Sài khao ở đâu

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi/ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”... Những câu thơ của Quang Dũng vẫn in đậm trong tâm trí của người đọc về một địa danh cách TP Thanh Hóa gần 300 km, nơi đây còn in đậm dấu tích của đoàn quân Tây Tiến, đó là bản Sài Khao (xã Mường Lý, huyện Mường Lát). Sài Khao hôm nay đã mang trên mình một diện mạo mới, thay da đổi thịt và đang trên đường phát triển.

Sài khao ở đâu

Mảnh đất Sài Khao trước năm 1945 là nơi sinh sống của đồng bào Thái và Dao. Sau năm 1945, vì điều kiện chiến tranh, khó khăn về lương thực, thực phẩm, nguồn nước nên đồng bào Thái, Dao di cư sang các vùng khác. Đến năm 1991, đồng bào Mông từ Sơn La mới về đây định cư. Về Sài Khao hôm nay, chúng ta được nghe bà con người Mông kể về ơn Đảng, ơn Bác Hồ; đồng bào Mông nghe lời khuyên của cán bộ đã bỏ tập tục đốt, phá rừng làm rẫy, xuống định canh định cư, nhà nào cũng chịu khó làm ăn. Bà con cùng chính quyền địa phương đã nói không với cây thuốc phiện; thanh niên chăm chỉ lên rẫy, trẻ em nô nức đi học kiếm cái chữ. Anh Vàng A Lế, Bí thư Chi bộ bản chia sẻ: “Người Mông mình trước đây sống trên núi cao, du canh du cư nên thiếu ăn, khổ lắm! Nhờ ơn Đảng, Nhà nước, mình và bà con có chỗ ở, có nương rẫy để làm lúa, làm sắn, trồng bắp... nên không đói nữa, trẻ em được đi học; ốm đau bệnh tật thì có cán bộ y tế hoặc đi trạm xá”.

Ông Đinh Công Đại, Bí thư Đảng ủy xã Mường Lý, cho biết: “Hiện nay, cả bản Sài Khao có 90 hộ với 552 nhân khẩu, tổng diện tích đất canh tác hơn 73 ha; tổng số gia súc gần 300 con. Từ nguồn vốn sự nghiệp của các chương trình như: Chương trình 30a, Chương trình 135, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo; xã đã triển khai thực hiện mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Các mô hình ứng dụng như: mô hình khuyến nông gắn với chuyển đổi cơ cấu giống mùa vụ; mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản giống địa phương; mô hình hỗ trợ trực tiếp con giống cho các hộ dân thuộc Chương trình 135; mô hình hỗ trợ phân bón theo mùa vụ... nhờ vậy đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương. Từ đó, nhiều gia đình mạnh dạn vay vốn tín dụng từ ngân hàng để phát triển đàn gia súc; giờ đây, nhiều gia đình tại bản Sài Khao đã thoát được đói nghèo nhờ đàn trâu, bò, như: gia đình Vàng A Dự nuôi 11 con, Vàng A Lự nuôi 12 con... Trong chuyển đổi cây trồng, đồng bào Mông ở Sài Khao mấy năm qua đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh lúa rẫy kém năng suất sang trồng chít, lấy bông làm chổi. Tiêu biểu như gia đình anh Vàng A Phụng trồng chít cho thu hoạch 30 triệu đồng/năm”.

Bên cạnh đó, được biết Sài Khao còn là điểm sáng về giáo dục của xã Mường Lý với số con em đi học các cấp ngày một đông. Đặc biệt có 3 em đã tốt nghiệp đại học là Vàng A Giàng, Vàng A Mai và Vàng A Chua. Nhiều năm nay ở Sài Khao không còn tình trạng cán bộ biên phòng và các thầy, cô giáo cắm bản phải đi từng nhà vận động học sinh đến lớp, dân bản đã quan tâm hơn đến việc học của con cái.

