Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời:

Vì:

– Thời nhà Lý, đất nước đã vững mạnh, kinh tế phát triển.

– Kinh đô Hoa Lư xa xôi và hẻo lánh.

– Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn hẳn: Vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như cai quản đất nước.

end

Trả lời:

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì:

– Nhà Lý muốn tập trung quyền lực vào tay để ổn định và củng cố chính quyền, những người thân cận là những người có thể tin tưởng giao phó.

– Giáo dục thời nhà Lý chưa phát triển, việc tuyển chọn nhân tài còn khó khăn.

Trả lời:

Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước

end

Trả lời:

Sự cần thiết và tác dụng của bộ luật Hình thư nhà Lý:

– Hình thư đặt ra những quy định bảo vệ quyền lợi cho giai cấp phong kiến thống trị.

– Với những quy định rõ ràng về việc xử kẻ phạm tội, luật pháp giúp bảo vệ và đảm bảo tính công bằng trong nhân dân.

– Điều đó giúp ổn định chính trị – xã hội, đất nước được yên bình, tạo điều kiện pháp triển kinh tế.

=> Đây chính là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.

end

Trả lời:

– Cách thức tổ chức quân đội thời Lý:

     + Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương

     + Thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông).

     + Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thủy, kỉ luật rất nghiêm minh, được rèn luyện chu đáo. Vũ khí, trang bị đầy đủ.

– Nhận xét:

Quân đội thời Lý được tổ chức quy củ và hùng mạnh. Chính sách Ngụ binh ư nông vừa đảm bảo được việc sản xuất phát triển kinh tế, vừa đảm đảo được đội quân địa phương hùng mạnh sẵn sàng chiến đầu khi cần.

Trả lời:

Nhận xét:

– Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi: Thực hiện chính sách nhu viễn, thu phục lòng các tù trưởng bằng biện pháp mềm dẻo.

– Đối với các nước láng giềng: Giữ quan hệ bình thường tạo điều kiện cho nhân dân hai bên qua lại buôn bán.

=> Các chính sách hợp lý đã góp phần ổn định vùng biên giới đất nước.

end

Trả lời:

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

end

Trả lời:

– Chính quyền trung ương:

     + Đứng đầu nước là vua, vua nắm mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

     + Giúp việc cho vua có các đại thần, các quan văn, quan võ. Đó điều là những người thân cận của nhà vua nắm giữ.

– Chính quyền địa phương:

Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (châu), đặt các chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ là phủ, huyện, hương (xã).

end

Trả lời:

Nhà Lý đã:

– Chính trị: Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế, mọi quyền lực tập trung vào tay vua. Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). Xây dựng quân đội hùng mạnh, quy củ.

– Kinh tế: Quan tâm phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

– Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,…

– Đối ngoại : Giữ quan hệ hòa hảo với cac nước láng giềng.

end

Biên phòng - Trong lịch sử bảo vệ biên cương của nước ta, vai trò của các nàng công chúa Đại Việt cũng rất quan trọng. Đây cũng là chính sách khôn khéo giữ nước và đoàn kết các cộng đồng dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc dưới triều Lý.

Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước
Một góc chùa Vĩnh Nghiêm (Chúc Thánh) được khởi dựng từ thời Lý. Ảnh: Trịnh Sinh

Đó là chính sách “Ki mi”, nói nôm na là gả các công chúa cho các thủ lĩnh bộ tộc vùng biên. Nhờ có các chàng rể mà các vua Lý ở kinh đô yên lòng trị vì đất nước khỏi lo giặc nhòm ngó biên ải. Các phò mã được gọi một cái tên thân mật là “phò mã lang”.

Đại Việt sử ký toàn thư đã chép lại khá nhiều dòng về việc các vua Đại Việt gả con gái cho tù trưởng nơi biên ải. Năm Thiên Thành thứ hai (1029), vua Lý Thái Tông đã gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng (nay là đất Lạng Sơn, Bắc Giang) là Thân Thiệu Thái. Năm Thông Thụy thứ ba (1036), nhà vua lại gả công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận vào tháng 3. Đến tháng 8, nhà vua lại gả công chúa Trường Ninh cho châu mục châu Thương Oai là Hà Thiên Lãm.

