Nhân viên qa và qc là gì năm 2024

Cần trang bị những kỹ năng gì để trở thành một QC trong tương lai? Bảng mô tả công việc nhân viên QC ra sao? Tất cả sẽ được CareerBuilder giải đáp tất tần tật trong bài viết sau đây!

Mô tả công việc của nhân viên QC

Thực tế, nhân viên QC thường bị nhầm lẫn với nhân viên QA. Hai khái niệm này có thể phân biệt đơn giản như sau:

- Nhân viên QC là người kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất. Họ trực tiếp thực hiện kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra theo các tiêu chuẩn đã định sẵn.

- Nhân viên QA (Quality Assurance) có nhiệm vụ xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng, đồng thời thực hiện việc giám sát, đo lường quá trình thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.

Dựa trên yêu cầu tính chất công việc, nhân viên QC được chia thành 3 vị trí cơ bản với nhiệm vụ cụ thể như sau.

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)

IQC là tên viết tắt của cụm từ Input Quality Control, được dịch ra là nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào. Công việc chính của IQC đó là:

- Kiểm tra kỹ lưỡng các nguyên, vật liệu đầu vào xem chúng có đảm bảo chất lượng và đạt được những tiêu chuẩn đã đề ra hay không.

- Theo dõi tình hình sử dụng cũng như chất lượng nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất, đảm bảo đạt chất lượng theo yêu cầu.

- Trực tiếp giải quyết những vấn đề phát sinh với bên cung ứng và làm việc với nhà cung cấp nhằm cải tiến chất lượng của nguyên, vật liệu.

- Trực tiếp tham gia vào việc đề xuất những ý tưởng mới mẻ để phát triển sản phẩm mới.

Nhân viên qa và qc là gì năm 2024

Công việc của nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC) - Ảnh: Internet

Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)

Process Quality Control (PQC) được gọi là nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm cung ứng ra thị trường phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Cụ thể, công việc của PQC là:

- Phối hợp cùng với bộ phận QA thực hiện việc triển khai, điều chỉnh các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.

- Trực tiếp kiểm tra các công đoạn làm việc của nhân viên hàng ngày nhằm đảm bảo sản phẩm được gia công đúng quy trình đã đề ra, đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, nhân viên PQC còn có trách nhiệm kiểm tra và phản hồi lại bộ phận IQC nếu phát hiện nguyên, vật liệu không đảm bảo chất lượng.

- Giải quyết những yêu cầu, thắc mắc hay khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm.

- Trực tiếp tham gia vào việc lên ý tưởng kinh doanh nhằm phát triển các sản phẩm mới cho doanh nghiệp.

Nhân viên qa và qc là gì năm 2024

Vai trò của nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC) - Ảnh: Internet

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC)

Output Quality Control (OQC) có nghĩa là nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra. Bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, xác nhận sản phẩm đạt yêu cầu trước khi cung ứng ra thị trường. Công việc cụ thể của OQC là:

- Lập các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy trình ISO mà tổ chức/doanh nghiệp áp dụng.

- Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm và xác nhận đạt yêu cầu dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp đã đề ra.

- Tiến hành thu thập, phân loại những sản phẩm lỗi, sai sót trong khâu kỹ thuật, sau đó chuyển yêu cầu sửa chữa cho bộ phận PQC.

Theo ghi nhận của Tuyencongnhan.vn, mức lương nhân viên QA – QC hiện nay dao động trong khoảng 6 – 10 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào năng lực ứng viên và quy mô doanh nghiệp làm việc. Ngoài lương cơ bản, nhân viên đảm nhận các vị trí này còn được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp, thưởng sáng kiến, thưởng hiệu quả công việc… Khi đã trở thành một nhân viên QA – QC giỏi, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thăng tiến lên vị trí cao hơn: trưởng bộ phận QA – QC. Một trưởng bộ phận QA – QC có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, làm việc tốt hoàn toàn có thể được đề bạt làm Quản đốc nhà máy…

Hầu hết mọi người nghĩ rằng QA và QC là giống nhau và có thể hoán đổi cho nhau, nhưng điều này là không đúng. Cả hai đều liên kết chặt chẽ và đôi khi rất khó để xác định được sự khác biệt. Sự thật là cả hai đều có liên quan với nhau nhưng khác nhau về nguồn gốc. QA và QC đều là một phần của Quản lý Chất lượng tuy nhiên QA tập trung vào việc ngăn ngừa khiếm khuyết trong khi QC tập trung vào xác định khuyết điểm.

QA (Quality Assurance)

 Là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình làm việc cho các bên liên quan.

Nhiệm vụ chủ yếu của QA là gì?

  • Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển (development process) sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án. Các quy trình này có thể được phát triển dựa trên V-model hay Agile (đa số là Scrum hoặc Lean Development) hay thông qua việc áp dụng những quy trình quản lý sẵn có như ISO hay CMMI.
  • Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.
  • Kiểm tra, audit việc thực thi quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có đúng quy trình QA đã đề ra không.
  • Nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra.
  • Điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm mà các team đang thực hiện.
  • Một số công ty sử dụng “QA” thay vì QC nên nhiều người nhầm lẫn QA với QC (Quality Control). Vì vậy, trên thị trường lao động xuất hiện một số vai trò như PQA (Process Quality Assurance – thực hiện công việc về quy trình) và SQA (Software Quality Assurance – thực hiện công việc kiểm thử). Trong đó, SQA đóng vai trò như một QC thực thụ, đảm nhiệm việc kiểm thử sản phẩm đang phát triển. Còn PQA mới là người chịu trách nhiệm về việc đưa ra các quy trình làm việc trước khi bắt đầu một dự án.

Kỹ năng cần thiết cho QA là gì?

  • Hiểu sâu về kiến trúc hệ thống của phần mềm vì công việc của QA rộng hơn QC.
  • Khả năng tổ chức, tư duy logic và có hệ thống.
  • Kỹ năng phân tích, làm việc dựa trên số liệu tốt.
  • Kiến thức rộng về các lĩnh vực của phần mềm mà các team đang thực hiện.
  • Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ team và các team khác để khai thác thông tin về sản phẩm, dự án và ứng dụng nó vào việc xây dựng hệ thống quy trình.
  • Hiểu rõ về các chứng chỉ CMMI, ISO… trong phần mềm để xây dựng các quy trình chuẩn cho các team.

QC (Quality Control)

Là kỹ sư quản lý chất lượng. Đây là những người trực tiếp làm kiểm tra cho các sản phẩm thực tế từng công đoạn của sản xuất.

Nhiệm vụ của các QC chủ yếu là gì?

  • Tìm hiểu hệ thống, phân tích tài liệu mô tả về hệ thống và thiết kế test case,và thực hiện việc test phần mềm trước khi giao cho khách hàng.
  • Lên kế hoạch kiểm thử (thường do QC Leader thực hiện)
  • Viết Script cho automation test (nếu có áp dụng kiểm thử tự động).
  • Sử dụng các test tool để tạo và thực hiện các test case/script chi tiết.
  • Phối hợp với nhóm lập trình trong việc fix bug và báo cáo chi tiết cho Project Manager hoặc các bên liên quan khác tuỳ dự án.

Khác với PQA, nhu cầu tuyển dụng QC hay SQA rất nhiều trong mọi công ty phần mềm vì kiểm thử là khâu rất quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm. QC và PQA sẽ tương tác với nhau như sau:

  • PQA đưa ra quy trình làm việc cho team phát triển sản phẩm, trong đó có khâu Testing, quy định QC kiểm thử sản phẩm ở giai đoạn nào, sử dụng công cụ gì, tiêu chuẩn nào là sản phẩm đạt yêu cầu.
  • QC thực thi quy trình mà PQA đề ra.
  • PQA giám sát, theo dõi và kiểm tra QC có thực hiện đúng quy trình không, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với tiến độ, hiện trạng dự án.
  • QC báo cáo kết quả test cho QC Lead/QC Manager, PQA báo cáo kết quả thực thi quy trình phát triển sản phẩm cho Project Manager.

Những kỹ năng cần thiết để làm QC là gì?

  • Kỹ năng code (nếu bạn làm Automation)
  • QC phải có kiến thức tốt về mọi chức năng, khía cạnh của sản phẩm để review được các yêu cầu của requirement.
  • Người làm QC cần cẩn thận, kỹ tính vì công việc này đòi hỏi sự chính xác cao độ và chú ý đến mọi khía cạnh có thể có vấn đề của sản phẩm.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt vì QC phải làm việc với rất nhiều thành viên khác trong team và nhất là công việc truyền đạt ý kiến, phản hồi của mình với Developer, Project Manager.

Bảng so sánh giữa Kỹ sư Đảm bảo chất lượng và Kỹ sư kiểm soát chất lượng

Như vậy QA và QC là hai lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan nhưng hoàn toàn tách biệt, QA bao quát tổng thể hệ thống chất lượng, liên quan đến toàn bộ và sâu rộng đến các phòng ban trong tổ chức. Còn QC cụ thể hơn, nó kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay công đoạn, QC thuộc kiểm soát của QA.

Link tham khảo: https://www.softwaretestinghelp.com/quality-assurance-vs-quality-control/ http://www.sam.edu.vn/qa-va-qc-giong-va-khac-nhau-nhu-the-nao

Nhân viên QA khác QC như thế nào?

QA và QC là hai khái niệm bổ sung cho nhau. QA tập trung vào việc ngăn ngừa lỗi có thể xảy ra, trong khi QC tập trung vào việc phát hiện và loại bỏ lỗi. Hai khái niệm này cần được kết hợp với nhau để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ luôn đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của khách hàng.

Nhân viên QA QC tiếng Anh là gì?

Dịch từ tiếng Anh sang tiếng việt thì Quality Assurance có nghĩa là đảm bảo chất lượng. QA là 2 chữ cái viết tắt từ Quality và Assurance. Một nhân viên QA sẽ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng. Ở đây là đảm bảo chất lượng cả một hệ thống, quy trình xây dựng và sản xuất.

Nhân viên KCS và QC khác nhau như thế nào?

QA có nhiệm vụ xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và giám sát, đo lường việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đề ra. QC là gì? QC (Quality Control) là nhân viên kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất (hay còn gọi với tên khác là nhân viên KCS).

Nhân viên QA ngành thực phẩm là gì?

QA là bộ phận chỉ huy, chịu trách nhiệm toàn bộ về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để làm được như vậy, bộ phận QA cần thực hiện theo các bước: xác định → lập kế hoạch →thực hiện và xem xét lại các quy trình sản xuất, với mục đích sản phẩm sản xuất ra sẽ thoả mãn yêu cầu của khách hàng.