Phân tích những nội dung thuộc bình diện nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm

Dịch thuật và ngôn ngữ họcNgôn ngữ học lịch sửNgôn ngữ học miêu tảNgôn ngữ học tri nhậnNgôn ngữ học đối chiếuNgữ nghĩa họcTừ vựng học

(lược trích và bổ sung bài: Lê Đình Tư. Những vấn đề ngữ nghĩa học âm vị. Tạp chí khoa học ngoại ngữ 3, 2005)

Như trên đã nói, ngôn ngữ học phân biệt hai bình diện của ngôn ngữ: bình diện biểu hiện và bình diện nôi dung hay bình diện ngữ nghĩa. Nói về bình diện biểu hiện của ngôn ngữ là nói về cấu trúc hình thức của các đơn vị ngôn ngữ, còn nói về bình diện nội dung là nói về ý nghĩa của các đơn vị đó. Với quan niệm đó, người ta cũng đã vạch ra một đường ranh giới cho các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ: Mô tả mặt biểu hiện của ngôn ngữ, chúng ta đi từ cấp độ âm vị, còn khi mô tả mặt nội dung của nó thì bắt đầu từ cấp độ hình vị. Âm vị được coi là những đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để cấu tạo nên mặt ngữ âm của ngôn ngữ và không có nghĩa, còn hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Kết quả là, khi đề cập đến bình diện ngữ nghĩa của ngôn ngữ, cấp độ âm vị thường bị bỏ qua. Nói cách khác, ngữ nghĩa học thường được coi là lĩnh vực ngôn ngữ học nghiên cứu những cấp độ ngôn ngữ lớn hơn âm vị. Trong thực tế, khi đối chiếu những vấn đề ngữ nghĩa giữa các ngôn ngữ, người ta cũng thường tập trung chủ yếu vào cấp độ từ vựng, bởi vì các đơn vị từ vựng như từ, thành ngữ được coi là những đơn vị có nghĩa hoàn chỉnh và có thể xác định được những đơn vị tương đương trong ngôn ngữ khác để đối chiếu.

Bạn đang xem: Bình diện là gì

Tuy nhiên, từ lâu người ta đã để ý đến các hiện tượng tượng thanh hay tượng hình, tức là những trường hợp mà âm thanh của ngôn ngữ có quan hệ khá chặt chẽ với những gì chúng biểu đạt trong thực tế khách quan. Chẳng hạn, H. Schreuder (1970) đã nhận ra rằng, tổ hợp âm ‘ash’ trong tiếng Anh rất hay được dùng để biểu đạt những động tác nhanh hoặc đột ngột, ví dụ: flash (lóe sáng), dash (lao tới, ném mạnh), crash  (đâm sầm xuống), hay tổ hợp âm vị /bl/ (cũng trong tiếng Anh) thường xuất hiện trong các từ biểu thị sự khó chịu, ghê tởm hay chán ngấy, ví du: bland smile (nụ cười nhạt nhẽo), blare (làm om sòm), blast (nguyền rủa)… Thậm chí, tác giả còn thấy rằng, trong một số trường hợp, mối quan hệ giữa âm thanh ngôn ngữ (không chỉ là từ tượng thanh) và ý nghĩa chặt chẽ tới mức chúng có thể ảnh hưởng tới việc thay đổi ý nghĩa của từ trong quá khứ, khiến hiện nay một số tổ hợp âm trong tiếng Anh biểu thị những ý nghĩa tiêu cực thay vì ý nghĩa trung hòa như trước đây. Chẳng hạn, âm vị /u/ khi kết hợp với một số âm vị khác (ví dụ như với /l/, /ʃ/ hay /p/) thường biểu đạt những sự vật, sự việc được đánh giá tiêu cực, ví dụ: allure (cám dỗ, quyến rũ), shrew (người dàn bà đanh đá, độc ác), putrid (thối tha, đồi bại). Những hiên tượng tương tự trong tiếng Pháp cũng đã được P. Guiraud (1971) đề cập đến trong tác phẩm “La semantique”. Trên địa bàn tiếng Việt, Nguyễn Hữu Quỳnh (1994) cũng đã nêu nhận xét rằng, một số vần và nguyên âm “có khả năng biểu thị một nét nghĩa nào đó về trạng thái, họat động, tính chất.”.  Ví dụ: vần ‘it’ trong tiếng Việt biểu thị một nét nghĩa chung là ‘làm kín, làm chặt thêm’ của các từ ‘bịt’,’khít’,‘thít’…, trong khi vần ‘óp’ mang nét nghĩa ‘giảm thể tích, thu nhỏ khối lượng’ như trong các từ ‘bóp’, hay‘tọp’. Nghiêm túc hơn, các nhà phong cách học cũng đã bàn khá nhiều về giá trị tu từ học của các yếu tố ngữ âm trong các ngôn ngữ. Xa hơn nữa, W. Humboldt cũng đã nhìn nhận ý nghĩa biểu trưng của các đơn vị ngữ âm trong các ngôn ngữ.

