So sánh lương thực và thực phẩm

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng
  • 2. Phòng tránh lương thực, thực phẩm độc hại
  • 3. Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm từng bước thực hiện đầy đủ quyền được có lương thực
  • 4. Cưỡng chế di dời nơi ở
  • 5. Tiến trình di dời nơi ở

1. Quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng

Quyền được có lương thực, thực phẩm thích đáng được ghi nhận trong một vài văn kiện của luật quốc tế, tuy nhiên, ICESCR đề cập về quyền này toàn diện hơn cả. Quyền này có tầm quan trọng cốt yếu cho việc hưởng thụ tất cả các quyền con người khác. Nó áp dụng cho tất cả m ọi người, mặc dù tương tự như quyền có nơi ở thích đáng, ICESCR sử dụng cụm từ "bản thân và gia đình anh ta" nhưng không có bất kỳ một ý nghĩa hạn chế nào trong việc hưởng quyền này đối với người chủ gia đình là phụ nữ ( đoạn 1). Quyền này gắn liền với việc bảo đảm nhân phẩm vốn có của con người; việc thực hiện quyền này không tách rời khỏi việc thực hiện công bằng xã hội và đòi hỏi phải thông qua các chính sách kinh tế, môi trường và xã hội phù hợp ở cả hai cấp độ quốc gia và quốc tế nhằm xoá bỏ đói nghèo và thực hiện quyền con người cho tất cả mọi người ( đoạn 4). Quyền này được bảo đảm khi mỗi người, bất kể nam hay nữ, người lớn hay trẻ em, ở một mình hay cùng với cộng đồng, trong bất kỳ lúc nào cũng được tiếp cận với lương thực, thực phẩm hoặc với các nguồn lực để mua được lương thực, thực phẩm m ột cách thích đáng. Như vậy, quyền này không chỉ được diễn giải theo một cách hiểu hạn hẹp là quyền có một lượng tối thiểu về năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng đặc thù khác. Việc bảo đảm quyền này cần có tiến trình, tuy nhiên, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện những hành động cần thiết để giảm bớt và hạn chế nạn đói kể cả khi xảy ra thảm hoạ tự nhiên hoặc do những nguyên nhân khác ( đoạn 6). Nội dung cơ bản của quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng hàm ý: (i) Sự sẵn có của lương thực, thực phẩm (xét cả về số lượng và chất lượng) không có chất độc có hại và phù hợp về phương diện văn hoá, đủ để thoả mãn nhu cầu ăn của các cá nhân; (ii) Việc tiếp cận lương thực bằng các biện pháp bền vững và không ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền con người khác ( đoạn 8). Ở đây, khái niệm nhu cầu ăn hàm ý một chế độ dinh dưỡng đủ để giúp con người duy trì, phát triển về cả thể chất, tinh thần và bảo đảm các hoạt động thể chất phù hợp với nhu cầu sinh lý, giới tính và nghề nghiệp của con người trong mọi giai đoạn của cuộc đời ( đoạn 9).