Năm Quý Tỵ (1113), phu nhân của châu mục Chân Đăng (vùng Thanh Thủy, Tam Nông của Phú Thọ) là công chúa Ngọc Kiều mất. Vốn công chúa được Lý Thái Tông gả cho châu mục này. Khi chồng chết, cô công chúa chung tình đã nguyện đi tu làm sư nữ, thọ 72 tuổi.

Như vậy, chỉ riêng đời vua Lý Thái Tông, đã có 4 cô công chúa được gả cho tù trưởng. Đến đời vua Lý Nhân Tông, năm Nhâm Tuất (1082), công chúa Khâm Thánh lại được gả cho châu mục châu Vị Long (vùng Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là Hà Di Khánh. Năm Đinh Mùi (1127), nhà vua lại gả công chúa Diên Bình cho thủ lĩnh phủ Phú Lương (vùng Thái Nguyên, Bắc Giang) là Dương Tự Minh.

Vào đời vua Lý Anh Tông, năm Giáp Tý (1144), nhà vua lại gả công chúa Thiều Dung cho Dương Tự Minh và phong cho ông làm phò mã lang. Như vậy, hai triều vua Lý đều có công chúa gả cho Dương Tự Minh chứng tỏ vai trò của Dương Tự Minh vô cùng quan trọng. Vua Lý xuống chiếu rằng: Giao cho viên phò mã lang này cai quản các động dọc theo biên giới về đường bộ. Cũng có nghĩa là Dương Tự Minh gìn giữ phên giậu quan trọng bậc nhất bấy giờ là biên giới phía Bắc.

Khi đó, người nước Tống là Đàm Hữu Lượng đến cướp châu Quảng Nguyên (nay thuộc Cao Bằng) của nước ta, vị phò mã lang này được vua sai đi đánh, đã có công đánh cho quân giặc không còn mảnh giáp.

Các công chúa nhà Lý khi về nhà chồng đều gắn bó với nhà chồng, các phò mã lang cũng rất yêu vợ, vì thế mà tận tâm giữ gìn biên ải cho giang sơn Đại Việt. Bên cạnh đó, khi vua Lý gả công chúa cho các thủ lĩnh biên viễn, thì cũng rất chăm lo cho cuộc sống của con gái mình và chàng rể. Vào năm Đinh Mão (1147), vua Lý Anh Tông đã sai thợ làm nhà cho công chúa Thụy Thiên ở châu Lạng.

Năm Nhâm Ngọ (1222), vua đã chia nước Đại Việt làm 24 lộ, trong đó có nhiều lộ được chia cho các công chúa ở và cai quản. Năm 1224, vua Lý Huệ Tông trị vì, ông “không có con trai để nối nghiệp lớn, các công chúa đều được chia các lộ làm ấp thang mộc” làm của ăn của để.

Chính sách “Ki mi” ràng buộc các bộ tộc người miền núi vùng biên giúp cho Nhà nước Đại Việt thêm phần hùng mạnh. Đó là nhờ có các chàng rể người dân tộc thiểu số góp công đánh giặc và giữ gìn cương giới từ xa. Mà các phò mã lang này có được người vợ dòng dõi, thủy chung, xinh đẹp đã là một sự ràng buộc với triều đình Đại Việt một cách chắc chắn. Mặc dù công chúa “chân yếu tay mềm”, nhưng một khi đã là phu nhân của thủ lĩnh vùng biên rồi thì cùng chồng ra sức giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng nơi biên giới. Chính đó là “quyền lực mềm” của Nhà nước Đại Việt mà công lao không nhỏ thuộc về các cô công chúa.

Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước
Viên gạch thời Lý tìm được ở vùng châu Lạng xưa có chữ “Lý gia đệ tam Đế, Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (sản xuất vào năm Long Thụy Thái Bình thứ tư, đời vua thứ ba nhà Lý). Ảnh: Trịnh Sinh

Nhờ vào việc phòng vệ biên giới bằng chính sách “Ki mi” nên thời Lý đã có sự ổn định. Vua Lý Thái Tông đã gả 3 cô công chúa cho thủ lĩnh vùng biên, góp phần dẹp được loạn Nùng Chí Cao ở vùng châu Quảng Nguyên. Với chính sách bảo vệ biên giới khôn khéo, nhà Lý đã buộc triều đình nhà Tống phải e dè mỗi khi có ý định xâm lược nước ta. Thậm chí, khi đó, tướng tài Lý Thường Kiệt chủ động đem quân vây đánh châu Khâm và châu Liêm để phá tan âm mưu xâm lược của giặc phương Bắc từ trong trứng nước ngay tại vùng hậu phương của chúng.

Triều Lý đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhưng các dấu tích cung điện, chùa chiền mà các cô công chúa xây nên đã được tìm thấy khá nhiều ở các vùng biên viễn. Nhiều đền thờ phò mã lang Dương Tự Minh và vợ là công chúa Diên Bình ở vùng Bắc Giang giáp với Thái Nguyên vốn là đất thang mộc mà nhà Lý chia cho. Vùng châu Lạng xưa, nơi công chúa Bình Dương về làm dâu họ Thân cũng là vùng có nhiều phò mã lang. Năm 1059, niên hiệu Long Thụy Thái Bình, vua Lý đi săn ở vùng châu Lạng còn ghé vào nhà phò mã lang Thân Cảnh Nguyên. Các nhà khảo cổ cũng tìm được ở vùng này viên gạch ghi rõ niên hiệu Long Thụy Thái Bình là gạch chuyên xây cung điện thời Lý. Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Đức La và Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang cũng được khởi dựng từ thời Lý với cái tên cũ là chùa Chúc Thánh có thể có sự đóng góp của công chúa thời Lý sùng đạo Phật...

Rõ ràng với “quyền lực mềm” của các công chúa đã nhiều lần phát huy hiệu quả trong việc giữ gìn biên cương không chỉ ở thời Lý, mà còn ở nhiều triều đại sau đó nữa.

Trịnh Sinh

Biên phòng - Sau khi lên ngôi Hoàng đế vào tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) cùng với các đời vua Lý kế tiếp đã rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thời nhà Lý, tư tưởng chỉ đạo tác chiến rất tích cực, có ý chí tiến công cao, thể hiện trên cả hai mặt trận quân sự và ngoại giao. Để bảo đảm an ninh biên giới, vua cùng các vị quan triều Lý thường đích thân chỉ huy nhiều cuộc tuần tra, kiểm soát vùng biên ải. Bên cạnh đó, nhà Lý đã tiến hành hoạt động ngoại giao kiên quyết giữ vững độc lập chủ quyền, chống xâm lấn biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự vùng giáp biên. Triều đình còn đề ra một số chủ trương, chính sách mềm dẻo, khoan dung để thu phục các tù trưởng địa phương.

Một trong những chính sách mềm dẻo của nhà Lý để thu phục các tù trưởng là liên kết qua hôn nhân. Các vua Lý thường đem gả công chúa cho các tù trưởng có thế lực. Sử ghi: "Tháng 3, ngày mồng 7 năm 1029, (vua) đem công chúa Bình Dương gả cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái". Tháng 3 năm 1036 (vua), đem công chúa Kim Thánh gả cho châu mục Châu Phong là Lê Thuận Tông. Tháng 2 năm 1082, (vua) gả công chúa Khâm Thánh cho Hà Di Khánh châu mục châu Vị Long...". Nhà vua thông qua đó nắm đất, nắm dân miền biên ải, đồng thời thắt chặt khối đoàn kết các dân tộc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của triều đình.

