Nguyệt thực nghĩa là gì

Thông thường, con người thường rất hứng thú tới mọi hiện tượng trong tự nhiên, một trong số đó là những hiện tượng thiên văn như nhật thực, nguyệt thực, sao băng,… vì nó có thể quan sát từ trái đất. Ở bài viết này, duavang sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hiện tượng nguyệt thực, đây là một hiện tượng thiên văn vô cùng thú vị được mong chờ hàng năm. Vậy bạn đã biết nguyệt thực là gì? và nguyệt thực xảy ra vào ban ngày hay ban đêm chưa. Tất cả những thông tin về hiện tượng nguyệt thực sẽ được chúng mình giải đáp, chia sẻ trong bài viết sau đây.

Hiện tượng nguyệt thực là gì

Trước khi chúng ta tìm hiểu nguyệt thực nghĩa là gì thì bạn cần biết một sự thật là mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ phản lại ánh sáng mặt trời khi chiếu vào mà thôi. Và vào đúng thời điểm mà mặt trăng, trái đất và mặt trời thẳng hàng nhau thì ánh sáng của mặt trời chiếu tới mặt trăng thì bị trái đất chặn lại (mặt trăng bị lấp sau bóng trái đất nên bị tối đen dần) thì đây chính là lúc hiện tượng nguyệt thực xảy ra.

Tuy nhiên, nguyệt thực còn phụ thuộc rất lớn vào vị trí mặt trăng so với các nút quỹ đạo. Ngoài ra thì vì kích cỡ chênh lệch nên trái đất chỉ che được một phần ánh sáng mặt trời nên nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi mặt trăng đi qua một số vùng của bóng trái đất vào những ngày trăng tròn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nhật thực là gì? Phân loại nhật thực và khi nào nó xảy ra?

Có những loại nguyệt thực nào? Phân loại nguyệt thực

Cũng tương tự như nhật thực thì nguyệt thực cũng có nhiều hơn hai loại nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực một phần như chúng ta từng biết. Cùng tìm hiểu chi tiết các loại nguyệt thực nhé.

Nguyệt thực một phần là gì

Đây là hiện tượng sẽ xảy ra khi mà mặt trời, mặt trăng và trái đất nằm trên một đường gần thẳng. Khi ấy mặt trăng sẽ bị khuyết đi một phần vì nó chỉ có một phần nằm ở vùng bóng tối của trái đất. Ngoài ra, trong quá trình xuất hiện nguyệt thực toàn phần thì nguyệt thực một phần cũng sẽ xảy ra trước và sau khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra.

Nguyệt thực toàn phần là gì

Hiện tượng thiên văn thú vị này còn được biết đến một cái tên mỹ miều hơn đó là mặt trăng máu vì nó có một vẻ đẹp vô cùng hoàn hảo. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mặt trăng tiến vào vùng tối (Umbra) của trái đất và nó bị che khuất hoàn toàn. Lúc này thì bạn sẽ thấy được khúc xạ của bóng trái đất có màu đỏ hồng và cam sẫm như cái tên mặt trăng máu mà nó được gọi. Nguyệt thực toàn phần thường được diễn ra tối đa lên tới 104 phút.

Nguyệt thực toàn phần còn được biết đến là mặt trăng máu (Ảnh: Internet)

Nguyệt thực nửa tối là gì

Đây là hiện tượng nguyệt thực được xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng nửa tối (Penumbra) của trái đất, vì thế độ sáng của hành tinh này chỉ giảm đi một chút. Đây cũng được gọi là nguyệt thực bán phần và nó rất khó quan sát bằng mắt thường.

Nửa tối nguyệt thực là gì? Bạn sẽ rất khó quan sát hiện tượng thiên văn này (Ảnh: Internet)

Khi nào thì hiện tượng nguyệt thực được xảy ra

Để nguyệt thực có thể xảy ra thì mặt trời, trái đất và mặt trăng phải thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng vào ngày trăng tròn. Dễ hiểu hơn thì nguyệt thực chỉ xảy ra khi mặt trăng tiến vào vùng tối của trái đất. Chúng ta có thể nhìn thấy bất cứ nơi nào có mặt trăng mọc trước khi bị che khuất. Khác với nhật thực thì con người hoàn toàn có thể quan sát nguyệt thực bằng mắt thường vì nguyệt thực sẽ mờ hơn với mặt trăng thông thường. Thông thường thì nguyệt thực sẽ kéo dài vài giờ và chúng ta hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị này một cách mãn nhãn nhất.

