Phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non

        Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo ghép 3,4 tuổi tại bản Huổi Ke và Chu va 6 trường Mầm non Sơn Bình huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu”.

         Đồng tác giả: Nguyễn Thị Dung – Lê Thị Tâm – Hoàng Thị Chang

I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp tỉnh

1. Giải pháp của sáng kiến được công nhận không trùng với nội dung của giải pháp đã được công nhận trước đó

* Điểm mới, cách thức thực hiện: Tổ chức hoạt động trải nghiệm có hiệu quả giúp cho giáo viên biết xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động trải nghiệm phát huy tính tích cực gần gũi với đời sống và độ tuổi của trẻ, đồng thời chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nắm chắc kiến thức cho từng nội dung hoạt động trải nghiệm. Trẻ được thường xuyên tham gia trải nghiệm hứng thú tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm biết trả lời nhận xét 1 số hiện tượng xảy ra khi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Phụ huynh học sinh được tham gia thực hiện cùng không chỉ có kiến thức dạy trẻ mà còn tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh khi cho con đến trường học. Nâng cao được vai trò trách nhiệm, và sự chủ động khối hợp với giáo viên trong dạy trẻ tích cực đóng góp vật liệu sắn có và tham gia lao động để tạo mối trường trải nghiệm

* Đối tượng được triển khai thực hiện: Phụ huynh, học sinh

2. Các giải pháp của sáng kiến

Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ qua các chủ đề

Đây là giải pháp được căn cứ vào mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục của từng nhóm lớp trẻ. Giải pháp dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong công tác chăm sóc giáo dục

Giải pháp 2: Xây dựng môi trường trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm

Với giải pháp này đã tham khảo tài liệu về xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Nhưng được chúng tôi nghiên cứu và căn cứ vào nhu cầu nhận thức của phụ huynh học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của địa phương để thực hiện có hiệu quả

Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua một số hoạt động trong ngày

Giải pháp này trước đó đã được thực hiện nhưng dưới hình thức lồng ghép vào trong hoạt động học được thực hiện dựa trên căn cứ vào kế hoạch của trường, tài liệu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm... và được giáo viên căn cứ vào điều kiện thực tế, kinh nghiệm của bản thân, nhu cầu nhận thức của trẻ và khả năng của giáo viên

Tất cả các giải pháp được thực hiện trong sáng kiến không có trong sáng kiến của bất kì ai hay được sách báo nào đã viết. Sáng kiến được thực hiện theo nội dung nhiệm vụ của năm học 2020-2021 về tổ chức hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo ghép 3,4 tuổi và được các trường triển khai thực hiện trên thực tế, đúc kết lại những giải pháp cụ thể cho thấy được hiệu quả của tổ chức hoạt động trải nghiệm và viết thành sáng kiến để có thế nhân rộng cách thức tổ chức, thực hiện có hiệu quả trong toàn tỉnh.

3. Giải pháp sáng kiến chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện

Căn cứ vào văn bản số 956/PD&ĐT-GDMN ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Phòng GD&ĐT Tam Đường về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2020-2021; số 969/KH-PGD&ĐT Tam Đường ngày 24 tháng  9 năm 2020 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021. Xuất phát từ những yêu cầu để thực hiện các nội dung trong năm học để thực hiện hiện quả một trong những yêu cầu đó nhóm tác giả đã nghiên cứu và xây dựng phù hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3,4 tuổi và đã được áp dụng tại 2 lớp mẫu giáo ghép 3,4 tuổi và mang lại hiệu quả cao.

II. Sáng kiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tại cơ sở

1. Sáng kiến đã được áp dụng tại trường MN Sơn Bình từ tháng 9/2020

Đối tượng áp dụng: Học sinh, phụ huynh.

Các văn bản chỉ đạo liên quan đến việc áp dụng sáng kiến: số 956/PD&ĐT-GDMN ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Phòng GD&ĐT Tam Đường về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2020-2021; số 969/KH-PGD&ĐT Tam Đường ngày 24 tháng  9 năm 2020 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021.

 2. Hiệu quả mang lại của sáng kiến

- Hiệu quả kinh tế: Sau khi áp dụng sáng kiến đã tiết kiệm được 10 ngày công x 200.000/ngày bằng với 2.000.000đ (căn cứ vào tiền công/ngày chi trả cho vị trí việc làm để quy ra). Tiết kiệm được khi mua mua nguyên vật liệu cho dạy học so với những năm trước là 1.900.000. Phụ huynh đóng góp tự nguyện 100 ngày công so với trước khi thực hiện sáng kiến là tăng 50 ngày công, thu thập nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường trải nghiệm.

- Hiệu quả kỹ thuật: Giáo viên có kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm, xây môi trường trong và ngoài lớp học, phối hợp với phụ huynh trong dạy trẻ trải nghiệm hiệu quả. Trẻ được học tập, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo.

- Hiệu quả xã hội:

KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

             Nội dung đánh giá

Trước khi áp

dụng sáng kiến

(Tháng 9/2020)

Sau khi áp dụng                                    sáng kiến

   ( Tháng 6/2021)

So sánh kết quả tăng, giảm

( +,-)

Tổng  

số đạt

%

Tổng số đạt

%

Trẻ hứng thú tham gia hoạt động trải nghiệm

17/64

26,6%

60/64

93,7%

+ 67,1%

Trẻ biết cùng cô chuẩn bị và sử dụng đồ dùng vào hoạt động trải nghiệm

18/64

28,1%

57/64

  89,1%

   + 61%

Trẻ biết trả lời, nhận xét 1 số hiện tượng xảy ra trong khi tổ chức các trò chơi, hoạt động trải nghiệm

11/64

17,1%

55/64

85%

   + 67,9%

Trẻ biết phối hợp với bạn để hoàn thành các hoạt động trải nghiệm có hiệu quả

18/64

28,1%

57/64

  89,1%

   + 61%

Nhìn vào bảng kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến cho thấy nội dung đáng giá trẻ có sự chuyển biết tích cực về hiệu quả đã tăng lên rõ rệt từ 61% đến 67,9 %. Như vậy trẻ sau khi tham gia thực hành, được quan sát bạn làm, mình làm, rồi học qua chơi trò chơi... đã được tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên đối với sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh. Biết phối hợp với bạn để hoàn thành các hoạt động trải nghiệm có hiệu quả.

Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, nắm chắc mục tiêu kiến thức cho từng nội dung và trên trẻ, chủ động trong các hoạt động; Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, có kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, khắc sâu kiến thức. Phụ huynh học sinh được tham gia thực hiện cùng không chỉ có kiến thức dạy trẻ mà còn tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh khi cho con đến trường học. Nâng cao được vai trò trách nhiệm, và sự chủ động phối hợp với giáo viên trong dạy trẻ.