Vải sấy để được bao lâu

Vải là trái cây mọng nước, vị ngọt và thu hoạch theo mùa vụ vào tháng 6 dương lịch. Tuy nhiên, nếu không không bảo quản đúng cách, trái vải sẽ rất nhanh hỏng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 8 cách bảo quản vải để được lâu, giúp bạn có vải ngon dùng cả năm mà không sợ bị mốc, hỏng.

Là loại quả tươi có màu đỏ, vị ngọt, mọng nước, vải thiều là món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, vải lại là sản phẩm có tính chất mùa vụ. Một mùa thu hoạch vải chỉ kéo dài khoảng 30 – 35 ngày. Chính vì thế, khi vải chín rộ, mọi người thường tìm cách bảo quản vải tươi, vải sấy khô để dùng cho cả năm.

I.  Cách bảo quản vải tươi được lâu

* Lựa chọn quả vải tươi

Trước tiên, để có thể bảo quản vải thiều tươi lâu, chúng ta cần chú ý đến việc lựa chọn quả vải tươi ban đầu. Theo đó:

–  Nên chọn những chùm quả có cành dẻo, lá tươi.Không nên mua những chùm vải có quả to, hạt to bởi đó là loại vải lai

– Nên lựa chọn những chùm vải có quả tròn đều, kích thước quả khoảng bằng ngón chân cái, cành, lá và cuống vải còn tươi, không bị sâu đầu.

– Vỏ quả có màu đỏ hồng, không có đốm, cầm bóp nhẹ thấy quả vải căng mọng, ăn thử thấy ngọt thơm, cùi dày và hạt nhỏ.

Cách lựa chọn vải thiều tươi để bảo quản

1.1. Bảo quản vải trong màng bọc thực phẩm, để trong ngăn mát tủ lạnh

Dùng kéo cắt cuống vải, rửa sạch, để ráo nước rồi bọc vải trong lớp giấy báo dầy. Dùng màng bọc thực phẩm bọc quanh bên ngoài túi vải, cho vào trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Quả vải tươi bảo quản theo cách này thường có thể sử dụng khoảng 1 tháng. Trong một vài trường hợp, phần vải bên trong hay bị hấp hơi, khiến phần vải dễ bị hư hỏng. Để có thể bảo quản vải tốt hơn, bạn có thể thay thế màng bọc thực phẩm bằng các loại túi zipper bán sẵn trên thị trường

Với cách bảo quản này, sau khoảng 1 tháng, bạn vẫn có vải tươi để ăn hoặc dùng pha những ly trà vải thật ngon, hấp dẫn.

Bảo quản vải tươi trong giấy báo, bọc để ngăn mát tủ lạnh

1.2.  Bảo quản vải trong ngăn mát tủ lạnh

Vải tươi mua về nhà rửa sạch, để ráo. Dùng tay bóc lớp vỏ bên ngoài vỏ quả vải, xếp vào trong hộp nhựa rồi đậy nắp, cất vào ngăn đá tủ lạnh. Khi sử dụng, bạn để hộp vải rã đông tự nhiên, chất lượng vải tươi không thua kém vải tươi ban đầu

Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng dụng cụ tách hạt vải chuyên nghiệp (bút xoáy nhãn hoặc các sản phẩm có đầu nhọn để lấy hạt vải ra ngoài). Phần cùi vải sau khi tách hạt có thể được ngâm trong nước muối, để ráo nước, rửa sạch rồi sẽ được xếp vào hộp, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh.

Với cách bảo quản này, cùi vải có thể sử dụng để rã đông và xay sinh tố, ăn trực tiếp hoặc nấu chè, pha trà rất ngon và bổ dưỡng.

Chi tiết 3 cách lấy hột vải đơn giản, dễ thực hiện đã được Mai’Store chia sẻ. Mời bạn đọc tham khảo để nắm được nhiều mẹo vặt gia đình hữu ích.

