Bị nhạt miệng là bệnh gì năm 2024

Nếu dạo gần đây bạn hay thấy có vị lạ trong miệng (có thể là bị nhạt miệng hay có vị đắng, chua, mặn, ngọt hoặc vị của kim loại) thì đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề, thậm chí là vấn đề nghiêm trọng.

Có nhiều lý do gây nên hiện tượng này. Bạn cần kiểm tra lại những gì mình đã ăn trước đó cũng như kiểm tra lại cả bệnh sử của gia đình. Vậy, nhạt miệng là bệnh gì? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

1. Bạn có vị lạ trong miệng do bị nhiễm trùng nấm men

Nó còn được gọi là bệnh tưa miệng (do nấm men), và nó ảnh hưởng đến khoang miệng, tạo ra các đốm trắng trên cổ họng và lưỡi. Nhiễm trùng gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên Candida Albicans cư trú tự nhiên trong miệng, được kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, vi khuẩn này nhanh chóng sinh sản gây ra nhiễm trùng. Ngoài những mẩu màu trắng trên cổ họng, một triệu chứng khác của bệnh nhiễm trùng nấm men là xuất hiện hương vị lạ trong miệng hay cảm giác bị nhạt miệng.

2. Phụ nữ mang thai sẽ có vị lạ trong miệng

Ngoài buồn nôn và mệt mỏi, nhiều phụ nữ mang thai còn thấy có vị lạ trong miệng hay bị nhạt mồm nhạt miệng. Điều này xảy ra do nội tiết tố thay đổi khi thai phụ mang trong cơ thể mình một mầm sống mới. Thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác, khiến nhiều người đột nhiên không chịu nổi mùi nước hoa họ từng rất ưa thích trước đây. Nhưng triệu chứng khó chịu này thường sẽ tự biến mất trong tam cá nguyệt thứ ba.

3. Cơ thể bạn cần nhiều kẽm hơn

Nếu bạn ăn chế độ ăn ít kẽm, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng kẽm, gây ra cảm giác là có những mùi vị lạ trong miệng. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu tại sao lại có hiện tượng này. Một số người tin rằng nguyên nhân là vì kẽm làm tăng mức độ của gustin, một loại protein kiểm soát vị giác.

4. Bạn bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường

Bị nhạt miệng là bệnh gì năm 2024

Miệng nhạt là bệnh gì? Khi bạn bị cúm hoặc cảm lạnh thì thường sẽ thấy nhạt miệng, đắng miệng hoặc có vị lạ trong miệng. Vì cảm cúm là những bệnh nhiễm trùng phổ biến nên vị giác của bạn không ổn định cũng là điều dễ hiểu. Theo các nhà khoa học, khi mắc các bệnh nhiễm trùng như vậy, hệ thống miễn dịch của bạn trở nên cảnh giác hơn và sẵn sàng chống lại các tác nhân gây bệnh bằng cách sản xuất protein. Quá trình này khi diễn ra sẽ gây cảm giác có vị đắng trong miệng. Ngoài ra, nếu bị nhiễm trùng bên trong mũi hoặc cổ họng, bạn sẽ thấy có mùi vị lạ trong miệng do các loại vi khuẩn gây ra bệnh cúm.

5. Bạn bị bệnh tiểu đường

Nghiên cứu cho thấy người bị tiểu đường sẽ cảm nhận được một vị lạ trong miệng, đặc biệt là vị ngọt. Đó là vì cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Đôi khi, bệnh tiểu đường làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ được, khiến bạn bị đắng miệng.

6. Bạn ăn hạt thông vài ngày trước

Sau khi ăn hạt thông vài ngày, nhiều người bỗng thấy có vị lạ trong miệng, đặc biệt là vị đắng. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng truy tìm nguyên nhân gây ra “hội chứng hạt thông”. Người ăn hạt thông thường bị đắng miệng trong vài ngày cho đến vài tuần, và vị đắng mạnh hơn sau mỗi lần họ dùng bữa hoặc uống gì đó. Nhưng thực ra hội chứng này vô hại, vì ngoài việc bị đắng miệng thì hạt thông không còn tác dụng phụ nào khác.

7. Bạn đang quá căng thẳng

Bị nhạt miệng là bệnh gì năm 2024

Lo lắng, căng thẳng khiến bạn bị khô miệng, tình trạng này còn được gọi là xerostomia. Chính xác thì đây là tình trạng miệng bị khô do khoang miệng có quá ít nước bọt. Nước bọt là yếu tố không thể thiếu trong bước đầu của quá trình tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại vi khuẩn xấu ở khoang miệng. Vì vậy, khi quá căng thẳng, cơ thể không sản sinh đủ lượng nước bọt cần thiết, bạn sẽ cảm thấy có vị lạ trong miệng.

8. Vị lạ trong miệng do loại thuốc bạn đang dùng

Nếu đang dùng một loại thuốc nào đó, có khả năng bạn sẽ nhận thấy vị lạ trong miệng như vị đắng, vị mặn, thậm chí là vị kim loại trong miệng. Tuy nhiên, như các nghiên cứu giải thích, đây là tác dụng phụ gây ra bởi sự tương tác giữa các loại thuốc được kê đơn hoặc mua không cần toa (như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm…) với những loại thuốc được sử dụng để điều trị cao huyết áp và dị ứng. Ngay cả một số vitamin tổng hợp cũng có thể gây ra hiện tượng này.

9. Vấn đề vệ sinh răng miệng

Bị nhạt miệng là bệnh gì năm 2024

Miệng là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn, cả tốt lẫn xấu. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày thì vi khuẩn sẽ sinh sôi, gây ra mùi vị lạ trong miệng. Không chỉ có thế, răng và nướu nhiều khả năng cũng có vấn đề.

Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng miệng có vị lạ và biết được khi bị nhạt miệng phải làm sao nhé!

Khi nào hết nhạt miệng khi mang thai?

Mẹ bầu cảm thấy như thế nào khi bị đắng, nhạt miệng? Loạn vị giác thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ (từ tuần 1– tuần 12) và thường tự mất đi trong các giai đoạn kế tiếp.

Tại sao lại bị nhạt miệng?

Miệng nhạt: Là chỉ vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo. Thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, bị bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài, còn gặp sau ca đại phẫu thuật, người thiếu dinh dưỡng.

Làm sao để hết bị nhạt miệng?

+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. + Hạn chế uống rượu bia. + Nước muối ấm có tính sát trùng cao và làm giảm tình trạng nhạt miệng. Bạn có thể pha một chút muối cùng với nước ấm và sử dụng 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng nhạt miệng, hôi miệng.

Bị đắng miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Đắng miệng là hiện tượng thường gặp do thói quen lười vệ sinh răng miệng, stress, khô miệng,... Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải bệnh lý nào đó. Đề kiểm tra chính xác, điều trị kịp thời, Quý khách hãy đến Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám.