So sánh luật hồi giáo với luật civil law năm 2024

Luật Tôn giáo (tiếng Anh: Religious Law) là một hệ thống pháp lí bị ảnh hưởng rõ rệt của tôn giáo, nguyên tắc đạo lí và các giá trị đạo đức được xem như là một hiện thân tối cao.

So sánh luật hồi giáo với luật civil law năm 2024

Luật Tôn giáo

Khái niệm

Luật Tôn giáo (hay luật Thần quyền) trong tiếng Anh là Religious Law.

Luật Tôn giáo là một hệ thống pháp lí bị ảnh hưởng rõ rệt của tôn giáo, nguyên tắc đạo lí và các giá trị đạo đức được xem như là một hiện thân tối cao. Hệ thống luật Tôn giáo quan trọng nhất được dựa trên các đạo luật của Ấn Độ giáo, Do Thái và Hồi giáo.

Trong số đó, phổ biến nhất là luật Hồi giáo, phổ biến ở Trung Đông, Bắc Phi và Indonesia. Pháp luật Hồi giáo có nguồn gốc từ những qui định của kinh Koran, Kinh thánh của người Hồi giáo và lời dạy của nhà Tiên tri Mohammed. Còn được biết đến với tên gọi Shariah, luật Hồi giáo không phân biệt giữa tôn giáo và hiến pháp.

Đặc điểm của luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo đưa ra các tiêu chí về các hành vi liên quan đến chính trị, kinh tế, ngân hàng, hợp đồng, hôn nhân và các vấn đề xã hội khác. Luật Hồi giáo điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người, giữa người dân và nhà nước, và giữa con người và đấng tối cao. Được xem như lời dạy của đấng Tối cao, luật Hồi giáo mang tính tuyệt đối và phát triển rất ít theo thời gian.

Hầu hết các nước Hồi giáo hiện nay đang duy trì một hệ thống kép, nơi tôn giáo và tòa án hiến pháp cùng tồn tại. Các quốc gia khác có đông dân cư Hồi giáo như Indonesia, Bangladesh và Pakistan, hiện nay đã có hiến pháp thế tục và các đạo luật. Thổ Nhĩ Kì, một quốc gia khác với số lượng lớn dân cư Hồi giáo đã có hiến pháp thế tục vững chắc. Arab Saudi và Iran là các nước mà ở đó các tòa án tôn giáo có thẩm quyền trên cả luật pháp.

Ảnh hưởng của luật Tôn giáo đến kinh tế

Quan điểm truyền thống của luật Tôn giáo phản đối mọi sự tự do và hiện đại hóa tại các nước theo đạo Hồi. Ví dụ như, qui định nghiêm khắc của luật Hồi giáo nghiêm cấm cho và nhận lãi suất vay hay đầu tư. Như vậy, để tuân theo luật Hồi giáo, các ngân hàng không thể cho vay lấy lãi như thông lệ mà phải thu lợi nhuận bằng cách tính lệ phí hành chính hoặc mức lợi nhuận hợp lí trong các dự án tài chính mà họ cấp vốn.

Nhiều ngân hàng phương Tây, như Citibank, JP và Ngân hàng Deutsche, có các chi nhánh ở các nước Hồi giáo phải tuân thủ luật Shariah. Các quốc gia Hồi giáo như Malaysia đã ban hành trái phiếu Hồi giáo (Sukuk) cho hưởng lợi tức từ tài sản, ví dụ như tài sản cho thuê, thay vì trả lãi suất.

Trong thời kỳ thuộc địa hoá của các nước Châu Âu lục địa, đặc biệt là hai giai đoạn thuộc địa hoá của người Hà Lan, pháp luật Indonesia đã tiếp nhận những quan điểm và kỹ thuật pháp lý của dòng họ Civil law. Vì thế, pháp luật Indonesia là hệ thống pháp luật hỗn họp của luật tập quán, luật tôn giáo mà đặc biệt là Luật Hồi giáo và Civil law của Châu Âu lục địa. nghiên cứu điểm tương đồng và khác biệt trong quy định về các trường hợp vi phạm hợp đồng của pháp luật Anh và Đức

  • Tư tưởng chính trị phương Tây
  • Comparative-Law CLC 2TC K45

Preview text

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN: Luật So sánh

ĐỀ BÀI: 06

Chứng minh rằng nguyên nhân mở rộng của luật Hồi giáo có

điểm tương đồng với nguyên nhân mở rộng của dòng họ Civil

Law và dòng họ Common Law.

