cao lên vài cm nữa. Sự ổn định hormone ở mỗi người là mỗi khác, vì vậy, có những nàng teen vừa dậy thì xong, chưa vào tuổi 18 đã ngừng cao luôn nhưng cũng có những bạn cứ cao thêm chút ít mỗi năm đến tận lúc 22, 23 tuổi.


2. Đo chiều cao buổi sáng là "chuẩn" nhất

Có thể nói rằng chiều cao buổi sáng là chiều cao biết...nịnh chủ nhân của nó. Teen có thể làm một kiểm chứng nhỏ như thế này. Buổi tối, sau khi học bài xong, đo chiều cao của mình rồi ghi lại. Sáng hôm sau, thức dậy lại đo chiều cao thêm một lần nữa. Lúc này, khi so sánh hai con số, dĩ nhiên bạn sẽ thấy thích thú với chiều cao buổi sáng hơn rồi, vì bạn có thể nhỉn hơn tối qua từ 0.5-1cm cơ đấy!


Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều

Nguyên nhân là vì, sau một ngày dài nâng đỡ cả cơ thể chúng mình, cột sống có xu hướng co lại và chùn nhẹ, đó là lý do khiến teen lùn hơn vào cuối ngày.

Vào ban đêm, khi được nghỉ ngơi thư giãn và không phải chịu trọng lượng của cơ thể nữa, các đốt sống dần dần giãn ra khiến chúng mình cao hơn vào lúc sáng. Cũng cần phải lưu ý một tí là khi bạn ngủ thật ngon vào ban đêm, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormon tăng trưởng chiều cao hơn, giúp teen cao lớn vùn vụt!


3. Tập tạ sẽ bị...lùn đi?

Con trai là đối tượng chính của môn thể hình nên tin "vịt" này phổ biến trong cộng đồng XY là lẽ dĩ nhiên, thế nhưng ngay cả các nàng XX cũng thi nhau phát tán thông tin không khoa học này bằng cách ngăn cản bạn trai của mình kết bạn với những chồng tạ hàng chục kí.

Lý do khiến điều vô lý này được teen tin sái cổ là vì các bạn ý cứ tưởng tượng những chồng tạ to ơi là to khi được nâng qua vai tất nhiên sẽ...tác động lên khung xương rồi làm teenboys lùn đi.


Để làm sáng tỏ điều này, các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, theo dõi những nhóm thanh thiếu niên có và không có tập thể hình trong giai đoạn dậy thì.

Tại sao buổi sáng cao hơn buổi chiều


Kết quả là, chiều cao trung bình của hai nhóm chẳng xê xích gì mấy và chính Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đã khẳng định tập thể hình nói chung và tập ta nói riêng không ảnh hưởng tới chiều cao của chúng mình. Vậy thì, vì sao vẫn tồn tại những cá nhân khẳng định rằng chính các cậu ấy đã cảm thấy chiều cao "có vấn đề" từ lúc tập tạ? Tất cả là do lũ thuốc hỗ trợ mà ra, đó là lý do vì sao các nhà khoa học khuyến cáo teen boys tránh xa các loại thuốc tăng cơ bắp...đầy rẫy trên thị trường.