Nv2 nghĩa là gì

Điểm sàn là mức điểm xét tuyển tối thiểu để các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT

Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành.

Nv2 nghĩa là gì

Điểm sàn và điểm chuẩn khác nhau như thế nào?

Thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển NV1 và nộp hồ sơ xét tuyển NV2, 3.

Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.

Từ mức điểm sàn đã được quy định, do đó điểm xét tuyển không được thấp hơn điểm sàn; đồng nghĩa với điểm xét tuyển NV sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước. Đối với hầu hết các trường, điểm xét tuyển sẽ cao hơn điểm sàn.

Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành.

Như vậy, điểm sàn coi như điều kiện cần, còn điểm trúng tuyển là điều kiện đủ. Điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn.

Ví dụ, trường ĐH A nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển với mức từ 17 điểm trở lên nhưng chỉ có những thí sinh đạt 19 điểm mới thuộc diện trúng tuyển vì tại mức 19 điểm trường tuyển đủ chỉ tiêu được giao, còn mức 17 điểm thì số lượng đã vượt quá nhiều so với chỉ tiêu.

Do đó, nếu không trúng tuyển vào trường ĐH này nhưng điểm của bạn cao hơn điểm sàn và cao hơn hoặc bằng điểm của trường còn chỉ tiêu xét tuyển NV2 bạn mới đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Bạn chỉ được nộp một hồ sơ để xét tuyển NV2. NV3 dành cho những thí sinh không trúng tuyển NV2 nộp hồ sơ vào những trường đã tuyển NV2 nhưng còn thiếu chỉ tiêu.

Điểm sàn và điểm chuẩn có ảnh hưởng gì đến bạn

Nếu điểm thi của bạn thấp hơn điểm chuẩn của trường, bạn chắc gần như đã không trúng tuyển vào trường, và hướng khác là nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành khác. Đến lúc này bạn cần để ý đến điểm sàn rồi đó, nếu điểm số của bạn mà thấp hơn điểm sàn đại học, thì chắc chắn rằng bạn không thể nộp tuyển tiếp vào hệ đại học. Còn nếu điểm số của bạn trên điểm sàn đại học, thì lúc này bạn vẫn còn cơ hội để nộp hồ sơ xin tuyển sinh nguyện vọng 2 vào hệ đại học. Tương tự cho điểm sàn cao đẳng.

– Nguyên tắc xác định điểm sàn đảm bảo tất cả các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu và đảm bảo kết quả tuyển không quá thấp để đảm bảo chất lượng đầu vào. Bộ GD&ĐT cũng sẽ cân nhắc để số lượng thí sinh trên điểm sàn có sự cân đối giữa các khu vực, giữa các loại hình trường.

– Thực hiện các nguyên tắc này, thông thường mức điểm được xác định sao cho đảm bảo nguồn tuyển trung bình cả 4 khối A, B, C, D khoảng 200%. Tức là số thí sinh trên điểm sàn sẽ gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.

Giải đáp tất cả những thắc mắc về điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học năm 2021 giúp các thí sinh 2k3 có những lựa chọn đúng đắn khi thay đổi nguyện vọng.

1. Đăng ký xét tuyển bằng phiếu có được điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến không?

Nhiều thí sinh thắc mắc trong đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021 đã đăng ký xét tuyển bằng phiếu thì có được điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến không?

Trả lời: Tất cả các em đã đăng ký xét tuyển bằng phiếu hay trực tuyến đều có thể điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến.

2. Có được điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần không?

Trả lời: Theo quy định của Bộ GD, năm 2021 thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần.

3. Khi nào được điều chỉnh nguyện vọng?

Trả lời: Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, các trường Đại học sẽ công bố điểm sàn xét tuyển, sau đó thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng, thời gian cụ thể Bộ GD sẽ công bố sau (do còn thi tốt nghiệp THPT đợt 2 xong mới xét tuyển).

Nv2 nghĩa là gì

4. Điều chỉnh nguyện vọng là có được xoá hết các nguyện vọng để ghi lại những nguyện vọng mới hay không? Hay chỉ được thay đổi thứ tự các NV cũ thôi?

Trả lời: Các em có quyền thay đổi các nguyện vọng ban đầu, các thông tin được thay đổi là khối tổ hợp xét tuyển, các ngành, trường... miễn là các trường, ngành có xét tuyển khối các em đăng ký.

Tuy nhiên khi đổi nguyện vọng trực tuyến số lượng NV sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng NV đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT,  tức là thí sinh không được thêm NV.

