Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Nghị quyết nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Nghị quyết nêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm, có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số, tuổi thọ trung bình đạt khoảng 74,5 tuổi; tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100%, nông thôn là 93 - 95%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%...

Để thực hiện thành công các mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Nghị quyết cũng nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII. Cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà vắc xin Covid-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước.

Thứ ba, giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Thứ tư, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người VN.

Thứ năm, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội…; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ sáu, quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt.

>> Công bố toàn văn Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, hợp tác công - tư; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật.

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. 

Tin liên quan

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Điểm cầu tại Hà Nội.

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị tại điểm cầu trung ương.

Tiếp tục chương trình hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, chiều nay (27/3), hội nghị được nghe đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương truyền đạt chuyên đề báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng và đại biểu dự điểm cầu hội trường UBND tỉnh chiều 27/3.

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì điểm cầu Trung tâm Thông tin - Công báo - Tin học tỉnh chiều 27/3.

Báo cáo chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII; những bài học kinh nghiệm quan trọng rút ra trong nhiệm kỳ đã qua.

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Đồng chí Phạm Minh Chính chuyển tải chuyên đề tại hội nghị.

Trong thi hành Điều lệ Đảng ở nhiệm kỳ XII, việc thi hành nghiêm túc các quy định của Điều lệ Đảng đã đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; niềm tin của Nhân dân được củng cố, tăng cường hơn.

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Trong nhiệm kỳ, toàn Đảng đã kết nạp 880.155 đảng viên (số liệu tính từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 30/9/2020).

Báo cáo cũng xây dựng phương hướng; những nhiệm vụ giải pháp của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, 3 giải pháp đột phá. Cụ thể, 3 nhiệm vụ trọng tâm gồm:

Một là, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương.

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Hà Tĩnh tổ chức trực tuyến đến 17 điểm cầu trong toàn tỉnh...

Hai là, đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Ba là, tiếp tục đổi mới, kiện toàn và từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

... với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu từ cấp tỉnh đến xã.

3 giải pháp đột phá gồm:

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là công tác tổ chức, cán bộ.

Hai là, phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ.

Ba là, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

Đâu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII

Toàn cảnh hội nghị.

Ngày mai (28/3), hội nghị tiếp tục diễn ra với 3 chuyên đề:

Buổi sáng, hội nghị nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc báo cáo chuyên đề về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Buổi chiều, hội nghị nghe chuyên đề: Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam, do đồng chí Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng truyền đạt và chuyên đề Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia, do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an truyền đạt./.