Nhìn một cách tổng thể, các nhà ngôn ngữ học này, ở những mức độ và góc độ khác nhau, đều thừa nhận tính có lí do nhất định của âm thanh ngôn ngữ. Họ cho rằng không phải lúc nào mối quan hệ giữa mặt âm và mặt nghĩa trong ngôn ngữ cũng đều mang tính võ đoán, rằng các ngôn ngữ có những lí do và cách thức khác nhau để lựa chọn các phương tiện ngữ âm nhằm biểu đạt những sự vật, hiện tượng, đặc trưng, hay tính chất trong thực tế khách quan. Sự lựa chọn này có liên quan đến bản thân các âm thanh ngôn ngữ và các mối quan hệ đối lập giữa chúng với nhau. Nói cách khác, trong một số trường hợp, người ta thừa nhận có sự hài hòa nhất định giữa mặt âm thanh và mặt nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ.

Như vậy, âm vị có thể được sử dụng theo hai mục đích khác nhau: 1/tạo ra các từ, và 2/ tạo nghĩa mới cho các từ. Trong mục đích thứ nhất, các âm vị tạo ra các từ khác nhau nhờ những thế đối lập về các nét khu biệt của chúng, còn trong mục đích thứ hai, từ được bổ sung một ý nghĩa mới nào đấy nhờ việc khai thác các giá trị ngữ nghĩa mà các âm vị có thể mang lại. Sự tồn tại các giá trị ngữ nghĩa của âm vị khiến cho sự phân biệt hai bình diện của ngôn ngữ, tức bình diện biểu hiện và bình diện ngữ nghĩa theo cách xưa nay, trở nên không rõ ràng hoặc/và không triệt để. Ngữ nghĩa học truyền thống không quan tâm đến hoặc không thừa nhận những giá trị ngữ nghĩa của những đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn hình vị. Đó là cái phần dư ngữ nghĩa trong ngôn ngữ mà ngôn ngữ học chưa có cách giải quyết dứt khoát. Thông thường, khi nhận thấy một hiện tượng ngôn ngữ nào đấy mang giá trị ngữ nghĩa, người ta cứ nghĩ trước hết đến sự hiện diện của hình vị hay từ.

Xem thêm: Đơn Vị Tiền Tệ Của Nga Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam (1 Rub To Vnd)?

Sự thừa nhận giá trị ngữ nghĩa của các âm vị, hoặc phức thể âm vị, tạo tiền đề cho việc hình thành một bộ môn nghiên cứu mới: Ngữ nghĩa học âm vị (semantyka fonemów lub fonosemantyka), bộ môn nghiên cứu giá trị ngữ nghĩa của cấp độ âm vị.

