Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

- Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra.

- Để làm tốt một bài văn thuyết minh cần hiểu rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh để truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc (nghe).

II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Các phương pháp thuyết minh.

- Ngoài các phương pháp thuyết minh (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp như thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

- Đọc các đoạn trích (SGK) và cho biết:

a. Tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

- Đoạn trích (1) thuyết minh về Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên: Phương pháp nêu ví dụ.

- Đoạn trích (2) thuyết minh về Ba-sô của Hàn Thủy Giang: Phương pháp nêu định nghĩa.

- Đoạn trích (3) thuyết minh về vấn đề Con người và con số: Phương pháp dùng số liệu.

- Đoạn trích (4) thuyết minh về nhạc cụ trong điệu hát trống quân: Phương pháp phân tích.

b. Tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

- Đoạn trích (1) trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Sử dụng phương pháp nêu ví dụ, những tên tuổi được nêu (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thị Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên rõ ràng, thuyết phục.

- Đoạn trích (2) trong Thi sĩ Ba-sô và "Con đường hẹp thiên lí" thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, Tô-sây đến Ba-sô đã giúp người đọc biết ý nghĩa của các bút danh. Nhờ việc sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh mà các bút danh của Ba-sô được giải thích rõ ràng.

- Đoạn trích (3) Con người và con số thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Với phương pháp dùng số liệu, người viết đã đi từ số lượng tế bào (40-60000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (ở triệu tỉ phần tử), rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (tỉ tỉ nguyên tử). Để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú... và kết luận “Nếu mỗi nguyên tử dài 1mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750 km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ". Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh là các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.

Đoạn trích (4) trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng thuyết minh về các loại nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích để làm rõ tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: Các loại "hết thảy đều là đồ bỏ”, cách sử dụng vô cùng dân dã, nhưng âm thanh thật "giòn giã". Phương pháp thuyết minh này đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

2. Một số phương pháp thuyết minh.

a. Thuyết minh bằng cách chú thích:

- Đọc lại câu văn "Ba-sô là bút danh” (SGK), câu này không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đặc điểm bản chất của nhà văn. Phương pháp được sử dụng là phương pháp chú thích.

- Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa đều có cấu trúc cơ bản "A là B" nhưng phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yếu tố (đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn, chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác). Phương pháp chú thích không buộc thỏa mãn hai yêu cầu đó, tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

- Trong đoạn trích giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (SGK) đã thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lí do lấy bút danh Ba-sô. Mục đích thuyết minh tại sao có bút danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của ông. Đây là mối quan hệ nhân - quả. Dù nguyên nhân được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

- Đoạn trích được trình bày hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên sinh động, sâu sắc.

III. Yêu cầu khi vận dụng phương pháp thuyết minh

Lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuần theo nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.


Page 2

Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh

SureLRN

Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh

Nội dung tài liệu hướng dẫn soạn bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh của THPT Sóc Trăng bao gồm 2 phần:

  • Kiến thức cơ bản
  • Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

Đây là bài soạn chi tiết, nhắm giúp các em nắm vững lại kiến thức quan trọng của bài học này…

  • Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh

  • Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh

Kiến thức cơ bản

Muốn bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn thì bên cạnh các phương pháp thuyết minh thường dùng (như định nghĩa, giải thích, phân loại, so sánh, nêu số liệu và ví dụ, dùng biểu đồ…), người ta có thể vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật để phụ trợ (như kể chuyện, thuật, đối thoại, dùng cách nói ẩn dụ, nhân hoả hoặc các hình thức thơ, vè …).

Bạn đang xem: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật phải đảm bảo nguyên tắc, các biện pháp nghệ thuật góp phần làm nổi bật đặc điểm đang thuyết minh, không lấn át để biến thành bài văn nghệ thuật về đối tượng cần thuyết minh.

Gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập trang 12 và 15 sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1.

I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

1. Ôn tập văn bản thuyết minh

(Bài 1 trang 12 sgk Ngữ văn 9 tập 1): Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường gặp?.

Trả lời:

• Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.

• Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.

• Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

a. Phương pháp nêu định nghĩa

Ví dụ

– Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kì thi Đình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương, tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa… 

– Giun đất là động vật có cơ thể phân đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

b. Phương pháp liệt kê là phương pháp kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.

Ví dụ: Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông Bích Ưng đại chung (chuông lớn của nhà Giám) do Nguyễn Nghiễm đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, mặt trong có hai chữ Thọ Xương…

c. Nêu ví dụ cụ thể:

Phương pháp này giúp người đọc hiểu được sự lợi hại của một hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải. Đặc biệt, bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-ni gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh…

(Thông tin về Trái Đất năm 2000)

d. Phương pháp dùng số liệu (con số).