Bảo quản vải thiều tươi trong ngăn mát tủ lạnh

1.3. Làm nước vải ngâm đường

Vải thiều (2kg) mua về rửa sạch, cắt sát cuống. Dùng dao, kéo hoặc dụng cụ tách hạt vải để lấy hạt vải ra ngoài. Với phần cùi vải vừa tách được, bạn tiếp tục thực hiện như sau.

–  Đun sôi 1 lít nước với khoảng 200-300g đường cát trắng

– Cho vải vào nồi, khuấy đều, chờ khoảng 3 phút cho nồi nước sôi trở lại thì tắt bếp

– Chuẩn bị sẵn các hộp thủy tinh nhỏ, có nắp đậy kín. Nhanh tay múc cùi vải và nước vải vào lọ thủy tinh rồi đóng chặt lọ khi nước vải còn nóng. Làm nhanh cho đến khi hết

– Để các lọ nước vải nguội tự nhiên rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản

Với cách ngâm nước vải này, ta có thể sử dụng trong khoảng thời gian 1 tháng. Sở dĩ cách làm này hiệu quả vì khi đóng nắp vải lúc còn nóng và chờ nguội tự nhiên thì bên trong các lọ vải sẽ hình thành lực hút chân không, giúp bảo quản vải được lâu hơn mà không bị thiu hỏng như thông thường.

Làm vải ngâm đường: mẹo bảo quản vải sử dụng trong thời gian dài

1.4. Phơi/sấy thành vải khô

Đây là cách bảo quản vải tươi phổ biến nhất. Vải tươi sau khi thu hoạch sẽ được cho lên lò sấy khô khoảng 24h và bảo quản trong túi nilon hoặc hộp kín. Với cách phơi/sấy vải tươi, phần cùi vải sẽ cô lại, chuyển sang màu nâu chứ không căng mọng như ban đầu. Phương pháp phơi/ sấy quả vải khô lại tỏ ra rất hữu dụng vì có thể bảo quản và sử dụng trong thời gian dài (thường là 1 năm)

Để nắm được thông tin về mẹo phơi, làm long vải khô, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài chia sẻ cách làm vải sấy khô tại nhà của Mai’Store

Làm vải khô, mẹo bảo quản vải thiều khô dùng cả năm

1.5. Bảo quản vải tươi bằng cách xay, ép lấy nước

Ngoài những cách bảo quản trái vải tươi ở trên, bạn cũng có thể lột vỏ, hạt vải, cho cùi vải tươi vào máy xay sinh tố, máy ép để xay, ép lấy nước vải.

Nước vải thu được có thể cho vào trong các chai/lọ đã được làm sạch rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng trong vòng từ 5-7 ngày.

Trường hợp muốn tạo hương vị vải như trả vải, sinh tố hoa quả,…, bạn có thể bảo quản chai nước ép vải trong ngăn đá và lấy ra dùng khi cần.

II. Cách bảo quản vải thiều đi xa không bị thâm, hỏng

Để có thể vận chuyển vải tươi đi xa mà vẫn giữ được độ tươi ngon của quả, bạn nên sử dụng những chiếc thùng xốp có lót thêm nhiều giấy, bao túi mềm và đặt vải vào trong. Chuyên nghiệp hơn, bạn có thể lót những khối đá viên lớn xung quanh thùng để làm mát, giữ vải tươi trong vòng 24h.

Lưu ý: Sử dụng thùng xốp để vận chuyển vải tươi đi xa, bạn cần đục thêm các lỗ nhỏ để thoát nhiệt, giúp không khí trong thùng vải được mát, thông thoáng hơn.

Đựng vải trong thùng xốp cùng đá: cách bảo quản vải thiều gửi đi xa

III. Cách bảo quản vải khô

3.1. Cách bảo quản vải thiều khô

Để bảo quản vải khô được lâu, bạn cần chia vải thành nhiều phần nhỏ, đem bảo quản trong các túi nilon, lọ đựng hoặc đem hút chân không. Tiếp đó, bạn cần đặt các túi, lọ đựng vải ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Bảo quản theo cách này, vải khô sẽ có sẵn để sử dụng từ 3 tháng – 1 năm mà không lo bị mốc, hỏng.