Ngữ nghĩa học âm vị có vẻ liên quan nhiều hơn đến ngữ dụng học, bởi vì loại ý nghĩa này phụ thuộc nhiều vào các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cụ thể. Tuy nhiên, ý nghĩa của các âm vị không chỉ liên quan đến sự vận dụng ngôn ngữ mà còn liên quan đến cả lịch sử phát triển của ngôn ngữ, nghĩa là vừa có tính chất đồng đại vừa có tính chất lịch đại. Ngữ nghĩa học âm vị có ý nghĩa thực tiễn to lớn: Nó giúp giải thích nhiều hiện tượng ngữ nghĩa trong các ngôn ngữ, nhờ đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của những hiện tượng ngôn ngữ như đồng nghĩa, dị nghĩa, các tên riêng, sự hài âm, chơi chữ , hay đặc điểm cấu tạo của các tiếng xã hội trong một cộng đồng ngôn ngữ.

Như vậy, các nghiên cứu ngữ nghĩa học âm vị sẽ bổ sung những thông tin làm cho bức tranh về các bình diện ngữ nghĩa của ngôn ngữ được hoàn chỉnh hơn. Với ngữ nghĩa học âm vị, cấu trúc các bình diện của ngôn ngữ trở nên nhất quán hơn: trên bình diện biểu hiện, chúng ta nghiên cứu toàn bộ mặt cấu tạo hình thức của ngôn ngữ: đi từ âm vị đến văn bản, còn trên bình diện ngữ nghĩa, chúng ta xem xét toàn bộ mặt nội dung của ngôn ngữ, cũng đi từ âm vị đến văn bản. Điều này cũng có nghĩa là ngữ nghĩa học đối chiếu cũng quan tâm đến cả cấp độ âm vị của ngôn ngữ.

  • Primeknit là gì
  • Lý trình là gì
  • Default route là gì
  • Ddd là gì

Nêu đối tượng của việc đối chiếu các đơn vị ngữ âm đoạn tính và các bước đối chiếu các đơn vị đó. BÀI TẬP

