Nhịp tim con người bao nhiêu là ổn định năm 2024

và chỉ số nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm cần phải thăm khám và điều trị? Tất cả những băn khoăn và thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Doppelherz.

Nhịp tim chính là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần co thắt của tim mỗi phút. Cùng với độ bão hòa oxy trong máu, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim được xem là dấu hiệu sinh tồn quan trọng trong cơ thể con người.

Nhịp tim con người bao nhiêu là ổn định năm 2024
Nhịp tim chính là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần co thắt của tim mỗi phút

Nhịp tim bao nhiêu là bình thường khi nghỉ ngơi?

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu khi nghỉ ngơi? Theo nghiên cứu của viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim trung bình của người trưởng thành khỏe mạnh sẽ dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút, được đo sau khi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút. Với các vận động viên chuyên nghiệp thì nhịp tim dao động từ 40 đến 60 nhịp/phút. Nguyên nhân nhịp tim của các vận động viên thấp như vậy là do tim của họ đã được rèn luyện trong thời gian dài, chỉ cận đập ít nhịp là đã đủ cung cấp máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Chỉ số nhịp tim của người bình thường cũng có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi, thể trạng. Người có thể trạng càng khỏe thì nhịp tim càng thấp, tuổi càng cao thì nhịp tim có xu hướng thay đổi cảnh báo tình trang của sức khỏe. Bảng nhịp tim theo độ tuổi tiêu chuẩn đối với người khỏe mạnh qua các độ tuổi được thể hiện qua bảng dưới đây:

STT Độ tuổi Nhịp tim tiêu chuẩn theo độ tuổi (nhịp/phút)1

Trẻ sơ sinh

120 – 160

2 Trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi 80 – 140 3 Trẻ từ 1 đến 2 tuổi 80 – 130 4 Trẻ từ 2 đến 6 tuổi 75 – 120 5 Trẻ từ 7 đến 12 tuổi 75 – 110 6 Người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) 60 – 100 7 Vận động viên 40 – 60

Nhịp tim con người bao nhiêu là ổn định năm 2024
Nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Nhịp tim trung bình của người trưởng thành khỏe mạnh sẽ dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút

Nhịp tim bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Nhịp tim có thể bị tác động tăng cao, giảm thấp so với mức chỉ số nhịp tim bình thường bởi các yếu tố dưới đây:

  • Nhịp tim ảnh hưởng bởi cảm xúc: Trong trạng thái lo âu và căng thẳng, hoảng sợ, hồi hộp, vui vẻ, tức giận, buồn bã thì nhịp tim của bạn cũng sẽ tăng.
  • Vận động, rèn luyện thể thao: Nhịp tim cũng sẽ bị kích thích tăng khi bạn tham gia các hoạt động vận động thể lực, nhịp tim sẽ trở về mức bình thường khi bạn nghỉ ngơi và ngừng tập.
  • Thể trạng, kích thích cơ thể: Những người thừa cân, béo phì cũng thường có nhịp tim cao hơn người bình thường.
  • Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể thay đổi nhịp tim của bạn (thuốc điều trị tuyến giáp…)
  • Người mắc bệnh lý: Một số bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, tuyến giáp đều có khả năng khiến cho nhịp tim bị rối loạn.
  • Chất kích thích: Nếu bạn sử dụng nhiều chất kích thích như trà, cà phê… bạn cũng sẽ cảm nhận được sự thay đổi của nhịp tim.
    Nhịp tim con người bao nhiêu là ổn định năm 2024
    Nhịp tim cũng sẽ bị kích thích tăng khi bạn tham gia các hoạt động vận động thể lực

Nhịp tim bao nhiêu là tốt?

Nhịp tim bao nhiêu là chuẩn? Nhịp tim người trưởng thành khỏe mạnh nên duy trì ở mức 60 đến 80 nhịp/phút. Nhịp tim bình thường của người già có thể cao hơn chút, duy trì khoảng từ 70 đến 85 nhịp/phút.