Lưu ý: Vì sấy khô còn vỏ nên quả vải rất dễ bị nhiễm ẩm. Do đó, cứ khoảng 2 – 3 tháng, bạn cần mang vải khô ra ngoài phơi nắng. Việc này sẽ khiến bạn dễ dàng kiểm tra chất lượng vải khô bảo quản đồng thời nhanh chóng loại bỏ những quả hư hỏng, tránh ảnh hưởng đến những quả khác.

Cách bảo quản vải sấy khô trong tủ lạnh/trong điều kiện thường

3.2. Ngâm rượu vải khô để bảo quản

– Vải khô khi mua về bóc vỏ, bỏ hạt, giữ lại long vải để ngâm rượu

– Chuẩn bị bình ngâm rượu, rượu trắng loại ngon 40 độ

– Tráng bình ngâm với rượu, cho cùi vải tươi vào bình, đổ ngập rượu theo tỷ lệ 1:2 (1kg cùi vải với 2 lít rượu trắng)

– Đậy kín lắp và bảo quản

– Rượu vải khô khi ngâm theo cách này có thể sử dụng khoảng 3 tháng

Chi tiết cách ngâm rượu vải khô, vải tươi và những điều cần lưu ý đã được Mai’Stoe chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để tham khảo thêm.

Với những cách bảo quản vải tươi, lưu trữ vải khô để được lâu mà Mai’Store chia sẻ, hy vọng bạn đọc có thể áp dụng để lưu trữ, và có vải để sử dụng quanh năm. Khi mùa vải đã qua đi, vẫn có thể thưởng thức những trái vải tươi ngon, bổ dưỡng thì thật là tuyệt vời phải không nào?

Sấy vải khô là biện pháp đơn giản và hữu hiệu để giữ cho quả vải thiều có thể sử dụng quanh năm. Để có mẻ vải thiều sấy khô ngon, đẹp, cần phải có đủ các loại dụng cụ, giai đoạn chọn vải kỹ, thực hiện đủ các bước tiến hành sấy vải thiều khô dưới đây.

1. Tại sao phải sấy quả vải thiều?

2. Cách làm vải thiều sây khô

2.1. Lựa chọn quả vải để sấy

2.2. Chuẩn bị thêm các dụng cụ

2.3. Tiến hành sơ chế quả vải

2.4. Bước 4: Tiến hành sấy quả vải

3. Cách tiến hành sấy khô vải thiều

Mùa hè được mệnh danh là mùa của các loại hoa quả. Hè đến cũng là lúc chúng ta được thưởng thức nhiều loại trái cây. Vải thiều chính là một trong số nhiều loại trái cây rất được yêu thích.

Vì thế nhiều người mong muốn được tiếp tục thưởng thức loại quả này khi hết mùa. Dưới đây, Hoa quả Thanh Hà sẽ chỉ bạn cách làm vải thiều sấy khô để bảo quản được lâu.

1. Tại sao phải sấy quả vải thiều?

Vải thiều sau khi được sấy khô

Vải thiều chính là một trong số nhiều loại hoa quả chính vụ khi vào hè. Do vậy sản lượng thu hoạch được sẽ rất lớn. Người tiêu dùng cực kì ưa thích vải thiều.

Bởi vì những tác dụng nổi bật của nó như kháng ung thư, điều hòa huyết áp, tăng cường miễn dịch, giàu vitamin… Họ muốn dùng nó quanh năm.

Tuy nhiên nếu để vải thiều tươi bình thường thì sẽ không thể bảo quản lâu được. Vì vậy, chúng ta nên tiến hành sấy. Bảo quản theo cách này sẽ giữ vải thiều lâu mà không lo bị hỏng.

