Sụn phễu sung huyết là gì

LPR (Laryngo Pharyngeal Reflux) - Hay còn được gọi là trào ngược họng thanh quản, là một bệnh lý thường gặp trong Tai Mũi Họng, bệnh đôi khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên còn được gọi là "Trào ngược thầm lặng".

Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về bệnh lý này, cùng Bs CKI. Nguyễn Quang Quí - Khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn đi vào "tìm hiểu" nhé !

Sụn phễu sung huyết là gì
Bác sĩ CKI. Nguyễn Quang Quí - Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

1. Triệu chứng lâm sàng

     Thang điểm đánh giá trào ngược RIS (Reflux Index Scale) theo Peter Belafsky Koufman tại hội nghị San Diego.

Thang điểm đánh giá trào ngược RIS
Trong 1 tháng, có những triệu chứng nào dưới đây và mức độ ra sao 0 = Không có triệu chứng
5 = Triệu chứng trầm trọng
 1. Khàn tiếng hoặc rồi loạn giọng nói 0 1 2 3 4 5
 2. Tằng hắng, khịt khạc 0 1 2 3 4 5
 3. Họng nhiều đờm hoặc đờm chảy sau họng 0 1 2 3 4 5
 4. Khó nuốt thực ăn, nước, thuốc 0 1 2 3 4 5
 5. Ho sau khi ăn hoặc sau khi nằ xuống 0 1 2 3 4 5
 6. Khó thở hoặc cơn ngộp thở 0 1 2 3 4 5
 7. Hô gây khó chịu, bực dọc 0 1 2 3 4 5
 8. Cảm giác vướng họng, như có vật lạ ở họng 0 1 2 3 4 5
 9. Nóng thượng vị, đau ngực, khó tiêu, ợ hơi 0 1 2 3 4 5

<5 điểm (-) LPR

5 - 10 điểm (+/-) LPR

>10 điểm >95% khả năng là LPR

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Đánh giá qua Nội soi Thanh quản RFS (Reflux Finding Score)

Hình ảnh trên nội soi

Điểm số Đánh giá
 Phù hạ thanh môn (Rãnh giả)

 0: Không

 2: Có

 
 Phù nề buồng thah thất

 2: Một phần

 4: Toàn bộ

 
 Sung huyết

 2: Chỉ sụn phễu

 4: Lan tỏa

 
 Phù nề day thanh

 1: Nhẹ

 2: Vừa

 3: Nặng

 4: Dạng Polyp

 
 Phù nè thanh quản lan tỏa

 1: Nhẹ

 2: Vừa

 3: Nặng

 4: Rất nặng

 
 Phì đại mép sau

 1: Nhẹ

 2: Vừa

 3: Nặng

 4: Rất nặng

 
 Mô hạt thành su họng

 0: Không

 2: Có

 
 Dịch nhầy đặc thượng thanh môn

 0: Không

 2: Có

 

RFS (MAX 26 / > 7)

3. Điều trị

Lưu đồ

Nghi ngờ "Viêm Họng - Thanh Quản" do LPR

Điều trị PPO 2 lần / ngày x 2 tháng

Triệu chứng tồn tại

Triệu chứng cải thiện

Đo trở kháng và pH 24 giờ

Giảm liều PPI

Bình thường:

Chẩn đoán khác

Bất thường:

Thay đổi PPI

Đảm bảo tuân thủ PPI

Tăng liều PPI

Xem xét phẫu thuật

 

     a. Thuốc ức chế bơm Proton:

     Omeprazola, Rabeprazile, Esoprazole, Pantoprazole ...

     b. Điều trị qui ước nghi ngờ "Viêm Họng - Thanh Quản" do LPR

     Thay đổi chế độ ăn:

  • Không ăn hoặc uống 3 giờ trước khi ngủ.
  • Tránh ăn quá nhiều hoặc năm sau khi ăn.
  • Tránh thức ăn chiên và có quá nhiều mỡ.
  • Tránh trà, cà phê, chocolate, bạc hà và soda (vì những loại này làm tăng trào ngược)
  • Tránh mọi chất có chứa Caffein.
  • Tránh rượu, đặc biệt là buổi tối.
  • Tránh gia vị, các chế phẩm từ cà chua.

     Thay đổi lỗi sống:

  • Đài giường cao 10 -15cm.
  • Tránh mặc đồ quá chật.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Giảm cân.

Tài liệu tham khảo:

- Trào ngược dạ dày thực quản, sách hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học Hà nội 2019.

- Trào ngược họng thanh quản (LPR) GS. TS. BS Phạm Kiên Hữu, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thường niên Thính học 2019, Cập nhật Điều trị Khiếm thính và Bệnh lý Tai Mũi Họng.

Nguồn: Bác sĩ CKI. Nguyễn Quang Quí - Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

-----------------------------------------------------------

▶ Đặt lịch khám với Bs. Quang Quí tại: TẠI ĐÂY

▶ Thông tin của Bs. Quang Quí: XEM TẠI ĐÂY

-----------------------------------------------------------

*Có thể bạn quan tâm:

▶ LPR (Laryngopharyngeal Reflux) - Bệnh trào ngược họng thanh quản

▶ Viêm Amidan - Những Chia Sẻ Hữu Ích Của Bác Sĩ Chuyên Khoa

▶ Bệnh "Đái tháo đường" - Định nghĩa, Biến chứng và Cách phòng ngừa