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngôn ngữ học đối chiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU Bài 1. Nghiên cứu đối chiếu ngữ âm – âm vị học CHƯƠNG 3 CÁC BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU Bài 2. Nghiên cứu đối chiếu từ vựng ngữ nghĩa Bài 2. Nghiên cứu đối chiếu ngữ pháp Bài 2. Nghiên cứu đối chiếu ngữ dụng Bài 1 NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VỀ NGỮ ÂM – ÂM VỊ HỌC a. Âm vị b. Biến thể âm vị c. Sự phân bố của âm vị 1. ĐỐI CHIẾU ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH 1.1. Một số khái niệm cơ bản Nêu đối tượng của việc đối chiếu các đơn vị ngữ âm đoạn tính và các bước đối chiếu các đơn vị đó. BÀI TẬP ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG ÂM VỊ ĐOẠN TÍNH 1.2. Các bước đối chiếu âm vị THẢO LUẬN NHÓM Mô tả hệ thống âm vị tiếng Việt và tiếng Anh.BÀI TẬP ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG ÂM VỊ ĐOẠN TÍNH BÀI TẬP THỰC HÀNH 1.Đối chiếu hệ thống âm vị nguyên âm trong tiếng Việt và tiếng Anh. 2.Đối chiếu hệ thống âm vị phụ âm trong tiếng Việt và tiếng Anh. BÀI TẬP 1.3. ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG ÂM VỊ ĐOẠN TÍNH a. Thanh điệu b. Trọng âm c. Ngữ điệu 2. ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM SIÊU ĐOẠN TÍNH 2.1. Một số khái niệm cơ bản a. Thanh điệu Sự thay đô ̉i cao đô ̣ của giọng nói trong mô ̣t âm Ɵết, có tác dụng khu biê ̣t các từ có nghĩa khác nhau 2. ĐỐI CHIẾU CÁC HỆ THỐNG ÂM VỊ SIÊU ĐOẠN TÍNH 2.1. Một số khái niệm cơ bản THANH ĐIỆU b. Trọng âm Biện pháp âm thanh làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ học lớn hơn âm tố (như âm tiết, từ, câu) để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ học khác cùng cấp độ. c. Ngữ điệu Sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm Ɵết hay một từ. 2. ĐỐI CHIẾU CÁC HỆ THỐNG ÂM VỊ SIÊU ĐOẠN TÍNH 2.1. Một số khái niệm cơ bản Bước 1: Miêu tả Bước 2: Xác định tiêu chí Bước 3: Đối chiếu + XL1 = XL2 + XL1 ≠ XL2 + XL1 ø XL2 2. ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM SIÊU ĐOẠN TÍNH 2.2. Các bước đối chiếu THỰC HÀNH 1.Đối chiếu hệ thống âm vị siêu đoạn tính trong tiếng Việt và tiếng Anh. BÀI TẬP 2.3. ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG ÂM VỊ ĐOẠN TÍNH Bài 2 NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VỀ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA 1. Lịch sử nghiên cứu đối chiếu từ vựng ngữ nghĩa + Những năm 60, 70 của thế kỉ XX + Từ những năm 80 trở đi 2. Đối tượng và cấp độ đối chiếu từ vựng ngữ nghĩa 2.1. Đối tượng: Điểm giống nhau và khác nhau của thành phần từ vựng và quan hệ từ vựng giữa các ngôn ngữ. 2.2. Cấp độ: + Hình thức + Ý nghĩa + Sự phân bố THẢO LUẬN NHÓM Đọc giáo trình trang 194 – 197, nêu các khả năng có thể có trong quá trình nghiên cứu đối chiếu từ vựng ngữ nghĩa. Cho ví dụ cụ thể. BÀI TẬP ĐỐI CHIẾU TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA * Các khả năng có thể có trong quá trình nghiên cứu đối chiếu từ vựng giữa hai ngôn ngữ 3. Những nội dung đối chiếu - Đối chiếu trường từ vựng. + Đối chiếu số lượng các đơn vị trong trường nghĩa. + Đối chiếu cấu trúc nghĩa trong từng trường nghĩa. - Đối chiếu thành ngữ. - Đối chiếu các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa THỰC HÀNH NHÓM Đối chiếu trường từ vựng chỉ văn hóa vật thể trong tiếng Việt và tiếng Anh. BÀI TẬP 3. ĐỐI CHIẾU TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA THỰC HÀNH NHÓM Đối chiếu trường từ vựng chỉ văn hóa phi vật thể trong tiếng Việt và tiếng Anh. BÀI TẬP 3. ĐỐI CHIẾU TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA THỰC HÀNH NHÓM Đối chiếu từ chỉ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh.BÀI TẬP 3. ĐỐI CHIẾU TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA THỰC HÀNH NHÓM Đối chiếu trường từ vựng chỉ phương tiện di chuyển trong tiếng Việt và tiếng Anh. BÀI TẬP 3. ĐỐI CHIẾU TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA THỰC HÀNH NHÓM Đối chiếu trường từ vựng chỉ lưu trú trong tiếng Việt và tiếng Anh. BÀI TẬP 3. ĐỐI CHIẾU TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA Bài 3 NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VỀ NGỮ PHÁP 1. Sơ lược về nghiên cứu đối chiếu ngữ pháp + Có lịch sử lâu đời và phong phú, đa dạng hơn so với ngữ âm và từ vựng. + Ngữ pháp truyền thống: - Hình thái học - Cú pháp học THỰC HÀNH NHÓM 1. Đối chiếu các phương thức ngữ pháp trong tiếng Việt và tiếng Anh. 2. Đối chiếu hệ thống từ loại trong tiếng Việt và tiếng Anh. BÀI TẬP 2. NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VỀ NGỮ PHÁP BÀI TẬP VỀ NHÀ Đối chiếu các kiểu câu trong tiếng Việt và tiếng Anh. BÀI TẬP ĐỐI CHIẾU TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA Bài 4 NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VỀ NGỮ DỤNG 1. Sơ lược về nghiên cứu đối chiếu ngữ dụng + Từ những năm 80 trở đi, việc đối chiếu các ngôn ngữ không chỉ giới hạn như những hệ thống kép kín, “trong bản thân nó và vì nó” . + Các ngôn ngữ được đối chiếu như những phương tiện giao tiếp, hành chức trong những ngữ cảnh cụ thể, trong những bối cảnh văn hóa nhất định. → Ngôn ngữ được tiếp cận từ góc độ ngữ dụng. → Ngành Ngữ dụng học đối chiếu (Contrastive Pragmatics) ra đời. 2. Phạm vi đối chiếu “Độ chênh văn hóa” → Những ngôn ngữ thuộc những nền văn hóa khác nhau. + Khác khu vực văn hóa. Ví dụ: Văn hóa Phương Tây và Phương Đông (tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Hán). + Cùng một khu vực văn hóa. Ví dụ: Văn hóa Phương Tây (tiếng Anh và tiếng Pháp), văn hóa Phương Đông (tiếng Việt và tiếng Hán) CÂU HỎI THẢO LUẬN Đọc giáo trình trang 224 – 235, cho biết ngôn ngữ học đối chiếu ngữ dụng hướng vào nghiên cứu những phương diện nào? Cho ví dụ cụ thể. 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.1. Hành động ngôn từ. 3.2. Cách thức thể hiện lịch sự. 3.3. Cách sử dụng các phương tiện chỉ xuất. 3.4. Cấu trúc hội thoại. Có thể mở rộng: 3.5. Hệ thống những biểu trưng của các nền văn hóa khác nhau. 3.6. Ý nghĩa biểu trưng của màu sắc. 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.1. Hành động ngôn từ: a. Đối chiếu các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện một hành động ngôn từ như cảm ơn, chào mừng, mời mọc, khen ngợi trong hai ngôn ngữ. Ví dụ: Chào nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh không giống nhau. Người Việt thường chào bằng cách hỏi thăm. Người Anh có những từ chào cụ thể cho từng hoàn cảnh cụ thể. 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.1. Hành động ngôn từ: b. Đối chiếu lực ngôn trung khác nhau được thực hiện bằng những hình thức ngôn ngữ được coi là tương đương. Ví dụ: + Why don’t we go to the opera tonight? (tiếng Anh và tiếng Đức) + It’s not what you think. (Thấy vậy mà không phải vậy.) 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.1. Hành động ngôn từ: c. Đối chiếu cách nói có tính công thức + You should talk. + It’s not what you think. 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.2. Cách thức thể hiện lịch sự - Phạm trù gắn với hành động cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, mời mọc - Bao gồm: + Thể diện dương tính + Thể diện âm tính → Mỗi cộng đồng có một cách lựa chọn chiến lược giao tiếp khác nhau. Ví dụ: Người Đức thiết lập lời cầu khiến trực tiếp hơn người Anh. + Đức: Du solltest das Fenster zumachen. + Anh: Can you close the window? 