Ví dụ: Trong số báo đầu tháng 9, tạp chí Forbes Mĩ đã thực hiện cuộc thông kê về công ăn việc làm với kết quả như sau:

Thu nhập cao nhất Bác sĩ phẫu thuật Nha sĩ Đầu bếp
Thu nhập thấp nhất Bồi bàn Cưa xẻ gỗ Thợ lợp nhà
Nghề nguy hiểm nhất Tài xế xe tải Lính cứu hỏa Ngư dân

Ba nghề được trả lương cao nhất ở Mĩ đều liên quan đến việc chữa trị cơ thể con người. Các bác sĩ và nhà phẫu thuật có thu nhập cao nhất. Tính trung bình năm 2001 họ kiếm được hơn 138.400 đôla mỗi người…

e. Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh.

Ví dụ: Bút máy là loại bút được chế tạo bằng nhựa, kim loại xuất hiện ở phương Tây khoảng giữa thế kỉ XX. Ngòi bút là kim loại tổng hợp, không rỉ sét, có khi còn được mạ vàng. Trên ngòi bút là một ruột bút bằng chất dẻo, đàn hồi như piston để bơm một số lượng mực, có thể viết trong thời gian vài ngày.

f. Phương pháp phân loại, phân tích.

Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối Với sự vật có nhiều mặt, người ta chia ra từng mặt để thuyết minh.

Ví dụ: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể chia thành từng mặt: 1. Vị trí địa lí – 2. Khí hậu – 3. Dân số – 4. Lịch sử  – 5. Văn hoá và con người  – 6. Địa danh và sản vật

2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một biện pháp nghệ thuật.

(Bài 2 trang 12 sgk Ngữ văn 9 tâp 1): Đọc văn bản Hạ Long – Đá và nước (Trang 12 SGK) và cho biết: Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?

Trả lời:

Văn bản này thuyết minh đặc điểm của “đá” và “nước” ở vịnh Hạ Long.

Tác giả đã đưa ra các nhận xét ngắn gọn, chính xác “chính nước làm cho đá sống động, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, Có trị giác, có tâm hồn”. Các ý ở đoạn thứ hai, thứ ba, thứ tư của bài nhằm chứng minh cho nhận xét trên.

– Văn bản đã cung cấp cho ta những tri thức khách quan về “đá” và “nước”.

– Bài văn sử dụng phương pháp giải thích, phân loại và miêu tả là chính.

Bên cạnh đó, có lúc tác giả đưa vào các biện pháp tu từ nhân hoả: “và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiệm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn…”, so sánh để tạo sự sinh động: “Con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bênh lên xuống theo con triều…”.

II. Luyện tập

Bài 1 trang 13 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” (Sgk Tr.14) và trả lời câu hỏi.

a. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?

b. Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

c. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú, làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?

Trả lời

Văn bản thuộc thể loại truyện vui, thuộc kiểu thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Ở đây, yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp rất chặt chẽ.

a) Tính chất thuyết minh: giới thiệu loài ruồi một cách khoa học “Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng, hai cánh mắt lưới”.

  • Họ, giống, loài (định nghĩa, phân loại). “Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm…”,
  • Tập tính sinh sống, sinh đẻ (số liệu). “Một đôi ruồi, trong một mùa từ tháng tư đến tháng tám nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái”.
  • Đặc điểm cơ thể (liệt kê). “Một là nuôi sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vị trùng gieo rắc bệnh tật, Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chửa đến 28 triệu vi khuẩn”.

– Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng là: Phương pháp giải thích, phương pháp liệt kê, phương pháp dùng số liệu và phương pháp phân loại.

b) Nét đặc biệt của bài này là sự lôi cuốn, thú vị. Sở dĩ như thể vì tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, sáng tạo, tưởng tượng linh hoạt như dựng và nhân vật Ngọc Hoàng, luật sư…

c) Các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, dựng lên các nhân vật hư cấu làm cho bài văn hấp dẫn, gây hứng thú và làm nổi bật lên nội dung cần thuyết minh.

Bài 2 trang 15 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh:

Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.

Trả lời

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn văn này là nghệ thuật kể chuyện: Kể câu chuyện ngày thơ ấu nghe bà kể chuyện về chim cú, khi chim cú kêu là có ma tới. Nhưng khi nhân vật được học môn Sinh học, đã hiểu hơn về kiến thức khoa học loài Cú.

==> Văn bản đã sử dụng phương pháp giải thích.

// Trên đây là toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh đã được THPT Sóc Trăng biên soạn để giới thiệu đến các bạn. Mong rằng bài viết này cùng hệ thống tài liệu soạn văn 9 của chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em học sinh học tốt hơn môn học này.

Soạn bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh gồm các hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 12 đến 15 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục