Như cái quần què là gì

Quần què là một phương ngữ của dân miền Tây Nam bộ xuất phát từ chiếc quần dành cho phụ nữ ngày tới tháng. Chiếc quần đó có tên gốc là quần hòe. Cái quần què là cách đọc trại đi của chữ quần hòe. Dân Nam bộ hay đọc chữ "h" thành chữ "qu".

Điều này có thể lý giải đơn giản là khu vực Nam bộ trước đây tỷ lệ lưu dân người Hoa đông, ngang ngửa với người Việt di cư từ miền Bắc xuống. Vì thế, do ảnh hưởng cách đọc, nên cái quần hòe lại thường được đọc thành quần què.

Xem thêm: From hero to zero là gì - Hoy là gì hay Tại sao không tưới cây vào buổi trưa

Hiện nay thì trên cộng đồng mạng cũng hay dùng từ quần què này. Hay lịch sử kín đáo hơn thì thay quần què bằng từ qq. Do đó khi bạn thấy ai đó trên mạng nói qq hay cái qq là bạn cũng hiểu họ đang nói đến cái quần què.

Về ý nghĩa thực sự, quần hòe hay quần què là trang phục phụ nữ mặc trong thời gian tới tháng. Vật chất khi đó còn thiếu thốn nên vấn đề vệ sinh tế nhị này còn rất khó khăn. Băng vệ sinh chỉ du nhập vào Việt Nam khi thực dân Pháp bắt đầu đô hộ Việt Nam. Vì thế, để không bị bối rối nếu trang phục bị dơ, quần hòe được mặc để giúp phụ nữ tránh được tình huống dở khóc dở cười nếu gặp nạn khi ra ngoài đường.

Như đã nói ở trên, chiếc quần này dành cho phụ nữ mặc trong thời gian tới tháng. Mà chu kỳ kinh nguyệt hay kỳ tới tháng của phụ nữ thường không có ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm văn hóa của Việt Nam. Thậm chí trong một số nghi lễ tôn giáo hay chế biến thực phẩm, phụ nữ tới tháng cũng được nói là nên hạn chế tham gia.

Đó là lý do tại sao quần què thường được dùng để ám chỉ ý nghĩa tiêu cực hoặc câu cảm thán phủ nhận công việc của người khác hoặc chất lượng 1 sản phẩm nào đó. Ví dụ như: Món ăn ở đây như cái quần què, có nghĩa là món ăn ở đây dở tệ nhưng người ta dùng cái quần què là cách để nhấn mạnh hơn nữa sự tệ hại về chất lượng của món ăn.

Quần què không phải là quần cụt hay quần lệch ống. Khi dùng bạn phải cẩn thận vì dân Nam bộ hiểu nghĩa gốc của nó. Nó không hề mang ý nghĩa hài hước nào nên nói ra sẽ bị người lớn quở trách là thiếu văn hóa.

Hãy hiểu đúng và đủ từ bạn đang nói hàng ngày để tránh những tai nạn không đáng có, nhất là khi bây giờ từ quần què đang được dùng trong ngữ cảnh hài hước.

Hy vọng qua bài viết Cái quần què có ý nghĩa thực sự là gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc từ quần què. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết CFO là gì nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ nhé.

Quần què là cách nói khác của quần hòe, loại quần dành cho phụ nữ ngày tới tháng và thường được may bằng vải sẫm màu. Nghĩa gốc hóa ra không hề bậy, cũng chẳng phải là quần ống dài ống thấp “cà thọt” như Google Ảnh gợi ý.

Quần hòe không phổ biến vì là tiếng địa phương vùng miền Tây Nam Bộ.

Như cái quần què là gì
Cái quần què này trông có vẻ hợp lý nhưng thật ra lại không phải cái quần què nguyên gốc | Nguồn: 8saigon.xyz

Thời xưa, quần hòe vốn được phụ nữ Nam Bộ xài khi tới tháng. Từ “hòe” được cho là “xuất thân” từ hoa hòe - loại hoa trong đông y có tác dụng cầm máu, giảm huyết áp.

Theo dòng thời gian, quần hòe thăng cấp lên quần què. Hai cách lý giải cho hiện tượng biến âm từ “h” thành “qu” được chấp nhận là: Sự giao thoa văn hóa với người Hoa hoặc do cách phát âm đặc trưng của người dân Nam Bộ.

Khi biến âm, danh từ quần què mang kết cấu như một từ láy (láy âm đầu) - loại từ thường dùng để nhấn mạnh hình dạng, tâm lý, tâm trạng… của con người, sự vật hiện tượng. Có thể vì đọc “trôi” và “nuột” hơn bản gốc nên quần què được ứng dụng từ đó về sau.

Thời hiện đại, băng vệ sinh dần thịnh hành hơn nhờ tính gọn gàng, tiện lợi, loại quần lịch sử này trôi nhẹ vào dĩ vãng, nhưng ngôn ngữ biểu đạt gắn với quần què thì vẫn giữ sức sống mãnh liệt tới ngày nay.

Phụ nữ tới tháng, theo quan niệm dân gian xưa, mang ý nghĩa không tốt đẹp lắm vì đây là giai đoạn bị trói buộc bởi những linh hồn ác, sự hổ thẹn. Ở Tanzania, một đất nước phía Đông Châu Phi, có thời điểm phụ nữ phải giấu nhẹm tấm vải mình sử dụng khi tới tháng, họ tin rằng nếu để người khác trông thấy tấm vải này, lời nguyền sẽ giáng xuống đầu họ.

Niềm tin về sự “ô uế” có mặt ở rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, tác động đến nhiều quốc gia, và Việt Nam không là ngoại lệ. Thậm chí một số người Việt tin rằng phụ nữ tới tháng thì không được đi chùa hay đến những nơi linh thiêng. Cái quần què được họ sử dụng cũng bị kết tội là thiếu sạch sẽ.

Quan niệm cũ ăn dần vào tâm thức của cộng đồng, sinh ra những lối biểu đạt tiêu cực gắn với “cái quần què”. Thấy cái gì chất lượng dở tệ, hay muốn bày tỏ cảm xúc ngán tận cổ họng, người ta chêm phụ từ “cái quần què” cho sáng ý.

“Cái quần què gì vậy!” giờ đã là câu cửa miệng của nhiều bạn trẻ. Chơi sốc hơn, page “Yêu đương cái quần què” còn được lập ra để kể những chuyện tình cảm đẫm mùi thị phi.

Quần què có thể được sử dụng một cách vô tư trong một nhóm bạn (nếu đủ thân), nhưng với đối tượng khác, mức độ “xúc phạm” của quần què không hề nhỏ.

Vì xuất phát từ lối nói phân biệt và giễu cợt một giai đoạn rất tự nhiên của người phụ nữ, có thể lần tới bạn nên cân nhắc vài ba lần nếu có ý định “giặm” quần què vào câu.

Ở xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh người ta thường nói cụm từ “cái quần quẻ”; như là: “cái mặt như cái quần què”; “làm ăn như cái quần què”; “đồ thứ uống quần què”; “đồ gột quần què”; “ăn nói như cái quần què”; “làm thơ như cái quần què”; “viết báo như cái quần què”; “phát minh (chữ viết) như cái quần què”; “tao còn cái quần què nè, ăn thì ăn luôn đi”; … vân vân và vân vân! Như vậy, qua những cụm từ trên, thì “cái quần què” nó đồng nghĩa với cái gì dơ bẩn, xấu xa, vô dụng nhất!

Nhưng “cái quần què” là cái gì?

Ai cũng biết người phụ nữ vào tuổi dậy thì đều có kinh nguyệt 經月. Kinh 經 có nghĩa là “đúng hẹn lại lên”, không sai chạy; nguyệt 月 là tháng. Kinh nguyệt là cứ mỗi tháng là “có” một lần; “Có” cái gì thì ai vũng biết, khỏi nói nữa. Muốn rành hơn thì hỏi người chuyên môn.

Tuy nhiên, ta cần phải hiểu kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ quan sinh dục nữ, ai không có, hay tháng có, tháng không là bất thường, mới đáng lo ngại.

Vì mỗi tháng “ra” một lần nên từ bình dân của dân Nam Bộ gọi kinh nguyệt là “có tháng” và nhiều dùng từ “né” khác như: “bị kẹt”, “bị đèn đỏ”, “bị mã tà”, “ bị… và “bị QUÈ”

Đấy! Đấy… chính cái “bị QUÈ” nầy mà nó phát sinh ra CÁI QUẦN QUÈ. Vì sao?

Phụ nữ ngày nay trong thời gian có kinh nguyệt họ vẫn có thể mặc quần tráng tinh và có thể chơi các môn thể thao nhẹ vì nhờ nhiều loại băng vệ sinh tiên tiến: gọn nhẹ, chất lượng cao và nhất là an toàn (không bị rơi khi di chuyển)

Phụ nữ ngày xưa (cách đây chưa được 100 năm) không được may mắn như thế, “băng vệ sinh” của họ chỉ là miếng quần áo rách, hay khăn cũ, quần áo cũ được xếp lại nhiều lớp rồi độn phía trong quần lót! Việc làm nầy không bảo đảm an toàn; thứ nhất là loại “vải ta” không hút “nước” nhiều, và nếu không cẩn thận có thể bị rớt ra khi di chuyển (nhứt là mấy người “bị” lần đầu, chưa kinh nghiệm!)

Trong những ngày có kinh nguyệt, họ luôn ưu ái được làm viêc nhẹ, (không gánh nước, giã gạo), được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Vì không an toàn nên người phụ nữa xưa khi bị kinh nguyệt họ luôn bận quần đen xấu nhứt, cũ nhứt, thường vá vúi nhiều chỗ; (bình thường họ cũng bận quần đen, nhưng quần “coi được” hơn).

Cái quần “chuyên dụng” nầy chỉ bận khi khi họ “Bị QUÈ”, nên gọi là CÁI QUẦN QUÈ!

Thực ra từ “cái quần què” nó phát sinh từ “cái L… què”, vì có “cái L…què” mới có “cái quần què” chớ! Hai thứ nầy dù tên gọi khác nhau, nhưng … bàn chất dơ không thay đổi!

Trên Google hình ảnh, “quần què” là cái quần có một ống (như người ta bị “què” vậy). Ta nên hiểu đây chỉ là một cách khôi hài thôi!

Thực ra, CÁI QUẦN QUÈ dù dơ, nhưng có nhiều thứ còn dơ hơn: đó là cái miệng của kẻ thường xuyên nói bậy, nói xạo, nói láo. Trường hợp nầy nếu so sánh: Ăn nói như cái QUẦN QUÈ, thì tội nghiệp cho CÁI QUẦN QUÈ lắm thay!

“Quần què” có chất… “phụ gia” là “Máu què”: Đó là cái chất dình trong đáy “Quần què” (nói thẳng ra là máu lờ)! Máu què ngoài cái dơ như cái quần què nó còn có công năng là làm cho người ta (nhất là đàn ông) đần độn: “Bộ mầy uống máu què sao ngu dữ vậy mậy?”; “Cái thằng C nó bị con L cho uống máu què nên nghe lời con B hết nói!”. Vì thế, các ông, bà thầy bùa mê thuốc lú miền Tây đã xem máu què là một “vị” chủ yếu trong toa thuốc của mình! (vụ nầy không tiện nói thêm)

Sẵn nói luôn: Họ hàng với cái máu què là cái “đách đẻ”. “Đách đẻ” cũng là những “tạp chất” được rỉ ra từ cái lờ của người đàn bà đẻ, nói văn chương là “sản phụ”! Thứ nầy ứa ra nhiều nên ngày xưa sản phụ phải dùng báo cũ lót mới xuể. Thứ nầy cũng có nghĩa là “dơ bẩn”, “đồ phế thải, vô dụng”. Cho nên, những thứ “văn chương” “báo chí” in ra không ai thèm đọc, người ta cho là “văn chương, báo chí lót đẻ” là vậy!

“Làm như đồ đách (đẻ)”; “nói như đồ đách”; “cái miệng như đồ đách”; vân vân… “Đồ đách” hay “đồ đách đẻ” có nghĩa là vô dụng, dơ bẩn, đồng nghĩa với “cái quần què”!

Viết bài nầy cũng là để trả lời chung cho các bạn đã thắc mắc hỏi tôi. Tôi biết quý bạn “hỏi” là “hỏi để tào lao cho vui” chớ thực sự tôi dư biết kiến thức mình như… cái quần què, như đồ đách đẻ, có gì mà hỏi?

Sau cùng, không ít bậc “đạo đức”, “khoa bảng”, “trí giả” sau khi coi xong bài nầy,chác họ phải nhếch miệng: “Viết như cái quần què!”

Nguồn KHA TIỆM LY – 8SaiGon Bài viết tham khảo

Sao chép & biên tập bởi NhaCungCap.vn


Chú: * Giải thích trong bài là theo người bình dân Nam bộ