Ví dụ: trước điều chỉnh là 4 nguyện vọng thì sau khi điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến chỉ được tối đa 4 nguyện vọng hoặc ít hơn 4 NV đó (có thế là 3 NV, 2 NV,...). 

5. Đỗ NV1 và NV2 nhưng lại muốn học ở trường đăng ký NV2 có được không?

Trả lời: Nếu thí sinh đã đỗ NV1, hệ thống sẽ tự ngừng xét tuyển các NV sau. Vì thế, thí sinh dù đủ điểm đỗ NV2 không thể học ngành có nguyện vọng ưu tiên thấp hơn (NV2) trong cùng một đợt xét tuyển. 

Trường hợp nếu trong đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh không xác nhận nhập học với trường đã trúng tuyển ở NV1 thì sẽ coi như từ chối học và có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung. Tuy nhiên, việc này rất rủi ro vì ngành bạn muốn vào có thể đã xét tuyển đủ chỉ tiêu ở đợt 1 và không xét tuyển đợt bổ sung.

Sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng, nếu thí sinh muốn thay đổi thứ tự nguyện vọng (đổi nguyện vọng 2 lên thành nguyện vọng 1) thì bạn sẽ điều chỉnh nguyện vọng theo phương thức trực tuyến.

6. Có được đăng ký một ngành nhưng sử dụng 2 tổ hợp khác nhau không?

Trả lời: Thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký một ngành, một trường với 2 tổ hợp xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, thí sinh sử dụng 2 tổ hợp xét tuyển cùng 1 ngành thì phải ghi thành các nguyện vọng khác nhau (NV1, NV2). Nghĩa là mỗi ngành, mỗi tổ hợp xét tuyển khác nhau được coi là các nguyện vọng khác nhau.

Ví dụ: Ngành Quản lý nhà nước của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển sinh theo các tổ hợp xét tuyển C00, C20, D01, A09. Thí sinh muốn đăng ký vào ngành này theo 2 tổ hợp xét tuyển là C00, C20. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng như sau:

Nguyện vọng Tên trường Tên ngành Mã ngành Tổ hợp XT
NV1 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Quản lý nhà nước 730205 C00
NV2 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Quản lý nhà nước 730205 C20

=> Thí sinh sẽ để 2 tổ hợp xét tuyển thành 2 nguyện vọng khác nhau.

7. Có được đăng ký một tổ hợp cho nhiều ngành trong cùng một trường Đại học?

Trả lời: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký một tổ hợp cho 2 ngành hoặc nhiều ngành trong cùng một trường.

Lưu ý: Thí sinh điền mỗi ngành là một nguyện vọng riêng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một tổ hợp để xét tuyển vào các ngành, trường khác nhau. 

8. Đổi nguyện vọng thế nào để dễ trúng tuyển vào ngành mình thích?

Trả lời: 4 Nguyên tắc vàng khi lựa chọn nguyện vọng mà các em cần lưu ý:

Thứ 1: Phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích, vì nếu nguyện vọng cao hơn đã trúng tuyển thì các nguyện vọng thấp hơn sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm chuẩn.

Thứ 2: Phải chọn đúng ngành yêu thích, đừng vì trường yêu thích mà cố gắng chọn ngành dễ đậu nhưng lại không muốn học sau này.

Thứ 3: Phải có ít nhất 1 nguyện vọng có mức điểm chuẩn năm ngoái thấp để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.

Thứ 4: Thí sinh nên chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển nếu ngành đó xét tuyển nhiều tổ hợp.

9. Làm thế nào để điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến?

Trả lời: Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để điều chỉnh NVĐKXT trực tuyến truy cập trên trang thisinh.thithptquocgia.edu.vn

- Tổng số NVĐKXT sau khi điều chỉnh không lớn hơn số NVĐKXT đã đăng ký ban đầu khi đăng ký dự thi.

Nv2 nghĩa là gì

10. Quên mật khẩu đăng nhập tài khoản trên trang thisinh.thithptquocgia.edu.vn phải làm thế nào?

Trả lời: Khi đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh đã được cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập. Hiện nay do thí sinh sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội nên dễ xảy ra tình trạng quên mật khẩu. Vì vậy khi đăng nhập tài khoản lần đầu thí sinh nên đổi lại mật khẩu cho dễ nhớ và không được để lộ thông tin tài khoản của mình cho người khác nhằm bảo mật thông tin cá nhân.

Trường hợp mất hoặc quên mã đăng nhập và mật khẩu, có 2 cách để lấy lại mật khẩu như sau: Cách 1: Thí sinh nhấn vào link “quên mã đăng nhập” trên màn hình đăng nhập, sau đó làm theo các bước để lấy lại mã đăng nhập. Cách 2: Trường hợp thí sinh không có hoặc nhớ email, thí sinh liên hệ điểm thu nhận hồ sơ để xin cấp lại mã đăng nhập.

Sau đây là cuộc trao đổi với ông  Ngô Kim Khôi, Vụ phó Vụ ĐH và sau ĐH, Bộ GD-ĐT để nhằm giúp thí sinh tìm hiểu cặn kẽ về các vấn đề NV2, NV3 năm nay.

Tìm thông tin về NV 2,3 ở đâu?

- Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn, rất nhiều thí sinh đã thắc mắc về NV2,3. Xin ông cho biết chỉ tiêu về NV2, 3 năm nay được quy định như thế nào?

- Ông Ngô Kim Khôi: Ngày 8-8, Hội đồng điểm sàn đã họp và quyết định điểm sàn ĐH khối A, B: 15 điểm, khối C: 14 điểm và khối D 13 điểm và mức điểm sàn hệ CĐ cũng thấp hơn 3 điểm so với hệ ĐH. Sau đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long đã có văn bản công bố về mức điểm sàn năm nay cho tất cả các ĐH, Học viện, CĐ toàn quốc.

Trong văn bản này còn lưu ý hai điểm đặc biệt: thứ nhất, các trường xác định điểm trúng tuyển của một ngành học dưới 18 điểm thì phải dành 10-15% chỉ tiêu của ngành đó cho xét tuyển NV2, 3 để nâng cao chất lượng đầu vào. Thứ hai, đối với các trường khó tuyển như đào tạo các ngành nghề thuộc Nông – Lâm – Ngư nghiệp thì Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh các trường căn cứ vào kết quả thi, chỉ tiêu… để xác định điểm trúng tuyển hợp lý sao cho bảo đảm chất lượng, trong trường hợp đặc biệt, nếu lấy điểm trúng tuyển bằng điểm sàn mà vẫn không đủ chỉ tiêu thì hiệu trưởng các nhà trường báo cáo Bộ để xem xét quyết định.

Ngoài ra, thông báo cũng lưu ý các trường có thể thực hiện điều 33 của Quy chế tuyển sinh, áp dụng cho các trường vùng dân tộc thiểu số cũng như những vùng khó khăn.

- Thưa ông, những đối tượng nào thì sẽ được các trường tổ chức thi gửi giấy chứng nhận kết quả thi?

- Sau khi Bộ công bố điểm sàn, theo kế hoạch trước 20-8, các trường có tổ chức thi công bố điểm trúng tuyển NV1 vào trường mình, danh sách thí sinh trúng tuyển NV1 và gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển vào NV1.

Nếu thí sinh không trúng tuyển vào NV1 trường thì các trường tổ chức thi căn cứ vào kết quả thi của thí sinh, nếu thí sinh có kết quả từ điểm sàn của hệ CĐ trở lên, các trường tổ chức thi sẽ cấp cho các em hai giấy chứng nhận kết quả thi số 1, 2 có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường.

Nếu thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn CĐ thì các trường cũng gửi phiếu báo điểm có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường để các em tham gia xét tuyển vào hệ trung cấp chuyên nghiệp.

Các trường sẽ gửi giấy triệu tập trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi số 1, 2 phiếu báo điểm cho thí sinh thông qua tuyến của Sở GD-ĐT. Các sở sẽ gửi cho thí sinh thông qua các trường THPT. Cũng có nghĩa là thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển (ĐKDT) ở đâu thì nhận các giấy tờ trên tại đó, trừ những thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại trường thì trường sẽ gửi trực tiếp cho các em qua đường bưu điện.

- Thực tế là nhiều thí sinh băn khoăn rằng khó có thể tiếp cận được các thông tin về NV2,3, đặc biệt là thí sinh ở các vùng nông thôn. Theo ông, làm thế nào để thí sinh tìm hiểu được thông tin này một cách dễ dàng?

- Sau khi các trường công bố chỉ tiêu NV1 thì nếu còn chỉ tiêu cho việc xét tuyển NV2 các trường sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện xét tuyển NV2, đó là chỉ tiêu cần tuyển cho từng ngành, khối xét tuyển tương ứng, mức điểm… Đồng thời báo cáo về Bộ GD&ĐT điểm trúng tuyển NV1, danh sách thí sinh trúng tuyển NV1, điều kiện xét tuyển NV2 để bộ thống kê, tập hợp và thông báo cho các sở GD-ĐT, các sở này sẽ thông báo với các trường THPT. Bộ cũng sẽ thông báo các thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng công khai. Như vậy, thí sinh có thể tìm hiểu thông tin qua 2 kênh trên.