Ngoài chú ý đến nhịp tim bao nhiêu là chuẩn thì bạn cũng cần quan tâm đến nhịp tim tối đa (nhịp tim tối đa mà cơ thể có thể chịu đựng khi vận động ở cường độ cao). Nếu vượt qua ngưỡng tối đa này thì có thể bạn đang gặp nguy hiểm.

Công thức tính nhịp tim tối đa là lấy 200 trừ đi số tuổi của bạn.

Bạn 45 tuổi thì nhịp tim tối đa là: 220 – 45 = 175 nhịp/phút.

Nhịp tim như thế nào là nguy hiểm, cần đi gặp bác sĩ?

Nhịp tim là chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn. Vì vậy, khi nhịp tim vượt ra ngoài giới hạn bình thường, đó là nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút hoặc nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút hoặc tim có tình trạng bỏ nhịp thì chính là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ tim mạch để được thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị để giảm huyết áp, điều trị rối loạn nhịp tim, suy tim… thì bạn cũng nên theo dõi nhịp tim nghỉ ngơi của mình, ghi chép các dấu hiệu bất thường mà bạn cảm nhận được như: đánh trống ngực, mệt mỏi, chóng mặt… Những thông tin này sẽ là căn cứ chính xác giúp cho bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp hoặc chuyển qua loại thuốc khác để tránh gây ra tác dụng phụ này.

Nhịp tim con người bao nhiêu là ổn định năm 2024
Nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút hoặc nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút đều là nguy hiểm

Hướng dẫn bạn cách đo nhịp tim tại nhà

Bạn có thể đó nhịp tim của mình đơn giản tại nhà bằng cách đo nhịp thủ công hoặc cũng có thể dùng máy đo nhịp tim. Nếu đo thủ công, bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay phải của mình (ngón trỏ và ngón giữa) đặt vào cổ tay trái, vị trí mặt trong cô tay, 1/3 phía ngoài sau đó đếm số nhịp đập trong 10 giây và nhân kết quả với 6.

Bạn có thể tiến hành đo nhịp tim ở các vùng khác của cơ thể như: bẹn, cổ, ngực…

Thời điểm để đo thích hợp nhất là sau khi bạn vừa ngủ dậy sau một giấc ngủ dài, nằm yên trên giường, không vận động.

Cách đo nhịp tim bằng máy thì đơn giản hơn nhiều, thường máy sẽ tích hợp cả đo huyết áp, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của máy để có kết quả chính xác nhất.

Những dạng rối loạn nhịp tim mà bạn cần lưu ý

Rối loạn nhịp tim là tình trạng mà nhịp tim đập quá chậm hoặc quá nhanh, hoặc nhịp tim không đều so với mức bình thường ở từng độ tuổi. Người bị rối loạn nhịp tim thường cảm giác tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, choáng váng, ngất xỉu…

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này chủ yếu là do yếu tố di truyền, vận động thể thao, thể trạng cơ thể, các bệnh lý, người bệnh sử dụng chất kích thích…

Dưới đây là một số dạng rối loạn nhịp tim mà bạn cần lưu ý:

  • Rung nhĩ thường xảy ra khi buồng tim ở phía trên của tim, tình trạng này chiếm khoảng 1/3 các trường hợp rối loạn nhịp tim. Khi rung nhĩ, nhịp tim sẽ tăng nhanh đột ngột, không đều, có thể từ 140 đến 180 nhịp/phút, tâm nhĩ rung chứ không đập được khiến máu không thể tống xuống buồng tim dưới, hình thành các cục máu đông. Cục máu đông có thể vỡ bất kỳ lúc nào và gây thuyên tắc động mạch phổi, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
  • Nhịp nhanh thất làm bơm máu khi tim thất chưa đủ máu nên người bệnh thường mệt mỏi, căn nguyên của bệnh nhịp tim không đều này là do sẹo sau phẫu thuật tim mạch, sẹo do bệnh mạch vàng, thiếu máu cục bộ.
  • Rung thất là dạng rối loạn nhịp tim ở thể nặng, rung thất là tình trạng cơ tâm thất rung lên do những xung đột loạn xạ ở buồng tâm thất gây ra. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể ngừng tim đột ngột, thậm chí là tử vong do máu không bơm ra khỏi tim.
  • Suy tim là tình trạng nhịp tim loạn, hiệu quả bơm máu giảm sút, vì vậy, tim phải làm việc nhiều để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày có thể làm cơ tim yếu, dẫn đến suy tim.
  • Đột quỵ là tình trạng máu ứ đọng ở buồng tim, đây là nguyên nhân hình thành các cục máu đông, tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch, gây đột quỵ. Một số biến chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải là: nhồi máu cơ tim, tim ngừng đột ngột…