2. Cách làm vải thiều sây khô

2.1. Bước 1: Lựa chọn quả vải để sấy

Đây là công đoạn đầu tiên nếu muốn tiến hành sấy hoa quả khô. Vải thiều Thanh Hà mà bạn lựa chọn nên là những quả to, mọng nước, màu sắc vỏ đẹp, đậm, không quá sáng bóng (Vì rất có thể những quả này đã bị phun thuốc trừ sâu). Màu sắc vỏ ngoài đẹp thì nên đều màu, vải cầm chắc tay, không có cảm giác mềm quá. Bạn cũng nên loại bỏ các quả ung, thối, bị hư ít hoặc nhiều để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm vải sấy luôn được đảm bảo.

Trên thị trường, do ham lợi nhuận cao, nhiều tiểu thương bất chấp tất cả, họ nhập vải từ nhiều nguồn không rõ, nhưng lại rao bán đó là vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn… Hãy phân biệt các loại vải này theo hướng dẫn tại Cách phân biệt vải thiều Thanh Hà với vải Lục Ngạn và vài Trung Quốc

Chọn quả vải to, mọng nước, vỏ có màu đẹp, cầm chắc tay

2.2. Bước 2: Chuẩn bị thêm các dụng cụ

Ngoài quả vải là nguyên liệu chính, chúng ta cũng nên chọn thêm các vật dụng đi kèm để tiến hành các công đoạn tiếp theo. Đó là chậu sạch, rổ nhựa hoặc tre, máy sấy hoa quả hoặc lò nướng, lò vi sóng.

2.3. Bước 3: Tiến hành sơ chế quả vải

Sơ chế vải để chuẩn bị sấy.

Sơ chế bằng cách dùng dao cắt sạch các cuống vải. Lưu ý không nên cắt sát quá. Bạn nên cắt trừ lại khoảng 1/2 cm gần cuống. Sau khi cắt xong, bạn nên tiến hành rửa sạch vải. Sau đó cho ra rổ, để ráo nước. Điều này sẽ làm cho việc sấy trở nên dễ dàng hơn.

2.4. Bước 4: Tiến hành sấy quả vải

Hiện nay chúng ta có hai cách sấy vải. Đó là cách truyền thống và hiện đại. 

– Với cách truyền thống, vải sẽ được xếp trong một lò được xây sẵn. Sau đó cho vải vào. Vải được sấy dưới tác động của nhiệt lượng tỏa ra từ củi, các chất đốt phía dưới. Phương pháp này làm cho vỏ vải mất đi màu sắc tự nhiên. Long vải biến thành màu đen. Làm giảm chất lượng của quả vải.

– Với cách hiện đại, chúng ta tiến hành bằng máy móc. Điều này sẽ đảm bảo giữ chất lượng của trái vải khô không hề thay đổi so với trái vải tươi. Nếu làm ở nhà bạn có thể tiến hành với lò nướng hay lò vi sóng.

Ngoài cách sấy như trên ra, bạn có thế sử dụng vải thiều trong thời gian dài với những hướng dẫn: Cách giữ vải có thể ăn quanh năm

3. Cách tiến hành sấy khô vải thiều

Vải được sắp đều ra khay. Lưu ý không xếp chồng vải lên nhau. Sau đó đưa vải vào lò. Bạn chú ý đặt nhiệt độ lò vào khoảng 70ºC. Thời gian sấy 20 phút. Sau đó kiểm tra và lặp lại công đoạn cho tới khi vải khô, vỏ căng đều không bị hóp, lắc quả vải thấy lọc cọc là được.

Nếu bạn sử dụng máy sấy hoa quả, có thể điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm, thời gian sấy. Bạn đặt nhiệt độ sấy là 70ºC. Độ ẩm trong quá trình đầu bạn có thể đặt 50% để đảm bảo nhiệt độ sấy. Sau đó bạn giảm xuống 25%. Thời gian sấy từ 4-6 tiếng.

Yêu cầu thành phẩm: Với cách làm vải thiều sấy như trên, bạn sẽ có quả vải khô với  hương vị khó quên, thơm vị ngọt đậm. Ăn dẻo và mềm, rất dễ ăn, giữ nhiều vitamin, khoáng chất, dưỡng chất.