Khi nào thì nguyệt thực xảy ra? (Ảnh: Internet)

Chu kỳ nguyệt thực là bao lâu

Theo giải thích và nghiên cứu từ các chuyên gia thiên văn học thì mỗi năm sẽ có tối thiểu bốn lần nhật thực, nguyệt thực. Hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực và nó có thể xảy ra nhiều hơn vào từng năm và nó không thể quá 8 lần trong một năm. Nguyệt thực là một hiện tượng thiên nhiên tự nhiên và vẫn được các nhà khoa học tìm hiểu và khai phá. Ngoài ra thì nếu bạn biết thời điểm và thời gian của các thiên thực thì bạn hoàn toàn có thể đoán được sự xuất hiện của nguyệt thực.

Chu kỳ nguyệt thực là bao nhiêu lâu (Ảnh: Internet)

2021 có nguyệt thực không?

2021 được xem là một năm có nhiều hiện tượng thiên văn tự nhiên diễn ra nhất, trong đó có nguyệt thực. Vì nằm trong khu vực Đông Nam Á nên Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng mặt trăng máu vì 26/5/2021 là ngày diễn ra nguyệt thực toàn phần. Như đã nói ở trên thì hiện tượng này sẽ xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất thẳng hàng. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào 15′, hãy theo dõi vì đây là hiện tượng bạn sẽ rất ít có cơ hội nhìn thấy đó

Đặc biệt hơn thì ở thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần này thì mặt trăng lại ở gần trái đất nhất nên bạn sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng “Siêu trăng”, đây là hiện tượng mặt trăng sẽ rất to và sáng hơn bình thường.

Ngoài ra, ngày 27/4/2021 vừa qua thì cũng đã diễn ra hiện tượng siêu  trăng đầu tiên có tên “Super Pink Moon” hay siêu trăng hồng. Tên gọi này được lấy theo tên loài hoa màu hồng thường nở vào tháng 4.

Ngày 24/6/2021 sẽ là ngày xuất hiện siêu trăng, ngay sau thời điểm hạ chí.

2021 còn là năm chúng ta đó hiện tượng “trăng xanh”, hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ 7 lần/19 năm. 22/8/2021 sẽ là ngày hiện tượng trăng xanh xuất hiện.

2021 là năm chúng ta được đón nhiều hiện tượng thiên văn thú vị nhất (Ảnh: Internet)

Kết

Hy vọng rằng, với chia sẻ của duavang qua những bài viết gần đây, các bạn đã có thể hiểu được rõ nhật thực, nguyệt thực là gì cũng như khi nào xảy ra những hiện tượng thiên văn thú vị này. Có thể nói, bất cứ hiện tượng thiên nhiên nào cũng nhận được sự quan tâm theo dõi từ giới trẻ, đặc biệt là với những bạn yêu thích thiên văn học. Năm 2021 cũng là năm xảy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, đừng bỏ lỡ để có thể theo dõi hiện tượng thú vị này nhé.

Ashley Nguyen – Duavang.net

Nguyệt thực là gì? Bên cạnh nhật thực, nguyệt thực cũng là một trong những hiện tượng thiên văn được đông đảo người yêu thiên văn chú ý đến. Nguyệt thực có điều gì thú vị và đặc biệt. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu những thông tin có ích xung quanh hiện tượng này nhé.

Nguyệt thực là gì?


Advertisement

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó Trái Đất sẽ nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc này Mặt Trăng sẽ nằm vào vùng tối của Trái Đất và một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất. Ánh sáng duy nhất có thể thấy được lúc này là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu đỏ có bước sóng ngắn hơn.

Không giống như nhật thực chỉ có thể nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được quan sát từ bất cứ nơi nào ở nữa tối của Trái Đất.


Advertisement

Trăng máu là gì?

Trăng máu là một tên gọi khác của hiện tượng Nguyệt thực toàn phần. Khi hiện tượng nguyệt thực diễn ra, bề mặt của Mặt Trăng có màu đỏ là do lúc này, Trái Đất đã che khuất hoàn toàn ánh sáng từ mặt trời đến Mặt Trăng và lúc này Mặt Trăng nằm hoàn toàn ở vùng tối của Trái Đất.


Advertisement

Vì Mặt Trăng và các ngôi sao khác không tự phát sáng. Chúng nhận ánh sáng từ Mặt Trời và phản chiếu tới mắt của con người. Khi diễn ra nguyêth thực, Mặt Trăng sẽ nằm ở vị trí bị Trái Đất hoàn toàn che khuất đi nguồn sáng đó.

Màu đỏ của Mặt Trăng lúc này được tạo ra do hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Các tia sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất sẽ được bầu khí quyển của Trái Đất phản chiếu, chúng đến bề mặt Mặt Trăng và tạo nên màu đỏ, đỏ cam.

