Tích cốc phòng cơ là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Phòng Khởi Nguyên sẵn sàng phân tích mẫu vật.

2. Phân tích toàn bộ sơn phun từ phòng thí nghiệm

3. Trong đó, có 220 ha diện tích rừng phòng hộ.

4. Tôi quen một người bên phòng Mất tích và Bắt cóc.

5. Tôi là một nhà phân tích tại một quỹ phòng hộ.

6. Phòng hạng sang nhỏ nhất có diện tích 169 mét vuông, diện tích lớn nhất là 780 mét vuông.

7. Chúng ta phải lấy mẫu về phòng thí nghiệm để phân tích.

8. Ông ấy đã để lại dấu tích, ở cửa phòng rửa tội.

9. Phần lớn diện tích trong gian phòng đó chứa 46 nhiễm sắc thể.

10. Dữ liệu này sau đó được phân tích tại phòng lab ở Massachusetts.

11. Em đặt chuông báo phòng khi chương trình vết tích tổng hợp xong.

12. 16 phòng thí nghiệm radionuclide để phân tích các mẫu từ các trạm radionuclide.

13. Đây chính là phòng điều trị tích cực cho trẻ sơ sinh ở Kathmandu, Nepal.

14. Xe phòng không tích hợp 2S6M được chế tạo dựa trên khung gầm GM-352M.

15. Chúng tôi cần vài mẩu thuốc lá ( butts ) đến phòng lab để phân tích ADN.

16. Chính sách bảo hiểm tích hợp để tống tiền, đề phòng có người dao động.

17. Bệnh viện có diện tích 900 m2 cung cấp 20 phòng và 69 giường bệnh, trong đó 7 phòng để chăm sóc đặc biệt.

18. Và sau đó chúng tôi đưa vật liệu đó về phòng thí nghiệm và phân tích.

19. “Ông nói Phòng Nước Trời như thể là ‘một chứng tích về tinh thần hợp tác’.

20. Ông gọi Phòng Nước Trời mới xây là “một chứng tích của tinh thần hợp tác”.

21. Truyện cổ tích gì cơ?

22. Chống đầu cơ tích trữ.

23. Hàn Quốc: Văn phòng thống kê quốc gia.

24. Tuy nhiên, các quỹ phòng hộ, được quản lý tích cực, nên theo dõi là không thể.

25. Giữa những tàn tích, các nhà khảo cổ đã phát hiện những phế tích của một lâu đài đồ sộ, có gần một trăm phòng và những sân nhỏ, với diện tích khoảng 10.000 mét vuông.

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp từ phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)

Xem lại: Dạy con sáng Đạo: Bài 14 - Tu thân giảm dục

Tích thóc phòng đói, tích áo phòng lạnh
Tiết kiệm thường đủ, trầm tĩnh thường an
Cẩn phòng kẻ gian, nuôi con phòng lão
Hiếu với mẹ cha, thì con hiếu lại

Chữ Hán:
積榖防饑,積衣防寒
儉則常足,靜則常安
謹備防奸,養子防老
事親既孝,子亦孝之

Hán Việt:
Tích cốc phòng cơ (1), tích y phòng hàn
Kiệm tắc thường túc (2), tĩnh tắc thường an (3)
Cẩn bị phòng gian, dưỡng tử phòng lão (4)
Sự thân kí hiếu, tử diệc hiếu chi

Diễn giải:
Trữ lương thực phòng khi đói kém. Trữ áo quần phòng lúc đông hàn giá lạnh. Người tiết kiệm thì luôn đầy đủ, tâm thái trầm tĩnh thì yên ổn, an vui.

Nuôi dạy con biết hiếu thuận, thì khi cha mẹ già, đau ốm, người con được dạy hiếu đễ sẽ biết phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. Hiếu thuận với cha mẹ thì con cái mới hiếu thuận với mình.

(1), (4): Tác phẩm Tỳ bà ký của Cao Tắc Thành đời Nguyên có câu: "Lại nói rằng nuôi con để phòng khi về già, tích trữ ngũ cốc phòng khi nạn đói".(nguyên văn: "Hựu đạo thị dưỡng nhi đại lão, tích cốc phòng cơ").