Trước 25-8, Bộ sẽ thông báo công khai những thông tin về xét tuyển NV2, các em sẽ thường xuyên nắm bắt thông tin để biết xem trường nào còn bao nhiêu chỉ tiêu, ngành nào, mức điểm là bao nhiêu… để các em kê khai hồ sơ xét tuyển NV2.

Những em không trúng tuyển NV1 nhưng có kết quả thi bằng hoặc trên điểm sàn đều được cấp giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2. Các em dùng giấy chứng nhận kết quả thi số 1 để tham gia xét tuyển đợt 2 và NV2 của các trường có cùng khối thi trong thời hạn từ 25-8 đến hết 10-9.

Trước 15-9 các trường công bố trúng tuyển NV2, nếu các em không trúng thì sẽ dùng giấy báo kết quả thi số 2 để tham gia đăng ký xét tuyển NV3 vào các trường cùng khối thi trong vùng tuyển, trong thời hạn từ 15 đến 30-9. Trước ngày 5-10 sẽ công bố thí sinh trúng tuyển NV3.

Không được nộp HS xét tuyển NV2 trực tiếp tại trường

- Thí sinh có được nộp hồ sơ xét tuyển NV2, 3 trực tiếp tại trường không, thưa ông?

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển nộp cho các trường của thí sinh là giấy chứng nhận kết quả thi số 1, 2, giấy có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi, không nộp giấy photocopy. Sau khi ghi đầy đủ thông tin trong giấy chứng nhận kết quả thi và hồ sơ xét tuyển được gửi tới các trường ĐH bằng con đường chuyển phát nhanh chứ không nộp trực tiếp tại các trường.

Theo đó, lịch nộp hồ sơ xét tuyển NV1 từ 25-8 đến 10-9 và NV2 từ 15-9 đến 30-9. Các trường bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 25-8 đến hết giờ giao dịch thường lệ của bưu điện ngày 10-9 đối với NV2. Tương tự như thế với NV3, các em nộp hồ sơ trong khoảng thời gian đó là hợp lệ, ngoài khoảng thời gian đó là hồ sơ không hợp lệ.

- Xin ông cho biết các trường sẽ xét NV2 như thế nào? Và có cơ chế giám sát nào cho việc xét tuyển NV2, 3 của các trường hay không?

- Các trường sẽ làm công tác thống kê, tập hợp, xây dựng điểm trúng tuyển với từng nguyện vọng trên nguyên tắc lấy từ trên xuống dưới cho đủ chỉ tiêu. Các trường có Hội đồng tuyển sinh do Hiệu trưởng làm chủ tịch. Khi thực hiện thi thi 3 chung, các trường phải thực hiện nghiêm quy chế tuyển sinh hiện hành, chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường mình. Còn Bộ sẽ có cơ chế kiểm tra, thanh tra trong tất cả các khâu.

Các bậc phụ huynh cần tin tưởng vào cơ chế xét tuyển này, vì ngoài giám sát của Bộ GD-ĐT, còn có sự giám sát của xã hội qua việc thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cả xã hội giám sát chỉ tiêu, NV các trường ĐH, CĐ.

- Một số thí sinh được điểm cao nhưng vẫn không trúng tuyển được vào trường mà các em yêu thích. Liệu đây có phải là hạn chế của kỳ thi “ba chung” không, thưa ông?

- Đã qua sáu năm Bộ tổ chức thi “ba chung”, vẫn có tỷ lệ nhất định thí sinh đỗ điểm cao mà không trúng tuyển vào NV1. Đó là một thực tế. Nguyên nhân trước hết là do thí sinh không lường trước hết được khả năng, sức mình có hạn, không thể trúng tuyển NV1 vào trường nào đó, trong khi chỉ tiêu vào trường có hạn chế. Tuy vậy, còn rất nhiều cơ hội NV2,3 rộng mở ở phía trước. Các em có xác định vào học ở các NV đó hay không mà thôi.

- Đã làm công tác tuyển sinh từ nhiều năm nay, ông có lời khuyên nào cho các thí sinh khi lựa chọn nguyện vọng?

- Như trên tôi đã nói, thí sinh phải thường xuyên theo dõi thông tin qua báo chí, các trường THPT để nắm bắt được trường nào xét tuyển NV. Các em cũng cần cân nhắc kỹ: với số điểm của mình thì tham gia điều kiện xét tuyển của trường nào để khả năng trúng tuyển là cao.

- Xin cảm ơn ông!

Theo báo Điện tử Tổ quốc