Phần 2 công nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trang 84 sách Lịch Sử lớp 8

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) trang 83, 84, 85, 86 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Lịch sử.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 16 Lịch sử 8 trang 83, 84, 85, 86

(trang 83 SGK Lịch Sử 8): - Bức áp phích (SGK, trang 83) nói lên điều gì?

Trả lời:

- Bức tranh ghi lại hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh: đói rét, bệnh tật, nhà máy, công xưởng bị tàn phá, bạo loạn ở nhiều nơi...

(trang 84 SGK Lịch Sử 8): - Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến tình hình nước Nga?

Trả lời:

- Nội dung:

+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực.

+ Tự do buôn bán, mở lại các chợ.

+ Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.

- Tác động:

+ Phục hồi, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

(trang 85 SGK Lịch Sử 8): - Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?

Trả lời:

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây: sản phẩm nông nghiệp chiếm đến 2/3 tổng sản phẩm Quốc dân, Liên Xô phải nhập máy móc của nước ngoài... Chính vì vậy, muốn xây dựng chế độ xã hội mới phải mở đầu bằng việc thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

(trang 86 SGK Lịch Sử 8): - Nêu những thành tựu về văn hóa – giáo dục của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941)

Trả lời:

- Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,...

- Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.

- Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Tháng 6 - 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Giải Lịch sử Bài 16 lớp 8 SGK trang 86

Bài 1 (trang 86 SGK Lịch sử 8): Nêu nội dung của Chính sách kinh tế mới.

Lời giải:

+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực.

+ Tự do buôn bán, mở lại các chợ.

+ Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.

Bài 2 (trang 86 SGK Lịch sử 8): Trình bày những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941.

Lời giải:

Từ năm 1925 đến năm 1941, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp thì Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp được hoàn thành.

- Về văn hóa-giáo dục: nạn mù chữ được thanh toán, thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học cho nông dân.

- Về xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.

Bài 3 (trang 86 SGK Lịch sử 8): Sưu tầm một vài mẩu chuyện về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô những năm 1925 – 1941.

Lời giải:

Đang biên soạn...

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Lịch sử Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) trang 83, 84, 85, 86 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Lý thuyết:

Mục 1

1. Hoàn cảnh

- Liên Xô vẫn là nước có nền kinh tế nông nghiệp, nghèo nàn và lạc hậu.

- Sự phụ thuộc vào máy móc nhập khẩu.

=> Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia vào các nông trang tập thể.

Mục 2

2. Các kế hoạch 5 năm và thành tựu

Bằng hai kế hoạch 5 năm - kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937), Liên Xô đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội: trở thành nước công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa với:

Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

- Nông nghiệp:

+ Đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.

+ Có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.

- Về văn hóa - giáo dục:

+ Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ.

+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật.

- Về xã hội: các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Xã hội chủ nghĩa.

Từ tháng 6 - 1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1941).

Nội dung chính:

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941): hoàn cảnh, nội dung và thành tựu của các kế hoạch 5 năm.

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 16 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

Bài: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

  • A. Lý thuyết
    • 1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế 1921-1925
    • 2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925-1941
  • B. Trắc nghiệm

A. Lý thuyết

1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế 1921-1925

a. Hoàn cảnh

  • Năm 1921 nước Nga Xô viết xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn:
    • Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
    • Năm 1920 sản lượng nông nghiệp chỉ còn ½ so với trước chiến tranh.
    • Công nghiệp còn 1/7.
    • Nạn đói, bọn phản CM bạo loạn.
  • Nên Đảng Bôn sê Vích thực hiện chính sách kinh tế mới 3-1921.

b. Nội dung chính sách kinh tế mới 3-1921

  • Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực bằng thu thuế lương thực.
  • Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, tư nhân mở xí nghiệp nhỏ.
  • Khuyến khích nước ngoài đầu tư ở Nga.

c. Tác dụng

  • Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phục hồi và phát triển.
  • Đời sống nhân dân cải thiện.
  • Năm 1925 sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đạt mức gần bằng trước chiến tranh.
  • 12- 1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết – Liên Xô được thành lập.

2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925-1941

  • Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu: nông nghiệp chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân …
  • Vì vậy Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp.
  • Thực hiện các kế hoạch 5 năm: lần thứ I (1928-1932); lần thứ II (1933-1937) (1961-1965: Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất)
  • Những thành tựu của Liên Xô trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội:
  • Kinh tế:
    • Đến 1936 sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu và hạng nhì thế giới sau Mỹ.
    • Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp, cơ giới hóa và có quy mô sản xuất lớn.
  • Văn hóa giáo dục:
    • Thanh toán nạn mù chữ.
    • Phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người.
    • Phổ cập giáo dục trung học cơ sở thành phố.
  • Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa - nghệ thuật đạt thành tựu rực rỡ.
  • Về xã hội: giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, còn 2 giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.
  • Kế hoạch 5 năm lần thứ III: từ 1937 đến 6-1941 thì ngừng lại để chống phát xít Đức xâm lược.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?

A. Hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kinh tế bị tàn phá.

D. Khủng hoảng chính trị.

Chọn đáp án: A. Hòa bình.

Giải thích: Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản trong nước, năm 1921 nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa binh xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Câu 2: Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ đâu?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Công nghiệp và thương nghiệp.

Chọn đáp án: B. Nông nghiệp.

Giải thích: Chính sách kinh tế mới với nội dung chủ yếu là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực. Bên cạnh đó, nông nghiệp là ngành bị khủng hoảng nặng nề nhất ở nước Nga. Chính vì thế, chính sách kinh tế mới bắt đầu từ nông nghiệp.

Câu 3: Điều khoản nào trong chính sách kinh tế mới nhằm phục hồi và phát triển thương nghiệp?

A. Tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.

B. Nông dân được sử dụng lương thực thừa

C. Chế độ thu thuế lương thực.

D. Tự do buôn bán.

Chọn đáp án:

Giải thích: Trang 83, mục I

Câu 4: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội nhân dân Liên Xô phải ưu tiên thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

C. Tập thể hóa nông nghiệp.

D. Quốc phòng.

Chọn đáp án: D. Quốc phòng.

Giải thích: Trang 84, mục II

Câu 5: Liên Xô hoàn thành thanh toán nạn mù chữ khi nào?

A. 1941

B. 1937

C. Sau kế hoạch 5 năm lần 1

D. Sau kế hoạch 5 năm lần 2.

Chọn đáp án: D. Sau kế hoạch 5 năm lần 2.

Giải thích: Năm 1937, Liên Xô đã thành công trong việc xóa nạn mù chữ

Câu 6: Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần 1 ở Liên Xô trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?

A. Biến Liên Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.

B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.

C. Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp.

D. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Chọn đáp án: B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.

Giải thích: Trang 85, mục II

Câu 7: Thành tựu lớn nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925 – 1941 là gì?

A. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được hoàn thành

B. Tập thể hóa nông nghiệp được thực hiện thành công.

C. Trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

D. Trong 20 năm đã có 60 triệu đồng bào thoát nạn mù chữ.

Chọn đáp án: C. Trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Giải thích: Đến năm 1936, sản lượng công nghiệp Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới.

Câu 8: Mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

D. Làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp.

Chọn đáp án: C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Giải thích: Trang 84, mục II

Câu 9: Vì sao Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?

A. Vì chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.

B. Vì Liên Xô tham gia chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Vì phe phát xít tấn công Liên Xô.

D. Phát xít Đức tấn công, Liên Xô tiến hành chiến tranh giữ nước.

Chọn đáp án: D. Phát xít Đức tấn công, Liên Xô tiến hành chiến tranh giữ nước.

Giải thích: Năm 1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Mục tiêu quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu là tiến hành bảo vệ tổ quốc và chiến tranh với Đức

Câu 10: Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ( 1925 – 1941) là gì?

A. Khôi phục và phát triển kinh tế.

B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

C. Cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu.

D. Phát triển văn hóa giáo dục.

Chọn đáp án: B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Giải thích: Trang 84, mục I

Câu 11: Liên Xô đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn

B. Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất

C. Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế

D. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị

Chọn đáp án: A

Câu 12: Ai là người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?

A. Lê-nin

B. Xta-lin

C. Khơ-rút-sốp

D. Brê-giơ-nhép

Chọn đáp án: A

Câu 13: Cuối tháng 12-1922, ở nước Nga Xô Viết diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Liên bang cộng hòa Xô viết được thành lập

B. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai

C. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập

D. Đại hội lần thứ hai các Xô viết toàn liên bang

Chọn đáp án: C

Câu 14: Công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô từ năm 1925 được thực hiện theo đường lối nào?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

B. Công nghiệp hóa hiện đại hóa

C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ

D. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp

Chọn đáp án: A

Câu 15: Đâu là thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941)?

A. Xóa nạn mù chữ nhưng chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất

B. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố

C. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố

D. Xóa nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước tới bậc trung học cơ sở

Chọn đáp án: B

Câu 16: Xã hội Liên Xô kể từ khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tồn tại những lực lượng nào?

A. Địa chủ phong kiến, nông dân

B. Tư sản, trí thức

C. Công nhân, nông dân, trí thức xã hội chủ nghĩa.

D. Đại địa chủ, nông dân, nô lệ

Chọn đáp án: C

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?

A. Thay thế nội dung trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực

B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng

C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp

D. Cho phép mở lại các chợ, tự do trao đổi buôn bán

Chọn đáp án: C

Câu 18: Chính sách kinh tế mới không mang lại ý nghĩa nào đối với Liên Xô và các nước trên thế giới?

A. Cải thiện đời sống nhân dân Liên Xô

B. Cổ vũ các nước XHCN tại thời điểm đó nhanh chóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

C. Đưa Liên Xô thoát khỏi tình trạng khủng hoảng

D. Là bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới

Chọn đáp án: B

Câu 19: Tại sao để xây dựng Chủ nghĩa xã hội Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?

A. Liên Xô là một nước lạc hậu, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhiệm vụ của thời kì mới

B. Do tư nhân nắm toàn quyền kinh tế trong thị trường

C. Do nhận viện trợ của nước ngoài để cải tạo đất nước, khôi phục kinh tế

D. Do không có sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích mà dựa vào các nguồn lợi từ ngoài và tiến hành tự do các cải cách kinh tế

Chọn đáp án: A

Câu 20: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) là

A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới

B. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa

C. Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp hóa

D. Từ một nước nông nghiệp trở thành một nước tư bản phát triển

Chọn đáp án: B

Với nội dung bài Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế năm 1921 - 1925, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 16:Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.