Phù tay phù chân là bệnh gì

Sưng phù đôi khi có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.

Phù tay phù chân là bệnh gì
Khi bị suy tim, tuần hoàn máu chậm lại và hoạt động kém hiệu quả hơn. Chất lỏng mà lẽ ra phải được máu lấy và chuyển đến thận để đào thải, sẽ đọng lại ở những nơi như chi dưới

Ảnh minh họa: Shutterstock

Đừng chủ quan với triệu chứng sưng phù ở chân, vì đó có thể là dấu hiệu sớm của cơn đau tim chết người, theo Express.

Phù có thể là dấu hiệu của suy tim vì khi tim không bơm tốt, chất lỏng từ bên trong mạch máu có xu hướng rò rỉ ra các mô xung quanh.

Chân và mắt cá chân là những vùng thường bị phù nề vì tác động của trọng lực.

Cần lưu ý rằng, không phải ai bị sưng phù chân cũng là bị bệnh tim. Sưng phù chân hoặc tăng cân không nhất thiết là bị bệnh tim.

Làm sao để nhận biết phù chân thế nào là bệnh tim?

Nếu sưng phù chân kèm theo các triệu chứng đau tim khác cùng với tiền sử gia đình bị bệnh tim, thì nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc suy tim, tiến sĩ Carl E. Orringer, phó giáo sư y khoa và giám đốc y học tim mạch dự phòng, từ Coconut Grove (Mỹ), cho biết, theo Express.

Các triệu chứng của đau tim ở nam giới thường là đau ngực.

Ở phụ nữ, ngoài tình trạng khó chịu ở ngực, còn kèm theo các triệu chứng khác, như khó thở, buồn nôn và mệt cực độ.

Suy tim sung huyết cũng có thể gây trướng bụng.

Suy tim cũng có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, dẫn đến khó thở hoặc ho dai dẳng.

Tại sao suy tim gây sưng phù chân?

Khi bị suy tim, tuần hoàn máu chậm lại và hoạt động kém hiệu quả hơn. Chất lỏng mà lẽ ra phải được máu lấy và chuyển đến thận để đào thải, sẽ đọng lại ở những nơi như chi dưới, theo Health Line.

Vì vậy, những người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hằng ngày. Tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng giữ nước.

Phù tay phù chân là bệnh gì

Những người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hằng ngày. Tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng giữ nước

Ảnh minh họa: Shutterstock

Sưng phù chân còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm nào?

• Cục máu đông ở chân

Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến sưng phù và khó chịu, theo Health Grades.

• Suy tĩnh mạch

Khi các tĩnh mạch không thể bơm máu đầy đủ, khiến máu đọng lại ở chân.

• Viêm màng ngoài tim

Tình trạng này gây khó thở và sưng phù mạn tính, nghiêm trọng ở chân và mắt cá chân.

• Phù bạch huyết

Sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết khiến các mô bị sưng lên vì chất lỏng, dẫn đến sưng ở tay và chân.

• Tiền sản giật

Tình trạng này gây ra huyết áp cao khi mang thai - có thể dẫn đến tuần hoàn kém và sưng phù ở mặt, tay và chân.

\n

• Xơ gan

Tình trạng này có thể gây ra huyết áp cao và lưu thông kém ở bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng sau, theo Health Grades.

• Mắc bệnh tim hay bệnh thận

• Mắc bệnh gan

• Vùng sưng phù bị tấy đỏ, nóng

• Hơi sốt

• Mang thai và bị phù đột ngột hoặc phù nặng

• Đã thử nhiều cách khắc phục tại nhà, nhưng không có hiệu quả

• Sưng phù càng ngày càng nặng

Nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu sưng phù bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân, đồng thời gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, theo Health Grades.

• Đau, tức ngực

• Chóng mặt

• Đầu óc lú lẫn

• Xây xẩm hoặc ngất xỉu

• Khó thở hoặc thở gấp

Cần để ý những vấn đề sau để báo cho bác sĩ biết:

• Bị phù ở vị trí nào?

• Thời điểm nào trong ngày bị nặng hơn?

• Có gặp triệu chứng nào nữa không?

• Để ý xem khi làm gì thì bớt phù hoặc làm gì thì phù nặng hơn?, theo Health Grades.

Tin liên quan

  • 15 dấu hiệu tiết lộ gan của bạn đang có vấn đề
  • 12 sai lầm sức khỏe tồi tệ nhất mà đàn ông tuổi 40 thường mắc phải
  • Nhiều người thở sai khi tập thể dục, thế nào là thở đúng?

Nguyễn Thị Nga (Hà Nội)

Phù nề là sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở chân khiến chân bị sưng, phổ biến ở người già. Phù chân ở người già nhiều nguyên nhân như: khẩu phần ăn nhiều muối và carbohydrate; chấn thương; suy tim; viêm tắc tĩnh mạch; suy van tĩnh mạch chân; đái tháo đường; thiếu vitamin B1; do thuốc... Đứng nhiều, ngồi nhiều, tăng cân quá mức cũng là yếu tố nguy cơ. Để điều trị phù chân ở người cao tuổi cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Bệnh ở giai đoạn sớm được điều trị sẽ giảm triệu chứng nhanh và không gây biến chứng. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu như: râu ngô, mã đề,... để đào thải bớt lượng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời người cao tuổi cần có chế độ ăn uống tốt, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn mặn, uống đầy đủ 2 lít nước/ ngày, nên bổ sung nhiều rau, củ, quả, tránh ăn nhiều thịt... Có chế độ tập luyện phù hợp, nên di chuyển thường xuyên, massage các khớp để tăng cường lưu thông máu. Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ngày để tăng việc lưu thông cho máu. Cứ mỗi 1-2 giờ, nên đứng dậy và đi bộ. Không ngâm chân nước nóng. Kê chân cao hơn khi ngủ.