Điển hình có dòng họ Thân ở động Giáp (Hữu Lũng, Lạng Sơn) đã vững vàng trước mọi âm mưu, thủ đoạn mua chuộc, lừa phỉnh, gây sức ép của triều đình nhà Tống ở Trung Quốc. Đây là một dòng họ lớn có thế lực, được gắn chặt với nhà vua bằng chính sách hôn nhân qua nhiều đời, như: Vua Lý Thái Tổ gả con gái của mình cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu là Thân Thừa Quý, vua Lý Thái Tông gả công chúa Bình Dương cho con cả Thừa Quý là Thân Thiệu Thái.

Ở miền đất Hưng Hóa (vùng Tây Bắc nước ta hiện nay), một số tù trưởng thường dựa vào thế rừng núi hiểm trở nổi dậy cát cứ, chống đối chính quyền trung ương. Để thu phục họ, vua Lý Thái Tông đem công chúa gả cho châu mục châu Đăng (Hưng Hóa) là Đào Đại Di... Việc kết hôn đã cho ra đời thế hệ ngoại thích, nhân tố mới ở miền biên ải.

Do có những chính sách trên, nhà Lý đã thâu tóm vững chắc được dải biên cương rộng dài của đất nước. Các tù trưởng mang ơn tác thành của nhà vua nên ai cũng ra sức đền ơn báo đáp.

Một tấm gương tiêu biểu trong số các phò mã là Dương Tự Minh, dân tộc Tày, quê ở làng Quán Triều, thủ lĩnh châu Phú Lương (Thái Nguyên). Vua Lý Anh Tông đã gả công chúa Thiều Dung và phong Dương Tự Minh làm phò mã lang. Thời gian này, quân Tống sau những thất bại liên tiếp ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, Quách Quỳ và Triệu Tiết buộc phải rút quân về nước, nhưng chúng vẫn chiếm châu Quảng Nguyên, vùng đất xung yếu, cửa ngõ đi vào Đại Việt. Năm 1081, sau bốn năm đấu tranh quyết liệt của triều Lý, nhà Tống mới chịu trao trả vùng đất trên. Trước khi rút về nước, quân Tống đã dã man tàn phá Quảng Nguyên một cách thảm khốc.

Phò mã Dương Tự Minh được vua Lý tin tưởng giao cho chỉ huy việc tiếp nhận vùng đất này. Ông đã cùng với nhân dân địa phương ra sức phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, ông đã chú trọng xây dựng phòng tuyến an ninh vững chắc, chống mọi hoạt động xâm lấn của kẻ thù. Tiếp đó, vào đầu những năm 40 của thế kỷ XII, Dương Tự Minh lại được triều đình giao nhiệm vụ lên củng cố phòng tuyến Quảng Nguyên. Ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, lại được vua Lý Anh Tông tin cậy giao thêm việc cai quản các khe động ven biên giới giáp Quảng Tây...

Tháng 9 năm 1145, một người Tống là Đàm Hữu Lượng tụ tập dân địa phương Hoa Nam, kéo sang cướp phá châu Quảng Nguyên. Viên quan coi Quảng Tây đưa thư sang nhờ ta bắt hộ. Dương Tự Minh cùng một số tướng được vua Lý sai đem quân đi đánh. Ông cho quân đánh mạnh vào Thông Nông (Cao Bằng), bắt được rất nhiều tay chân của Hữu Lượng. Hữu Lượng trốn thoát vào rừng, sau đó bị quân Tống bắt. Sau trận này, một thời gian dài, người Tống không dám cho quân sang quấy phá nước ta nữa.

Ngày nay, tại phường Quán Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, có đền Khuông Quang Trợ Hóa đại vương thờ phò mã Dương Tự Minh. Ngoài ra, địa phương khác cũng có đền thờ ông như đền Đuổm ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên)...

Với chính sách "nhu viễn" mềm dẻo liên kết qua hôn nhân và các hình thức khác, nhà Lý đã thu phục được tuyệt đại bộ phận các tù trưởng và nhân dân vùng biên ải, thực hiện đoàn kết dân tộc, góp phần bảo vệ, giữ vững độc lập chủ quyền đất nước.

Đặng Việt Thủy