Hiện nay, những dấu tích của đoàn quân Tây Tiến còn sót lại ở xã Mường Lý có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lịch sử, đánh dấu một thời kỳ đóng quân, chiến đấu của bộ đội Tây Tiến thời chiến tranh chống Pháp. Nhằm tri ân đồng bào và chiến sĩ Tây Tiến trong những năm tháng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau, tháng 11-2020, Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến đã khánh thành, bàn giao công trình Bia lưu niệm Tây Tiến ở bản Sài Khao, xã Mường Lý cho chính quyền địa phương. Công trình nằm bên sườn đồi, cạnh đường liên xã, xung quanh có Trường Tiểu học Tây Tiến và Trường Mẫu giáo Sài Khao. Công trình gồm ba hạng mục: Bức phù điêu cao 2,2m, rộng 2,8m, nặng hơn 5 tấn, bằng đá xanh khắc hình ảnh 3 chiến sĩ Tây Tiến khoác súng, trong đó có một chiến sĩ mặc trang phục đồng bào dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc trong chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Trên phù điêu khắc dòng chữ đậm “Tinh thần Tây Tiến đời đời bất diệt”, phía dưới khắc hai câu thơ của nhà thơ - chiến sĩ Quang Dũng: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Được biết, trong thời gian tới huyện Mường Lát sẽ lên phương án tiếp tục đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử ở “vùng đất Tây Tiến”, với mong muốn biến nơi đây thành địa chỉ thu hút du khách đến tham quan.

Hoàng Lan

Sài khao ở đâu

Những con đường vào Sài Khao nhỏ như sợi chỉ nằm vắt ngang trên lưng chừng cácđỉnh đèo cao chọc trời. Ảnh: Lê Hoàng.

Mường Lát là huyện biên giới phía tây Thanh Hóa, cách trung tâm tỉnh gần 300 km. Nơi đây địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên được mệnh danh là vùng “ma thiêng, nước độc”.“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời…”, câu thơ của Quang Dũng trong bài Tây Tiến nổi tiếng đã phần nào khắc họa cái cheo leo, hiểm yếu của vùng biên ải thâm sơn cùng cốc này.Nhiều địa danh ở đây cũng đã đi vào bài thơ, như sông Mã, Sài Khao.

Ở Mường Lát hiện còn hai vị lão thành cách mạng từng tham gia hoạt động trong đội du kích Tây Tiến năm xưa là cụ Lương Chí Ành ở bản Pọong, xã Tam Chung và cụ Lương Văn Pém, ở bản Xim, xã Quang Chiểu.

Cụ Pém năm nay đã bước sang tuổi 86 nhưng vẫn minh mẫn, nước da hồng hào. Pha ấm trà tán ma (loại trà truyền thống của người Thái) mời khách, cụ Pém chậm rãi hồi tưởng về hoạt động của Trung đoànTây Tiến gần 70 năm trước. Ông cụ bảo, dù thời gian đã lùi xa nhưng ký ức về đoàn binh oai hùng nơi biên ải miền Tây Bắc vẫn nhớ như in.

Theo cụ Pém, từ khoảng giữa năm 1947, đoàn quân Tây Tiến đã bắt đầu hoạt động tại huyện Mường Lát và các vùng lân cận. Ban đầu, chỉ một số hoạt động bí mật. Sang năm 1948, Trung đoàn Tây Tiến phát triển nhanh về lực lượng. Bộ đội đóng quân ở nhiều bản làng, nhưng ở lâu nhất là khu vực Sài Khao (trước thuộc xã Tam Chung, nay thuộc xã Mường Lý, huyện Mường Lát).

Sài khao ở đâu

Cụ Lương Văn Pém, một trong những nhân chứng cuối cùng hoạt động thời kỳTrung đoàn Tây Tiến về đóng quân chiến đấuở Mường Lát. Ảnh: Lê Hoàng.

Ông Pém kể, ngày đó quân địch đồn trú khắp nơi. Khu đồn Pháp lớn nhất đặt ở chân núi Lát, thuộc xã Tam Chung ngày nay. Ban ngày, chúng cho lính vác súng đi càn quét, lùng sục khắp các bản cướp gạo ngô, lợn gà của dân, bắt con gái người Thái, giết du kích và truy quét bộ đội. Bộ đội Tây Tiến phải liên tục di chuyển bí mật trong rừng về hậu cứ làm công tác dân vận và tập hợp lực lượng.