2. Phòng tránh lương thực, thực phẩm độc hại

Vấn đề phòng tránh lương thực, thực phẩm độc hại đặt ra yêu cầu về an toàn thực phẩm và hàng loạt biện pháp phòng ngừa từ cả phía Nhà nước và tư nhân nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh từ lương thực, thực phẩm do nạn làm giả, vệ sinh môi trường kém, thực hiện không đúng quy trình sản xuất...Ngoài ra, việc này còn bao gồm các biện pháp phát hiện, phòng ngừa hoặc loại bỏ các độc tố phát sinh một cách tự nhiên trong lương thực, thực phẩm ( đoạn 10). Khái niệm chấp nhận được về văn hoá hoặc của người tiêu dùng đề cập đến các giá trị phi dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm và việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm, trong đó yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến tính chất của các loại lương thực, thực phẩm được phân phối cho người tiêu dùng( đoạn 11). Khái niệm sẵn có đề cập khả năng sản xuất, phân phối và tiếp thị mà có thể chuyển lương thực, thực phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng theo yêu cầu (đoạn 12). Khái niệm tiếp cận đề cập đến khả năng có được lương thực, thực phẩm cả trên phương diện lượng và chất. Cụ thể, phương diện về lượng hàm ý đến mức tài chính của một cá nhân hay gia đình để có được lượng lương thực, thực phẩm ứng với một chế độ ăn uống thích đáng mà không làm ảnh hưởng đến việc thoả mãn các nhu cầu cơ bản khác. Phương diện về chất hàm ý mỗi người phải được đủ ăn, kể cả những người dễ bị tổn thương về thể chất như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người tàn tật, người ốm nặng, người mắc các chứng bệnh kinh niên, người mắc các bệnh thần kinh. Vấn đề này cũng hàm ý nạn nhân của các thảm hoạ tự nhiên, những người sống trong các vùng có nguy cơ bị thiên tai, những người khuyết tật, những nhóm dân tộc bản địa cần nhận được sự quan tâm đặc biệt và được ưu tiên cung cấp lương thực, thực phẩm (đoạn 13).

3. Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm từng bước thực hiện đầy đủ quyền được có lương thực

Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm từng bước thực hiện đầy đủ quyền được có lương thực, thực phẩm thích đáng, nhưng phải đạt được mục đích này một cách nhanh nhất có thể. Mỗi quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi người nằm trong quyền tài phán của nước mình có được lượng lương thực, thực phẩm cơ bản tối thiểu đủ về số lượng, thích đáng và an toàn về dinh dưỡng để bảo đảm họ không bị đói (đoạn 16). Sẽ là vi phạm Công ước nếu quốc gia thành viên không bảo đảm cho người dân có được lương thực, thực phẩm ở một mức độ cơ bản tối thiểu khiến họ bị đói (đoạn 17). Ngoài ra, bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào trong việc hưởng thụ lương thực, thực phẩm, cũng như liên quan đến các cách thức và điều kiện để có được lương thực, thực phẩm cũng bị coi là vi phạm Công ước (đoạn 18). Những vi phạm về quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng có thể do hành động trực tiếp của Nhà nước hoặc hành động của các chủ thể khác mà xuất phát từ sự quản lý kém hiệu quả của Nhà nước. Những vi phạm đó có thể bao gồm: chính thức xoá bỏ hoặc đình chỉ thực hiện những quy định pháp luật cần thiết để bảo đảm quyền có lương thực, thực phẩm của người dân; không cho phép một cá nhân hoặc nhóm nhất định tiếp cận với lương thực, thực phẩm; ngăn cản những cá nhân hoặc nhóm nhất định tiếp cận với lương thực viện trợ nhân đạo được cung cấp trong bối cảnh xung đột vũ trang hoặc trong các trường hợp khẩn cấp khác; ban hành các quy định pháp luật hoặc chính sách rõ ràng trái với những nghĩa vụ pháp lý hiện hành liên quan đến quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng; không chấn chỉnh hoạt động của các cá nhân hoặc nhóm vi phạm quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng của người khác... (đoạn 19). Mặc dù các nhà nước có trách nhiệm cơ bản trong việc thực hiện quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng, nhưng tất cả các chủ thể khác trong xã hội như cá nhân, gia đình, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, cũng như khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng có trách nhiệm bảo đảm quyền này (đoạn 20). Mỗi quốc gia có những cách thức riêng phù hợp để bảo đảm quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng, tuy nhiên Công ước yêu cầu mọi quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng mọi người nằm trong quyền tài phán của mình không bị đói và trong mọi trường hợp đều được thụ hưởng lương thực, thực phẩm thích đáng. Để thực hiện được điều này, cần thiết phải thông qua một chiến lược quốc gia nhằm bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người dựa trên các nguyên tắc về quyền con người, ngoài ra, còn cần xác định các nguồn lực sẵn có để đáp ứng các mục tiêu đề ra (đoạn 21). Chiến lược quốc gia về an ninh lương thực cần giải quyết các vấn đề và biện pháp quan trọng liên quan đến tất cả những khía cạnh của chế độ lương thực, kể cả việc sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu thụ lương thực an toàn, cũng như các biện pháp song hành trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, việc làm và an sinh xã hội (đoạn 25). Chiến lược này cần đặc biệt quan tâm tới việc ngăn chặn phân biệt đối xử trong tiếp cận với các nguồn lương thực, thực phẩm cũng như các nguồn lực kinh tế khác, đặc biệt đối với phụ nữ... (đoạn 26).

4. Cưỡng chế di dời nơi ở

Bình luận chung số 7 cũng đề cập quyền có nhà ở thích đáng, tuy nhiên tập trung vào khía cạnh cưỡng chế di dời nơi ở. Thuật ngữ “cưỡng chế di dời” (forced eviction) sử dụng trong Bình luận chung này được hiểu là việc di dời một cách vĩnh viễn hoặc tạm thời một cá nhân, gia đình và/hoặc cộng đồng ra khỏi nơi ở của họ trái với nguyện vọng của họ và không hề có các hình thức bảo vệ pháp lý hay bảo vệ thích hợp nào khác. Tuy nhiên, thuật ngữ này không áp dụng với những hành động cưỡng chế di dời theo pháp luật và phù hợp với các điều khoản của ICCPR và ICESCR (đoạn 3). Việc cưỡng chế di dời nơi ở là trái với quy định của ICESCR, và để bảo vệ mọi người khỏi tình trạng này cũng như khỏi những sự quấy rối và nguy cơ khác về nơi ở, các quốc gia thành viên cần bảo đảm mọi người đều có chứng nhận về quyền sở hữu đất hay nhà ở (đoạn 1).

5. Tiến trình di dời nơi ở

Nếu xét thấy việc di dời nơi ở là chính đáng, ví dụ trong trường hợp người ở thường xuyên không thanh toán tiền thuê nhà hay làm hư hại tài sản trong nhà thuê mà không có lý do xác đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tiến hành việc này, nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và phù hợp với ICCPR và ICESCR (đoạn 11). Trước khi tiến hành bất kỳ việc di dời nào, đặc biệt là di dời một nhóm đông dân cư, các quốc gia thành viên phải bảo đảm đã có những phương án nhà ở thay thế và phải tiếp thu ý kiến của người bị di dời nhằm tránh hoặc giảm thiểu tối đa việc cưỡng chế. Những người bị di dời cần được đền bù thích đáng theo đúng thực tế bị ảnh hưởng (đoạn 13). Việc di dời cần theo các trình tự và lưu ý đến những vấn đề như: (a) tạo cơ hội cho những người bị di dời được bày tỏ ý kiến; (b) thông báo đầy đủ, hợp lý cho những người bị di dời; (c) thông tin trong thời gian hợp lý cho người bị di dời về kế hoạch di dời, bao gồm cả mục đích sử dụng đất sau khi di dời; (d) tuyển chọn kỹ lưỡng những người thực hiện công tác di dời; (e) không thực hiện di dời trong điều kiện thời tiết xấu hay vào ban đêm trừ khi có sự chấp thuận của người bị di dời; (f) đền bù cho người bị di dời; (g) hỗ trợ pháp lý cho người bị di dời nếu cần thiết, kể cả trong việc khiếu nại ( đoạn 15). Việc di dời không được làm ảnh hưởng đến những cá nhân đang rơi vào tình trạng vô gia cư hoặc bị tổn thương do những vi phạm quyền con người. Khi những người bị di dời không thể tự giúp được bản thân mình thì các quốc gia thành viên phải có các biện pháp thích hợp, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, để bảo đảm nhà, nơi định cư hoặc đất sản xuất cho họ (đoạn 16).