Quảng Trị có bao nhiêu thôn xã?

Ngày 31.10, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2021.

Quảng Trị có bao nhiêu thôn xã?
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị Hồ Ngọc An báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: T.Tuấn

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị Hồ Ngọc An cho biết, tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án sắp xếp 24 đơn vị hành chính cấp xã (23 xã và 01 thị trấn), trong đó, có 22 xã và 1 thị trấn có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% theo quy định; 1 xã thực hiện sắp xếp theo diện khuyến khích.

Tại huyện Hải Lăng, sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Hải Lăng với xã Hải Thọ để thành lập thị trấn Diên Sanh; sáp nhập xã Hải Tân với xã Hải Hòa thành xã Hải Phong; sáp nhập xã Hải Xuân và xã Hải Vĩnh thành xã Hải Hưng; sáp nhập xã Hải Thiện với xã Hải Thành thành xã Hải Định.

Tại huyện Triệu Phong, sáp nhập xã Triệu Thành với xã Triệu Đông để thành lập xã Triệu Thành.

Tại huyện Cam Lộ, sáp nhập xã Cam Thanh với xã Cam An để thành lập xã Thanh An.

Tại huyện Hướng Hóa, sáp nhập xã A Túc với xã A Xing để thành lập xã Lìa.

Tại huyện Gio Linh, sáp nhập xã Vĩnh Trường với xã Linh Thượng để thành lập xã Linh Trường; sáp nhập xã Gio Hòa với xã Gio Sơn thành xã Gio Sơn; sáp nhập xã Gio Bình với xã Gio Phong thành xã Phong Bình, huyện Gio Linh; sáp nhập các thôn Nhĩ Trung, Nhĩ Hạ thuộc xã Gio Thành với xã Gio Hải để thành lập xã Gio Hải; chuyển thôn Tân Minh thuộc xã Gio Thành vào xã Gio Mai để thành lập xã Gio Mai.

Tại huyện Vĩnh Linh, sáp nhập xã Vĩnh Tân với thị trấn Cửa Tùng để thành lập thị trấn Cửa Tùng; sáp nhập xã Vĩnh Thạch với xã Vĩnh Kim thành xã Kim Thạch; sáp nhập xã Vĩnh Trung với xã Vĩnh Nam thành xã Trung Nam; sáp nhập xã Vĩnh Hiền với xã Vĩnh Thành để thành lập xã Hiền Thành.

Tại huyện Đakrông, sáp nhập xã Hải Phúc với xã Ba Lòng để thành lập xã Ba Lòng (thuộc diện khuyến khích).

Tỉnh Quảng Trị cũng đề xuất chưa sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã có 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% theo quy định là huyện đảo Cồn Cỏ, thị xã Quảng Trị và 9 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện của tỉnh. Như vậy, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Trị giảm sau sắp xếp là 16 đơn vị (16 xã).

Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương- Bộ Nội vụ cho rằng việc giải trình lý do chưa tiến hành sắp xếp thị xã Quảng Trị của tỉnh chưa rõ và chưa thuyết phục. Đối với 16/17 đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp nhưng vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.

Trong đó, có 8 đơn vị hành chính đạt 1 tiêu chuẩn; có 8 đơn vị hành chính chưa đạt cả 2 tiêu chuẩn nhưng cơ bản đều đạt trên 50% trở lên; có 3 đơn vị hành chính có 1 tiêu chuẩn chưa đạt 50%, đề nghị tỉnh Quảng Trị làm rõ.

Về tên của đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp không liên quan đến tên của 2 đơn vị hành chính cũ như thị trấn Diêm Sanh, xã Lìa…, đề nghị tỉnh nêu lý do và cơ sở để lấy tên mới đó vào trong Đề án.