Có màu đỏ cam là ánh sáng Mặt Trời khi đến Trái Đất phản xạ lại, đã bị bầu khí quyển loại bỏ và ngăn cản các ánh sáng xanh với bức sóng ngắn. Chỉ có bước sóng dài màu đỏ và cam mới có thể đi qua khí quyển của Trái Đất đến với Mặt Trăng.

Các loại nguyệt thực

Có ba kiểu nguyệt thực chính: nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực nữa tối.

Nguyệt thực toàn phần là gì?

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và bị Trái Đất che hoàn toàn khỏi ánh sáng Mặt Trời. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.

Nguyệt thực một phần là gì?

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường gần phằng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần, có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.

Nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau trong quá trình xuất hiện nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực nửa tối là gì?

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ đi và tối đi.

Đây là một hiện tượng khó quan sát bằng mắt thường nếu không có sự hỗ trợ đặc biệt từ các thiết bị thiên văn.

Cùng xem một đoạn clip thú vị về nguyệt thực từ kênh YouTube National Geographic nhé.

Nguyệt thực và nhật thực khác nhau như thế nào?

Nguyệt thực và Nhật thực đều xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm thẳng hàng trên một đường thẳng. Tuy nhiên điều khác nhau giữa Nhật thực và Nguyệt thực là vị trí của Mặt Trăng.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Còn Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng che phủ toàn bộ hoặc một phần Mặt Trời nhìn từ Trái Đất, dẫn đến hiện tượng trời tôí giữa ban ngày và chỉ quan sát được ở một số nơi trên Trái Đất. Thời gian diễn ra tương đối ngắn chỉ từ 5 – 7 phút.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất che khuất mặt Trăng khỏi vùng chiếu sáng của Mặt Trời. Làm Mặt Trăng không thể nhận được ánh sáng từ Mặt Trời để phát sáng, chỉ có thể được nhìn thấy nhờ ánh sáng Mặt Trời được phản xạ từ Trái Đất. Hiện tượng nguyệt thực có thể được quan sát từ bất cứ đâu tại nửa tối của Trái Đất. Thời gian diễn ra tương đối dài từ  4 – 5 giờ.

Nguyệt thực diễn ra bao lâu?

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần khoảng 104 phút và đối với nguyệt thực một phần có thể quan sát tối đa đến 6 giờ đồng hồ.

Nguyệt thực xảy ra khi nào?

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng vào ngày trăng tròn đồng thời Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

Nói cách khác, nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái Đất.

Chu kỳ nguyệt thực

Theo như quan sát từ lâu đời, một năm sẽ có tối thiểu là bốn lần nhật thực, nguyệt thực: Hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực.

Con số này có thể nhiều hơn tùy từng năm nhưng không thể quá 8 lần trong một năm. Nếu biết được ngày và thời gian của các thiên thực thì hoàn toàn có thể đoán được sự xuất hiện của các nguyệt thực.

Mỗi năm có bao nhiêu lần nguyệt thực xảy ra?

Một năm có tối thiểu 2 lần nguyệt thực xảy ra. Con số này có thể thay đổi nhiều hơn, tuy nhiên sẽ không quá 8 lần nhật thực và nguyệt thực trong một năm. Có thể là 5 lần nhật thực nguyệt thực xuất hiện trong các năm 2013, 2018, 2019 hoặc là 6 lần như năm 2011 và 2020. Con số xuất hiện 7 lần trong một năm thực sự rất hiếm và lần tiếp theo các bạn sẽ phải đợi đến năm 2038.

Kinh nghiệm xem nguyệt thực

Khác với nhật thực, nguyệt thực có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, ngay cả đối với trẻ em mà không cần đến với biện pháp bảo vệ nào. Tuy nhiên để có thể có một trải nghiệm tốt nhất, người quan sát cần sử dụng kính thiên văn hoặc ống nhòm để có được những trải nghiệm tốt nhất.

Ngoài ra, một địa điểm thoáng đãng, có tầm nhìn rộng và ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng cũng như khói bụi sẽ đem lại một trải nghiệm tốt hơn trong việc quan sát nhật thực các bạn nhé.

Mọi người hãy xem lại cách các nhà khoa học của chúng ta quan sát và ghi lại những hình ảnh đẹp về nguyệt thực nhé.

Xem thêm:

Hy vọng sau bài viết trên, các bạn đã có thêm các thông tin chi tiết và hiểu rõ hơn về bản chất của hiện tượng thiên văn nguyệt thực là gì nhé. Cùng chia sẽ và follow BachkhoaWiki để đem nguồn thông tin này đến nhiều người hơn các bạn nhé.

Video liên quan

Chủ đề