Ipcc là từ viết tắt của tổ chức nào năm 2024

Việc Hoa Kỳ không chịu ký kết Nghị định thư của hội nghị khí hậu toàn cầu Kyoto (1997) và thất bại của hội nghị Copenhagen cuối năm 2009 cho thấy sức mạnh của những lobby chống đối mọi cảnh báo về biến đổi khí hậu, nhất là khi những cảnh báo đó đi kèm với đòi hỏi đổi mới nếp sống…

Những khối băng vạn niên trên Hi Mã Lạp Sơn "sẽ không còn nữa vào năm 2035". Một khẳng định tầy trời, lạc giữa gần một nghìn trang bản Báo cáo năm 2007 của Nhóm II, thuộc Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Viết tắt theo tiếng Anh : IPCC, hay GIEC theo tiếng Pháp), nhưng đã được tờ báo Anh The Sunday Times ngày 17.1.2010 moi ra, như một bằng chứng về sự không nghiêm chỉnh của IPCC. Tiếp theo là cả một chiến dịch báo chí (chủ yếu ở Anh, Mỹ) không chỉ nhắm vào IPCC mà còn xổ toẹt các lời cảnh báo về sự ấm lên của trái đất do những hoạt động của con người, đặc biệt là trong việc tiêu thụ năng lượng. Chiến dịch này không hoàn toàn ngẫu nhiên. Việc Hoa Kỳ không chịu ký kết Nghị định thư của hội nghị khí hậu toàn cầu Kyoto (1997) và thất bại của hội nghị Copenhagen cuối năm 2009 cho thấy sức mạnh của những lobby chống đối mọi cảnh báo về biến đổi khí hậu, nhất là khi những cảnh báo đó đi kèm với đòi hỏi đổi mới nếp sống…

Ipcc là từ viết tắt của tổ chức nào năm 2024

Thay đổi về nhiệt độ trung bình của trái đất từ 1880 đến 2009 (so với nhiệt độ trung bình của 30 năm 1951 – 1980), theo NASA (Hoa Kỳ).

Sai lầm không cố ý

Một cuộc tranh cãi về học thuật dĩ nhiên vượt qua khuôn khổ của một bài báo không phải trên một tạp chí chuyên môn (và cũng vượt qua khả năng của người viết !). Vậy xin hạn chế trong vài câu hỏi cụ thể : khẳng định nêu trên đầu bài có phải là một sai lầm ? Nó có trọng lượng nào trong báo cáo của IPCC ? Nếu là sai lầm thì nó có xổ toẹt được không những điều được nêu trong toàn bộ bản báo cáo gần 3000 trang đó, và nói chung hơn, những nỗ lực và thành quả của các nhà khoa học về khí hậu tham gia trong đó ? Và nhất là, nhân dịp này, nhắc lại vài dòng về IPCC, vai trò của nó từ khi được thành lập đến nay…

Trước hết, phải nói rằng đó là một sai lầm. Một sai lầm lớn, thậm chí quá lớn để có thể được bỏ qua. Những nhà khí hậu học lập luận trên những quãng thời gian dài, không bao giờ đưa ra những lời tiên đoán cụ thể đến từng năm như vậy. IPCC cũng đã thừa nhận có thiếu sót trong quá trình đọc lại Báo cáo của nhóm II nên để lọt sai lầm này, đồng thời nhấn mạnh là sai lầm không "thẩm thấu" vào những phần khác của báo cáo, nhất là nó đã hoàn toàn vắng mặt trong các bản Tóm tắt kỹ thuật và Tóm tắt dành cho những nhà hoạch định chính sách (chính trị gia, doanh nhân…).

Vậy phải nói rằng sai lầm nói trên là không cố ý, và đã không ảnh hưởng vào các kết luận mà IPCC đưa ra trong Báo cáo 2007 của mình. Vì thế mà ông Achim Steiner, tổng giám đốc Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) mới có thể khẳng định – trong một tuyên bố ngày 5.2.2010 - rằng dù sao, báo cáo của IPCC là "một đánh giá tốt nhất hiện có về nguy cơ biến đổi khí hậu". Tuy thế, nó cũng tạo dư luận tiêu cực không nhỏ, làm tăng áp lực đòi cải tổ IPCC…

IPCC là gì ?

Tên đầy đủ của tổ chức này là International Panel on Climate Change, một tổ chức liên chính phủ, do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng với Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật và kinh tế - xã hội cho phép tìm hiểu các nguy cơ của biến đổi khí hậu do con người gây ra. IPCC không trực tiếp tiến hành những nghiên cứu mới, cũng như không xử lý các dữ liệu liên quan đến khí hậu, mà đưa ra đánh giá của mình chủ yếu dựa trên những công trình khoa học kỹ thuật được công bố trên các sách báo có đẳng duyệt". IPCC cũng không có đội ngũ chuyên gia riêng của mình, mà làm việc với các chuyên gia tự nguyện thuộc các quốc gia thành viên – những người này được các cơ quan nghiên cứu của nước mình hoặc các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực môi trường đề cử vào. Từ ngày thành lập, IPCC đã đưa ra 4 bản Báo cáo, vào các năm 1990, 1996, 2001 và 2007. Bản báo cáo này (gọi tắt là AR4) có sự tham gia của hơn 130 quốc gia thành viên. Hơn 450 "tác giả chính" đã làm việc trên những công trình của hơn 800 nhà khoa học và 2500 chuyên gia khác (nhà khoa học, đại diện các công nghiệp hay các NGO…) tham gia thẩm định các báo cáo tổng hợp mà các tác giả chính soạn ra. Công việc được phân thành 3 nhóm (working group), nhóm I chuyên về cơ sở khoa học (chủ yếu là vật lý) của biến đổi khí hậu, nhóm II về các hậu quả của nó (chủ yếu theo vùng địa dư), và nhóm III đưa ra những chọn lựa chính sách khả dĩ ngăn chặn các hậu quả xấu và lợi dụng những lợi thế mà biến đổi khí hậu có thể gây ra.

Sau quá trình thẩm định, một bản "tóm tắt kỹ thuật" của mỗi nhóm được đưa cho các chính phủ và các NGO xem trước khi Báo cáo của nhóm được thông qua tại hội nghị toàn thể của nhóm. Sự thông qua này, theo IPCC, có nghĩa là đại diện các chính phủ và NGO thành viên của IPCC chấp nhận rằng báo cáo trình bày một cách khách quan và đầy đủ tri thức khoa học trong lĩnh vực được xem xét, nhưng họ không được quyền sửa đổi nội dung trong đó – trách nhiệm về nội dung này thuộc các nhà khoa học soạn thảo báo cáo. Sau cùng, mỗi nhóm cũng soạn ra một bản Tóm tắt dành cho các nhà hoạch định chính sách. Đại diện của các chính phủ tham gia công việc soạn thảo Tóm tắt này.

Những đề nghị cải tổ

Chính nhờ quá trình làm việc chặt chẽ, khoa học đó mà năm 2007 IPCC đã được nhận giải Nobel hoà bình (cùng với nguyên phó tổng thống Mỹ Al Gore) vì "những nỗ lực xây dựng và phổ biến tri thức về các biến đổi khí hậu do con người gây ra, đặt nền tảng cho những chính sách đối phó với các biến đổi ấy". Tuy nhiên, như ta đã thấy, các lobby chống đối không hề nhỏ, và một sai sót trong bản báo cáo năm 2007 đã khơi mào cho một cuộc vận động đòi cải tổ tổ chức này.

Tờ báo khoa học hàng đầu Nature, trong số ra ngày 11.2.2010, cũng đã vào cuộc, trao lời cho 5 nhà khoa học khí hậu từng tham gia IPCC để bàn về phương hướng cải tổ tổ chức này. Ý kiến phân tán của họ đi từ tăng cường kiểm tra các nguyên tắc hoạt động đã chặt chẽ hiện nay của IPCC, hoặc chia nhỏ tổ chức này (sau khi hoàn thành báo cáo số 5, năm 2014) để hoạt động hữu hiệu hơn cho các mục đích khác nhau – gần như ba nhóm hiện nay -, cho tới rút toàn bộ tổ chức ra khỏi khung cảnh Liên hiệp quốc để tạo ra một Diễn đàn mở về biến đổi khí hậu như kiểu Wikipedia v.v.

Nhưng dù tổ chức thế nào, ý thức của xã hội hiện nay về vai trò của con người trong biến đổi khí hậu đã tăng lên rõ rệt từ hơn hai thập kỉ hoạt động của IPCC. Và, như một nhà hoạt động môi trường nhận xét, nếu các kết luận về nguy cơ tiềm ẩn của hiệu ứng nhà kính có thể chưa hoàn toàn thuyết phục về mặt khoa học, những suy nghĩ từ nguy cơ đó đã mang lại nhiều điều tích cực, như các công nghệ sạch, các nếp sống tôn trọng môi trường hơn. Chẳng hơn là ngoảnh mặt làm ngơ, chờ nước đến chân mới nhảy ư?

Hà Dương Tường


Tạm dịch thuật ngữ “peer-reviewed literature”, chỉ chung các ấn phẩm khoa học chỉ in những công trình sau khi đưa cho các nhà khoa học trong ngành thẩm định độc lập và được họ chấp nhận (thường là ít nhất 2 người thẩm định một bài báo, nếu là sách nghiên cứu hay bài quan trọng thì số người được mời thẩm định cao hơn).

Các ông Mike Hulme, đại học East Anglia, Norwich, Anh ; Eduardo Zorita, Trung tâm nghiên cứu Geesthach, Đức ; Jeff Price, thuộc Quỹ Bảo vệ Tự nhiên WWF, Hoa Kỳ ; John R. Christy, Đại học Alabama, Huntsville, Hoa Kỳ ; và Thomas F. Stocker, Đại học Bern, Thuỵ Sĩ.

Bài trong Nature phải là người mua báo dài hạn mới đọc được, tuy nhiên có nhiều nơi đăng lại, như ở đây.