Từ thế kỷ IV đến thế kỷ X, cả khu vực này là các châu: Ma Linh, Địa Lý, Ô, Lý. Đến thế kỷ thứ XI đổi tên Địa Lý làm Lâm Bình, Ma Linh làm Minh Linh. Năm 1307 đổi Ô, Lý, làm hai châu Thuận Hóa. Năm 1375, Trần Duệ Tông sai đổi Lâm Bình là phủ Tân Bình. Năm 1400, Hồ Qúy Ly đổi Tân Bình thành Tây Bình. Năm 1411, dưới thời thuộc Minh, Tây Bình đổi gọi là Tân Bình gồm 37 xã, 2.132 hộ và 4.738 người, còn phủ Thuận Hóa có 79 xã, 1.470 hộ và 5.662 người. Thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1.466), địa phương nằm trong Thừa tuyên Thuận Hóa, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) định bản đồ thiên hạ, Thừa tuyên Thuận Hóa có hai phủ: phủ Tân Bình gồm 2 huyện, 2 châu (trong đó châu Minh Linh có 8 tổng 63 xã), phủ Triệu Phong gồm 6 huyện, 2 châu (trong đó huyện Hải Lăng 7 tổng 75 xã, huyện Vũ Xương 8 tổng, 53 xã, châu Sa Bôi 10 tổng 68 xã, châu Thuận Bình 6 tổng, 26 xã).

Năm 1558, Nguyễn Hoàng được sai vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng dinh ở Gò Phù Sa xã Ái Tử huyện Vũ Xương. Từ đây vùng đất Thuận Hóa thuộc cương vực Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Quá trình phân tranh Trịnh- Nguyễn suốt trong các thế kỷ XVII-XVIII đã chia cắt khu vực này thành Đàng Trong. Với yêu cầu nhanh chóng củng cố và mở rộng thế lực, các chúa Nguyễn đã áp dụng những chính sách kinh tế- xã hội tích cực hơn so với tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài. Họ cho phép nhiều người nước ngoài nhập cư vào Đàng Trong, đặc biệt là người Hoa sau khi Mãn Thanh thống nhất Trung Quốc (1644). Hàng loạt điểm tụ cư của người Hoa với lối sống và phương thức làm ăn của họ đã làm phong phú và đa dạng thêm hoạt động văn hóa và kinh tế của Đàng Trong. Năm 1801, sau khi giành lại được chính quyền, Nguyễn Ánh đã lập dinh Quảng Trị bao gồm đất đai các huyện Hải Lăng, Đăng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ mới lập. Năm 1806 Quảng Trị trở thành dinh trực lệ thẳng vào Kinh sư Huế. Năm 1822, đặt châu Hướng Hóa lệ vào đạo Cam Lộ. Năm 1827 Quảng Trị đổi là trấn, không còn trực lệ và đặt 9 châu thuộc đạo Cam Lộ. Năm 1830 giao cho tri phủ Triệu Phong kiêm lý Minh Linh, thống hạt Đăng Xương, Hải Lăng. Năm 1832 trấn Quảng Trị đổi là tỉnh, đạo Cam Lộ đổi là phủ và cho tri phủ ở đây kiêm lý châu Hướng Hóa và thống hạt 9 châu. Năm 1836, đặt huyện Địa Linh và giao cho phủ Triệu Phong kiêm lý Đăng Xương, thống hạt 3 huyện Địa Linh, Minh Linh, Hải Lăng. Năm 1850 đổi Hướng Hóa thành Thành Hóa. Năm 1853 hợp nhất tỉnh Quảng Trị với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị. Năm 1876 lập lại tỉnh Quảng Trị gồm 2 phủ Triệu Phong, Cam Lộ và 4 huyện. Huyện Đăng Xương đổi là Thuận Xương. Huyện Địa Linh đổi là Gio Linh. Huyện Minh Linh đổi là Chiêu Linh, huyện Hải Lăng vẫn giữ tên cũ. Đến ngày 3-5-1890, toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định hợp Quảng Trị với tỉnh Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị, dưới quyền công sứ Đồng Hới. Ngày 23-1-1896, toàn quyền Đông Dương ra nghị định rút Quảng Trị ra khỏi địa hạt thuộc quyền công sứ Đồng Hới, cùng Thừa Thiên dưới quyền Khâm sứ Trung Kỳ, đặt một phó công sứ đại diện cho Khâm sứ ở Quảng Trị. Năm 1900, toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách Quảng Trị khỏi Thừa Thiên, lập thành một tỉnh riêng biệt gồm 4 phủ Triệu Phong (huyện Thuận Xương cũ), phủ Hải Lăng, phủ Vĩnh Linh (huyện Chiêu Linh cũ), phủ Cam Lộ và huyện Gio Linh. Ngày 17-2-1906, toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Quảng Trị cho phép được thu một số thuế trong nội hạt nộp vào ngân sách hàng tỉnh. Năm 1908, phủ Cam Lộ tách 3 tổng người Kinh lập thành huyện Cam Lộ và 9 tổng người dân tộc thiểu số lập thành huyện Hướng Hóa. Ngày 11-3-1914 vua Duy Tân ra đạo dụ và ngày 18-2-1916 được toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y cho phép thị xã Quảng Trị có thu nhập và ngân sách riêng. Ngày 5-9-1929, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị trấn Đông Hà thuộc phủ Triệu Phong.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, các đơn vị hành chính cấp phủ đổi thành cấp huyện, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập cấp xã. Cuối tháng 7-1954, theo Hiệp định Giơnevơ, sông Hiền Lương được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời chia đôi tỉnh Quảng Trị. Đại bộ phận các huyện, thị xã, thị trấn và một số thôn, xã của Vĩnh Linh ở phía Nam giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị do chính quyền miền Nam quản lý. Hơn ba phần tư huyện Vĩnh Linh nằm ở phía Bắc giới tuyền do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý và quyết định thành lập đặc khu Vĩnh Linh trực thuộc trung ương.