Lý do bộ đội ở Sài Khao lâu nhất vì đây là nơi hẻo lánh, quân Pháp và tay sai thường chỉ tuần du dọc sông Mã, ít khi vào đến đây. Mặt khác, địa danh này là nơi trung chuyển muối, hàng hóa sang Lào và các bản vùng cao nguyên Mộc Châu rất gần. Từ Sài Khao, bộ đội có thể dễ dàng tiến đánh hoặc rút lui sang các bản Súng Mến, Mường Lúng... tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Năm 1947, chàng thanh niên 17 tuổi Lương Văn Pém đã tham gia đội du kích Tây Tiến.Thường ngày, ông Pém và anh em trong đội du kích địa phương dẫn bộ đội lội ven theo dòng suối Xim sang Mường Chanh, rồi sang Lào. Từ Xốp Hào, Xiềng Khộp, Hủa Phăn lại xuyên rừng men theo suối Lóng tìm đường cho bộ đội về Chiềng Nưa, bản Lát, Sài Khao, Trung Lý; mật phục tiêu diệt quân địch thuộc đồn bốt của thổ ty hay thực dân Pháp đóng rải rác trên miền biên giới.

Ông cụ cho hay, giai đoạn bộ đội Tây Tiến ở Sài Khao, họ thường ở nhờ nhà dân, có khi ở trên các chòi rẫy, song nhiều nhất là trong hang và dựng lều ven suối Cát Trắng (người Mông hiện nay gọi là suối Huổi Sài). “Bộ đội cho chặn kè một đoạn suối để lấy nước tắm giặt, nấu ăn cho cả đơn vị. Đồng bào địa phương cũng dùng chung nguồn nước ở con suối này”, cụ ông kể và cho hay bộ đội còn cải tạo một khu đất thành ruộng bậc thang để cấy lúa và trồng cho dân rất nhiều bưởi, mít và các loại cây ăn quả khác…

*Ảnh:Dấu tích của đoàn quân Tây Tiến ở xứ Mường

Gần 70 năm trôi qua, hiện ở Sài Khao vẫn còn một số dấu tích của bộ đội Tây Tiến.Cách thị trấn Mường Lát khoảng 30 km, ở độ cao hơn 1.500 m, bản Sài Khao gần như cô lập với thế giới bên ngoài bởi không điện lưới, không sóng điện thoại, không đường ôtô.Để vào trung tâm bản chỉ có cách đi bộ hoặc dùng xe máy chạy men theo lối mòn ven các sườn núi. Những con đường ở đây nhỏ xíu nằm vắt ngang trên lưng chừng đèo, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực thẳm. Trên các triền núi chênh vênh, lác đác có vài mái nhà sàn.

Trưởng bản Sài Khao Vàng A Sú cho hay, không nhiều người Mông ở đây còn biết đến các địa danh lịch sử liên quan đến đoàn quân Tây Tiến. Bởi người Mông trước đây thường có tập tục di cư hết vùng này đến vùng khác. Họ hiếm khi định cư lâu dài ở một vùng cố định. Căn cứ vào những chi tiết do cụ Pém cung cấp, Trưởng bản khẳng định các địa danh liên quan đến bộ đội Tây Tiến hiện phân bố trên một vùng rộng lớn, có bán kính hàng chục cây số đường rừng.

Theo một số cụ cao niên trong bản, cách đây khoảng 10 năm, có lần đi làm rẫy, người dân còn lấy được bình toong trên vách đá trong hang Dơi - một hang đá ven dòng suối Cát Trắng, tuy nhiên không ai biết đó là kỷ vật chiến tranh. Ven suối Cát Trắngnằm dưới một thung lũng sâu hun hút, cách đây vài năm vẫn còn một tượng gỗ đẽo sơ khai hình con hổ có thể do các chiến sĩ Tây Tiến để lại. Nay tượng gỗ đã bị lũ rừng cuốn trôi.

Sài khao ở đâu

Hàng chục cây bưởi được trồng rải rác khắp nơi ở Sài Khao, Trung Thắng. Ảnh: Lê Hoàng.