Khi nhận thấy chỉ số nhịp tim không đều, bất thường thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Những biện pháp giúp ổn định nhịp tim đơn giản tại nhà

Khi nhận thấy nhịp tim có dấu hiệu bất thường (rối loạn nhịp tim), bạn có thể giúp ổn định nhịp tim bằng một số gợi ý đơn giản tại nhà như sau:

  • Hít sâu và thở ra thật chậm: Hãy thử hít vào khoảng 5 đến 8 giây, sau đó nín thở 3-5 giây, thở ra từ từ 5 đến 8 giây.
  • Lau mặt bằng nước lạnh: Đây là phương pháp có thể dễ dàng thực hiện tại nhà giúp giảm nhịp tim nhanh chóng và hiệu quả.
  • Ho thật mạnh: Việc ho mạnh có thể giúp bạn tạo áp lực lên thành lồng ngực khiến tim đập chậm lại.
  • Sử dụng nghiệm pháp Valsava: Đây là biện pháp giúp ổn định nhịp tim hiệu quả và nhanh chóng, cách thực hiện đơn giản bằng cách: bịt mũi, miệng, hít sâu sâu rồi thở ép ra thật mạnh.
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, giữ cho tinh thần thoải mái để ổn định nhịp tim.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế các chất kích thích, đồ uống có gas, đồ ngọt…
  • Sử dụng thuốc (chẹn beta, chẹn canxi, tuyến giáp…) theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp kể trên thì người bệnh cũng có thể kết hợp bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp cải thiện sức khỏe, nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh. Một gợi ý cho bạn đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 đến từ thương hiệu Doppelherz. Sản phẩm giúp bổ sung Coenzyme Q10, các vitamin nhóm B, chiết xuất sơn tra… giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi… Sản phẩm đến từ thương hiệu 120 năm của Doppelherz và được phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Được hàng triệu khách hàng trên toàn cầu tin tưởng và lựa chọn. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm mỗi ngày để sở hữu một trái tim khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
    Nhịp tim con người bao nhiêu là ổn định năm 2024
    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Những nội dung trên đây của Doppelherz đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “nhịp tim bao nhiêu là bình thường” cũng như các biện pháp giúp ổn định nhịp tim đơn giản tại nhà. Hãy thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn và phát hiện các vấn đề bất thường về tim mạch. Mọi thắc mắc về chủ đề này hoặc sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1770 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Nhịp tim chậm bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút trong một khoảng thời gian dài được đánh giá là nguy hiểm. Nhịp tim chậm trong thời gian dài nếu không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

70 tuổi nhịp tim bao nhiêu là tốt?

4. Bảng nhịp tim bình thường (trung bình) theo độ tuổi.

Nhịp tim 113 là bao nhiêu?

Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim tăng cao hơn bình thường. Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi là 60 - 100 nhịp/phút, trên 100 nhịp là nhịp tim nhanh. Tim có thể đập nhanh lên 110, 120 thậm chí 150 nhịp/phút khi cơ thể xúc động mạnh, căng thẳng, tập thể dục quá sức.

Nhịp tim tối đa là bao nhiêu?

Nhịp tim tối đa được tính = 220 – tuổi (ví dụ 60 tuổi sẽ có nhịp tim tối đa là 160). Khi bắt đầu một chương trình tập thể dục, người tập cần phải tăng dần cường độ để nhịp tim tăng dần đến vùng nhịp tim mục tiêu, đặc biệt nếu trước đó chưa có tập thể dục thường xuyên.