Sau khi thống nhất nước nhà, năm 1976, bốn đơn vị hành chính Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh được sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên, sáp nhập các huyện (tỉnh Quảng Trị cũ có 4 huyện, thị: Triệu- Hải, Bến- Hải, Hướng- Hóa, thị xã Đông Hà).

Tháng 7-1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại, đặt tỉnh lỵ tại thị xã Đông Hà. Toàn tỉnh gồm 2 thị xã, 6 huyện với 136 xã, phường, thị trấn.

Quảng Trị đã trải qua nhiều thay đổi về địa lý hành chính nhưng các địa danh Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đông Hà… vẫn còn sống mãi, vẫn còn vang vọng đến tận mai sau.

Quản trị có bao nhiêu huyện?

Toàn tỉnh gồm 2 thị xã, 6 huyện với 136 xã, phường, thị trấn. Quảng Trị đã trải qua nhiều thay đổi về địa lý hành chính nhưng các địa danh Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đông Hà… vẫn còn sống mãi, vẫn còn vang vọng đến tận mai sau.

Huyện Hải Lăng Quảng Trị có bao nhiêu xã?

Hành chính. Huyện Hải Lăng có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Diên Sanh (huyện lỵ) và 15 xã: Hải An, Hải Ba, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Định, Hải Hưng, Hải Khê, Hải Lâm, Hải Phong, Hải Phú, Hải Quế, Hải Quy, Hải Sơn, Hải Thượng, Hải Trường.

Thị xã Quảng Trị có bao nhiêu phương xã?

Hành chính. Thị xã Quảng Trị có 5 đơn hành chính cấp xã, bao gồm 4 phường: 1, 2, 3, An Đôn và xã Hải Lệ.

Toàn tỉnh Quảng Trị có bao nhiêu đơn vị hành chính?

Quảng Trị hiện bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 125 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 101 xã, 13 phường và 11 thị trấn).