Riêng dấu tích về khu vườn bưởi, bờ đá kè suối, khu ruộng bậc thang của bộ đội Tây Tiến hiện vẫn còn vàthuộc bản Trung Thắng (cùng xã Mường Lý) chứ không thuộc Sài Khao. Vì bản Sài Khao xưa kia nay đã được tách thành các bản Trung Thắng và Sài Khao.

Vườn bưởi do bộ đội Tây Tiến trồng nay còn khoảng vài ba chục cây nằm rải rác thành từng chòm ở nhà của nhiều hộ dân người Mông. Một số cây thân vỏ sần sùi do bị bà con dùng làm nơi buộc trâu, ngựa. Một số cây già cỗi, đã chết nhưng gốc vẫn còn nguyên vẹn.

Cây bưởi lớn nhất có đường kính khoảng gần một mét hiện nằm trong khu trang trại chăn nuôi của vợ chồng ông Giàng A Chà. Ông Chà cho hay, gia đình chuyển từ Vân Hồ (Sơn La) về định cư ở bản hơn 20 năm trước. Khi đến đây, ông bà đã thấy có rất nhiều cây bưởi lớn.“Cây bưởi ở khu vườn của gia đình đã mục một phần gốc, tuy nhiên vẫn cho rất nhiều quả. Thứ bưởi này ăn rất ngọt, nhưng không mọng nước do khí hậu khô hạn”, ông Chà nói và nhận định loại cây này phải được đưa về từ vùng khác chứ không thể có nguồn gốc bản địa.

Phía sau vườn bưởi là khu ruộng bậc thang bộ đội Tây Tiến khai phá rộng chừng gần một hecta nay vẫn còn nguyên. Do nằm dưới thung lũng, nép giữa hai quả đồi cao và bên cạnh là dòng suối Cát Trắng, khu ruộng này khá màu mỡ, hàng chục năm qua bà con người Mông vẫn thường trồng lúa nương, lúa nước (nơi sát bờ suối) và sắn ngô.

Trên dòng suối Cát Trắng, cách vườn bưởi vài chục mét, là dấu tích bờ kè đá. Theo dân bản, xưa bờ kè dài chừng 20 m, cao tầm hơn nửa mét, được xếp bằng những tảng đá to nhỏ khác nhau nhằm chặn dòng suối để bộ đội và người dân lấy nước sinh hoạt. Nhưng do sự tàn phá của thời gian và mưa bão sạt lở nên bờ kè không còn, chỉ sót lại một số tảng đá lớn. Một số tảng đá vỉa được đồng bào lấy về kè tường bao vườn hoặc kê cột nhà…

“Những dấu tích của đoàn quân Tây Tiến còn sót lại ở Mường Lý có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lịch sử, đánh dấu một thời kỳ đóng quân, chiến đấu của bộ đội Tây Tiến thời chiến tranh chống Pháp”, ông Lương Minh Thông, Bí thư Huyện ủy Mường Lát nhận định. Theo ông Thông, những địa danh này cần được cơ quan chức năng hệ thống lại và có biện pháp bảo tồn, lưu giữ.

Cuối tháng2/1947,do yêu cầu cấp thiết của nhiệm vụ bảo vệ khu vựcmiền Tây chiến lược,Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia quyết định thành lập mặt trận miền Tây (Tây Tiến). Cùng thời giannày, Trung đoàn 52 Tây Tiến được thành lập với nòng cốt là các chiến sĩ Tây Tiến I. Trung đoàn nàyđã chặn đứng âm mưu nham hiểm của địch là muốn chiếm giữ vùng cao để khống chế, làm bàn đạp tấn công xuống đồng bằng. Phương thức hoạt động của bộ độichủ yếu là vừa chiến đấu vừa làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng và địch vận, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng căn cứ địa, mở rộng khu vực tự do.

Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên như nhà thơ Quang Dũng, nhạc sĩ Doãn Quang Khải... Trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành, nhưng họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm.

Năm 1954, Trung đoàn vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ "Quyết chiến, Quyết thắng"để ghi danh các chiến công lừng lẫy ở mặt trận Tây Bắc; đồng thời được tặng 8 Huân chương Quân công và 218 huân chương các hạng.


*Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Lê Hoàng