Sự khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty tnhh

Sự khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty tnhh

công ty hợp danh là gì

Theo quy định tại điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020 :

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Xem thêm : Ưu điểm và nhược điểm của công ty TNHH theo quy định mới nhất

2. Công ty hợp danh là gì ?

Theo quy định tại điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Xem thêm : Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh theo quy định mới nhất

3. So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh ?

Giống nhau :

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Số lượng thành viên: tối thiểu 2 người, có thể tiếp nhận thêm thành viên mới.
  • Dễ dàng trong quản lý, điều hành công ty.
  • Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh còn phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
  • Cả hai loại hình công ty đều không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Khác nhau :

Về số lượng thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên :

  • Có tối thiểu 2 thành viên, tối đa 50 thành viên.

Công ty hợp danh :

  • Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, ngoài ra công ty hợp danh còn có thêm thành viên góp vốn, không giới hạn tối đa.

Về trách nhiệm tài sản

Công ty TNHH hai thành viên trở lên :

  • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.

Công ty hợp danh :

  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Về huy động vốn

Công ty TNHH hai thành viên trở lên :

  • Không được phát hành cổ phần, chỉ được phát hành trái phiếu …

Công ty hợp danh :

  • Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Về chuyển nhượng vốn

Công ty TNHH hai thành viên trở lên :

  • Thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn được phép chuyển nhượng vốn nhưng có điều kiện.

Công ty hợp danh :

  • Thành viên hợp danh: phải có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Thành viên góp vốn: không có điều kiện gì.

Xem thêm :

Nhấn vào đây để quay về chuyên trang luật sư tư vấn doanh nghiệp hoặc liên hệ luật sư tư vấn doanh nghiệp : 0904 902 429   0913 597 479

1.       Giống nhau

-        Có tư cách pháp nhân

-        Không được quyền phát hành cổ phần.

-  Tư cách thành viên công ty được hình thành bằng ba con đường: góp vốn vào công ty, mua lại phần vốn góp của thành viên công ty, hưởng thừa kế mà người để lại di sản thừa kế là thành viên công ty.

-Tư cách thành viên chấm dứt khi chết hoặc tòa án tuyên bố đã chết, khi công ty phá sản, các trường hợp do điều lệ công ty qui định.

- Thành viên của công ty phải tuân thủ nội qui công ty và quyết định của hội đồng thành viên; góp vốn đầy đủ, đúng hạn như đã cam kết

- Có thể đăng ký tăng vốn điều lệ và huy động vốn bằng cách vay ngân hàng.

2. Khác nhau

Cty Hợp danh

Cty TNHH 1 tv

Khái niệm và

đặc điểm

-       Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh và phải là cá nhân, thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức

-       Là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn

-       Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào trong quá trình huy động vốn

-       Xuất hiện trong một số ngành riêng biệt đòi hỏi trách nhiệm cao

- Chỉ có 1 thành viên duy nhất, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

-          

-         - Là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân

-         - Không được quyền phát hành cổ phần. Nhưng có thể phát hành trái phiếu.

-         - Xuất hiện trong đa số cách ngành nghề, không đòi hỏi trách nhiệm cao

Quy chế pháp lý chủ sở hữu

-       Thành viên hợp danh có thể rút vốn nếu được sự chấp thuận của các thành viên còn lại.

-       Xác lập tư cách thành viên hợp danh: hưởng thừa kế, xác tập tư cách thành viên góp vốn: tham gia góp vốn, nhận thừa kế

-       Thành viên hợp danh trực tiếp rút vốn nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại

-       Không được làm chủ DNTN hoặc thành viên hợp danh của CTHD khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh.

- Thành viên của công ty không thể trực tiếp rút vốn.

- Nhận chuyển nhượng để sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty

- Không thể trực tiếp rút vốn

- Không hạn chế

Cơ cấu tổ chức quản lý

-Tất cả thành viên hợp lại thành HĐTV, và bầu ra 1 thành viên làm Chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

-TVHD phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty theo nguyên tắc đa số

-HĐTV hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Vốn và chế độ tài chính

- Được giảm vốn điều lệ

- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại

- Thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác

- Được chia lợi nhuận, Được  chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn

-       Chế độ chịu TNHH đối với tv góp vốn, chịu TN vô hạn đối với tv hợp danh

- Không được giảm vốn điều lệ

- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có quyền quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

- Chủ sở hữu công ty Quyết định việc sử dụng lợi nhuận, toàn bộ giá trị tài sản

- Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn

 Để biết thêm chi tiết về vấn đề thành lập doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Hà Trần để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất.

CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

Mọi vướng mắc quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật gọi số: 04 66641456

Hotline: 0984 955786

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

Tầng 5, tòa nhà 121 đường Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trân trọng!

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tags:

  • so sánh công ty hợp danh và công ty tnhh 1 thành viên

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang trướcTrang kế >>