Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu

Hợp đồng nhà đất là một trong những loại hợp đồng bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Một trong những vấn đề khi các bên công chứng các loại giấy tờ, hợp đồng nhà đất  đó là phí công chứng nhà đất bên nào chịu? Trong bài viết này, ACC chia sẻ đến quý bạn đọc các thông tin về trách nhiệm chi trả phí công chứng giúp bạn đọc giải quyết thắc mắc trên.

Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. 

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp theo quy định là không bắt buộc công chứng thì hợp đồng nhà đất buộc phải được công chứng, chứng thực.

Các loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 bao gồm:

  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên

Các loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực theo quy định khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 bao gồm:

  • Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;
  • Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;
  • Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Việc công chứng hợp đồng nhà đất được thực hiện tại  trụ sở của Tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng 2014. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. 

Lưu ý: Theo Điều 42 Luật Công chứng 2014 thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.

Việc chứng thực hợp động nhà đất được thực hiện theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo điểm b và đ khoản 2 Điều 5 thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực hợp đồng nhà đất là Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; và chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng nhà đất được xác định như sau:

  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014, người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Như vậy, người yêu cầu công chứng hợp đồng nhà đất tại Phòng công chứng/Văn phòng công chứng là người nộp phí công chứng.

Pháp luật công chứng không quy định người yêu cầu công chứng phải là bên bán hay là bên mua trong hợp đồng nhà đất, do vậy, bên bán hoặc bên mua đều có thể là người yêu cầu công chứng. Bên cạnh đó, pháp luật không cấm việc các bên tự thỏa thuận bên nào sẽ chịu phí công chứng nhà đất. Do đó, các bên có thể tự thỏa thuận bên nào chịu phí công chứng nhà đất.

Trên thực tế, để đảm bảo đúng quy định, tổ chức hành nghề công chứng sẽ căn cứ vào phiếu yêu cầu công chứng để yêu cầu người yêu cầu công chứng được ghi trong phiếu nộp khoản phí công chứng.

Trên đây là những thông tin chi tiết mà ACC muốn giới thiệu đến bạn đọc về trách nhiệm trả phí công chứng. Hy vọng các thông tin này có thể giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về phí công chứng nhà đất bên nào chịu. Nếu bạn đọc cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý khác hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý từ ACC, hãy liên hệ đến chúng tôi qua hotline 1900 3330 để các chuyên viên giàu chúng tôi tư vấn cụ thể cho bạn.

Cấp bản sao văn bản công chứng mua bán nhà đất phải nộp phí công chứng. Cho tôi hỏi cách tính cũng như mức thu của hợp đồng mua bán này được xác định như thế nào? Và tôi phải nộp phí công chứng tại đâu? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Căn cứ quy định điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì phí công chứng mua bán nhà đất được xác định như sau:

"Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
a2) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
a3) Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
a4) Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
a5) Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.
a6) Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch."

Như vậy, tính phí công chứng mua bán nhà, đất được tính trên giá trị tài sản.

Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu

Phí công chứng phải nộp khi công chứng hợp đồng mua bán là bao nhiêu?

Phí công chứng phải nộp khi công chứng hợp đồng mua bán là bao nhiêu?

Căn cứ bảng thống kê tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì mức thu phí đối với công chứng mua bán nhà đất được xác định như dưới đây:

Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì:

"Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
...
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
...
d) Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định."

Nộp phí công chứng mua bán nhà đất tại đâu?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về tổ chức thu phí, lệ phí như sau:

"Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí
1. Phòng Công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.
2. Văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.
3. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.
4. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng và lệ phí cấp thẻ công chứng viên."

Như vậy, phòng công chứng/văn phòng công chứng nơi bạn thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất sẽ là nơi thu phí công chứng mua bán nhà đất.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phí công chứng
Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu

Phí công chứng
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phí công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.