(2), (3): Sách giáo dục trẻ em xưa Minh tâm bảo giám vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh, viết: "Cẩn thận thì không lo lắng, nhẫn nhịn thì không chịu nhục, trầm tĩnh thì thường yên ổn, tiết kiệm thì thường đủ đầy". (Nguyên văn: "Cẩn tắc vô ưu, nhẫn tắc vô nhục, tĩnh tắc thường an, kiệm tắc thường túc").

Câu chuyện tham khảo:

Con dâu bị oan không oán, lòng hiếu cảm động quan quân

Khương Thi là người vùng Quảng Hán, Tứ Xuyên, thời đại Đông Hán. Đến tuổi trưởng thành, Khương Thi lấy cô gái tên là Bàng Tam Xuân làm vợ. Hai vợ chồng phụng dưỡng mẹ vô cùng hiếu thuận.

Mẹ chồng Tam Xuân rất thích uống nước sông, vì thế, cô thường đi đến một nhánh sông lớn, cách nhà hơn bảy dặm, để lấy nước về nấu cho mẹ chồng uống. Mẹ chồng cô cũng rất thích ăn cá chép. Vì vậy, hai vợ chồng Khương Thi thường đi bắt cá chép về hầm cho mẹ ăn.

Về sau này, do người cô chồng gây xích mích nên giữa hai vợ chồng Khương Thi và Tam Xuân phát sinh sự hiểu lầm lẫn nhau. Khương Thi nghe lời mẹ đuổi vợ về nhà mẹ đẻ của cô. Mặc dù Tam Xuân bị đuổi về nhà mẹ đẻ, nhưng trong lòng cô không hề oán giận hay trách móc chồng và mẹ chồng.

Hàng ngày Tam Xuân sống trong gian nhà tranh nhỏ, không quản ngày đêm dệt vải rồi mang bán lấy tiền. Bán được tiền rồi, cô lại mua gạo, mua thịt rồi mang đến biếu mẹ chồng.

Con trai của vợ chồng Khương Thi lúc ấy mới bảy tuổi tên là Khương An, tuy nhỏ tuổi nhưng rất hiểu chuyện. Cậu bé sợ rằng mẹ mình ở nhà tranh sẽ không đủ gạo để ăn, nên mỗi ngày đi học, cậu bé lại lấy một ít gạo cho vào túi và để ở một chỗ trong ngôi miếu thờ Thổ Địa trên đường. Sau một thời gian tích trữ được một túi gạo lớn, Khương An mang số gạo đó đến thăm người mẹ đang bị oan khuất của mình.

Lúc Khương An mang gạo đến cho mẹ, Tam Xuân bốc một nắm gạo lên xem thì phát hiện gạo có màu sắc, kích cỡ khác nhau. Cô lập tức hỏi con trai mình: “Khương An, số gạo này là con lấy từ đâu?”

Cậu bé thấy mẹ hỏi vậy đành phải bẩm báo thật. Tam Xuân nghe con trai kể xong, liền ôm lấy cậu bé vào lòng, hai mẹ con cùng khóc nức nở một hồi. 

Về sau, chồng và mẹ chồng của Tam Xuân hiểu ra cô bị oan khuất, nên đã đón cô về nhà. Ngay sau ngày cô trở về nhà chồng, trong vườn nhà họ bỗng nhiên có một dòng suối phun trào ra. Hương vị của nguồn nước cũng khác với nước sông. Hơn nữa, thỉnh thoảng lại có một, hai con cá chép từ trong nguồn nước ấy nhảy ra. Từ đó về sau, Tam Xuân dùng nguồn nước này để nấu cho mẹ chồng uống, mà không cần phải đi ra bờ sông xa hơn bảy dặm để lấy nước như trước đây nữa.

Sau này, quân khởi nghĩa Xích Mi thời Đông Hán khi đi ngang qua nơi đây, người thủ lĩnh biết được chuyện Tam Xuân hết lòng hiếu thảo phụng dưỡng mẹ chồng, nên đã lập tức xuống ngựa, truyền lệnh ba quân lặng lẽ hành quân, tránh quấy nhiễu đến sự bình yên của nơi đây.

Cũng từ đó trở đi, mỗi lần quan lại đi qua nơi đây đều thi hành lễ, quan văn thì hạ kiệu, quan võ thì xuống ngựa, dần dần trở thành truyền thống. Lòng hiếu thảo của Tam Xuân đối với mẹ chồng thật sự làm cảm động trời đất và lòng người.

Trung Dung

Xem thêm: Kỳ 16

Bạn bình luận gì về tin này?

Chủ đề