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.3. Cách sử dụng các phương tiện chỉ xuất. + Chỉ xuất ngôi (đại từ xưng hô) + Chỉ xuất không gian (đây, đó, trên, dưới Ví dụ: in the tree) + Chỉ xuất thời gian (trước, sau, ngày mai, ngày kia, mặt trời đứng bóng, nửa buổi) 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.4. Cấu trúc hội thoại - Cách mở đầu và kết thúc cuộc thoại. - Những phản ứng đáp lời trong những tình huống: + làm quen lần đầu + chào nhau hằng ngày - Cấu trúc hội thoại trong đàm phán thương mại. - Cấu trúc hội thoại khi nói chuyện qua điện thoại. 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.5. Hệ thống những biểu trưng của các nền văn hóa khác nhau. - rồng - chằn tinh (dragon) - dê - số đếm: số xấu + Phương Tây: 13 + Nhật: 4 + Trung Quốc: 147 3. Những phương diện đối chiếu ngữ dụng 3.6. Ý nghĩa biểu trưng của màu sắc - màu đỏ: +nguy hiểm (Mỹ) + chết chóc (Ai Cập) + sáng tạo (Ấn Độ) + sự giận dữ (Nhật Bản) + quý tộc (Pháp) + hạnh phúc (VN, TQ) CÂU HỎI THẢO LUẬN Đọc giáo trình trang 222 – 224, nêu các bước đối chiếu ngữ dụng. 4. Các bước đối chiếu Bước 1: Xem xét một hiện tượng xã hội – văn hóa m trong L1 có hiện tượng n tương đương trong L2 hay không. + Nếu không thì xác lập sự khác biệt. + Nếu có: tiến hành bước 2. 4. Các bước đối chiếu Bước 2: Xem xét có hình thức ngôn ngữ trong L2 thường gắn với hiện tượng n theo cách giống như biểu thức ngôn ngữ gắn với m trong L1 hay không. + Nếu không thì tiến hành đối chiếu về mặt ngữ dụng. + Nếu có: tiến hành bước 3. 4. Các bước đối chiếu Bước 3: Xem xét có hình thức biểu đạt n trong L2 có hình thức tương đương về mặt ngữ nghĩa – cú pháp hay không. + Nếu không thì không phân tích nữa. + Nếu có thì tiến hành nghiên cứu đối chiếu về ngữ nghĩa – cú pháp cho đến khi xác định được sự khác biệt ở một cấp độ nhất định. CÂU HỎI THẢO LUẬN Để sử dụng tốt một ngôn ngữ, người học phải có những yếu tố nào? KẾT LUẬN Để sử dụng tốt một ngôn ngữ, người học phải: + Có vốn từ vựng phong phú; + Nắm vững những quy tắc về ngữ âm, ngữ pháp; + Hiểu rõ những quy ước về ngữ dụng và văn hóa của người bản ngữ. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Đối chiếu cách chào hỏi trong tiếng Việt và tiếng Anh 2. Đối chiếu về cách đề nghị trong tiếng Việt và tiếng Anh BÀI TẬP ĐỐI CHIẾU VỀ NGỮ DỤNG CÂU HỎI ÔN TẬP (LÍ THUYẾT) 1. Phân biệt NNHSS lịch sử, NNHSS loại hình và NNHSS đối chiếu? 2. Chuyển di là gì? Chuyển di tích cực? Chuyển di tiêu cực? Cho ví dụ trên các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng, chữ viết. 3. Lỗi là gì? Nguyên nhân gây lỗi trong quá trình học ngoại ngữ. 4. Phân biệt khái niệm Tiêu chí và Tương đương? Cho ví dụ. 4. Ngôn ngữ tiệm cận (trung gian) là gì? Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ngôn ngữ tiệm cận? 5. Nêu nội dung các nguyên tắc đối chiếu. Cho ví dụ. 6. Nêu các bước đối chiếu? Cho ví dụ. 7. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng nguồn ngữ liệu. CÂU HỎI ÔN TẬP (THỰC HÀNH) 1. Đối chiếu hiện tượng ngôn điệu trong tiếng Việt và tiếng Anh. 2. Đối chiếu hệ thống phụ âm, nguyên âm trong tiếng Việt và tiếng Anh. 3. Đối chiếu hệ thống từ loại trong tiếng Việt và tiếng Anh. 4. Đối chiếu thành phần câu tiếng Việt và tiếng Anh. 5. Đối chiếu các kiểu câu xét về cấu tạo và mục đích phát ngôn trong tiếng Việt và tiếng Anh. 6. Đối chiếu các kiểu câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Anh. 7. Đối chiếu trường từ vựng chỉ hoạt động du lịch trong tiếng Việt và tiếng Anh. 8. Đối chiếu từ địa phương Quảng Nam với từ toàn dân hoặc từ địa phương của một vùng miền khác.