Hà Nội, 20 20

HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thị Minh Thảo

MSSV : 432952 LỚP : N07 – TL

Mục lục

  • Mở đầu
  • Nội dung
    • I. Khái quát về luật Hồi giáo
    • II. Nguyên nhân mở rộng của luật Hồi giáo
      • ❖ Những kẽ hở trong luật Hồi giáo
      • ❖ Các quốc gia Hồi giáo muốn hội nhập với thế giới...................................
      • ❖ Sức ép của các quốc gia bên ngoài
    • rộng của dòng họ Civil Law và dòng họ Common Law III. So sánh nguyên nhân mở rộng của luật Hồi giáo với nguyên nhân mở
      • ❖ Nguyên nhân đến từ kẽ hở luật pháp
      • ❖ Nguyên nhân đến từ quá trình hội nhập
  • Kết luận
  • Danh mục tài liệu tham khảo 2

coi là lạc hậu, hà khắc; tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định của đạo Hồi cũng được xây dựng ở mức rất khái quát, đủ để các tư tưởng cả phong kiến lẫn hiện đại tìm được lập luận có thể ủng hộ trong đó. Theo những quan điểm trung thành với đạo Hồi, luật Hồi giáo được cho là bất diệt, không bao giờ thay đổi; các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành không thể thay đổi luật Hồi giáo mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà luật Hồi giáo chưa cụ thể hoá hoặc còn bỏ trống.

II. Nguyên nhân mở rộng của luật Hồi giáo

Tuy cứng nhắc là vậy, luật Hồi giáo hiện nay vẫn là một trong những hệ thống pháp luật lớn của thế giới, điều chỉnh mối quan hệ của khoảng 1,3 tỉ tín đồ đạo Hồi. Nhiều quốc gia Hồi giáo một mặt tiếp tục khẳng định sự gắn bó với các nguyên tắc của đạo Hồi trong pháp luật của mình, mặt khác tìm cách thích nghi với pháp luật của thế giới. Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự mở rộng trong nội dung luật Hồi giáo, có thể kể đến một số như sau:

❖ Những kẽ hở trong luật Hồi giáo

Xã hội thay đổi không ngừng và đặc biệt thay đổi mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây, kéo theo những quan hệ xã hội mới cùng những vấn đề mới phát sinh – những vấn đề mà các quy định hơn một ngàn năm tuổi của đạo Hồi không thể dự đoán hết. Tuy nhiên, bên cạnh tính chất cứng nhắc của mình, luật Hồi giáo vẫn cho phép các luật gia sử dụng các biện pháp khác để lấp vào những lỗ hổng đó, và để đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội, các nhà nước Hồi giáo đã và đang vận dụng những biện pháp mềm dẻo để bổ sung vào luật Hồi giáo cho phù hợp.

3

❖ Các quốc gia Hồi giáo muốn hội nhập với thế giới...................................

Bản thân các quốc gia Hồi giáo muốn hội nhập trên cơ sở sự tự nguyện và chủ động tham gia ký kết các điều ước quốc tế. Đây là một hệ quả tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nó không chỉ thúc đẩy cho nền kinh tế quốc gia phát triển mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.

❖ Sức ép của các quốc gia bên ngoài

Phương Tây có mọi lý do để tìm cách can thiệp vào nhiều vấn đề của các quốc gia Hồi giáo, đặc biệt là các nước nằm ở khu vực Trung Đông, nơi được mệnh danh là “kho vàng đen” của thế giới. Để có thể phát triển bền vững về cả kinh tế và xã hội, một trong những vấn đề các quốc gia này cần – và phải – giải quyết là hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách thích hợp.

III. So sánh nguyên nhân mở rộng của luật Hồi giáo với nguyên nhân mở rộng của dòng họ Civil Law và dòng họ Common Law Civil Law và Common Law là hai dòng họ pháp luật có sức ảnh hưởng bao trùm khắp thế giới. Trong những nguyên nhân mở rộng của luật Hồi giáo đã nêu, có thể thấy có một số điểm tương đồng với nguyên nhân mở rộng của dòng họ Civil Law và Common Law.

❖ Nguyên nhân đến từ kẽ hở luật pháp

Tuy có tính linh hoạt cao hơn luật Hồi giáo, pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ Civil Law và Common Law, cũng như luật Hồi giáo, không thể dự đoán tất cả biến động trong xã hội qua thời gian. Để thích ứng với nhịp độ thời đại, việc thay đổi là tất yếu.

5

Danh mục tài liệu tham khảo

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2019

Rene David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2003