Nguyên tắc sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả trong điều kiện nguồn thuốc cung ứng phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại, tình trạng kháng thuốc gia tăng và khả năng chi trả có hạn của người dân là một thách thức lớn đối với các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay.

Nguyên tắc sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế. Để đạt được mục tiêu này trách nhiệm trực tiếp thuộc 3 nhóm đối tượng: Người kê đơn (bác sĩ điều trị), dược sĩ lâm sàng và người sử dụng thuốc.

Để sử dụng thuốc an toàn hợp lý cần chọn được thuốc hợp lý, trong đó 3 vấn đề quan trọng là: phối hợp thuốc phải đúng (không có tương tác bất lợi), khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh cao (số lần dùng trong ngày ít, khả năng chi trả phù hợp với người bệnh) và có chỉ dẫn dùng thuốc đúng.

Các biện pháp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

- Khi khám bệnh, thầy thuốc cần khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh để chỉ định sử dụng hoặc ngưng sử dụng thuốc hợp lý.

- Hạn chế sử dụng y lệnh miệng, khi thực hiện phải làm đúng Quy định về việc ra y lệnh miệng của bệnh viện đã ban hành.

- Thực hiện tốt tiêm an toàn: bất kỳ loại thuốc chủng ngừa nào cũng có thể xảy ra những phản ứng phụ không mong muốn, do vậy cần đảm bảo những nguyên tắc trước, trong và sau khi tiêm chủng được thực hiện theo quy định.

- Thực hiện các biện pháp phòng chống sử dụng nhầm thuốc: bệnh nhân chính là hàng rào bảo vệ cuối cùng ngăn cản sai sót, nhầm lẫn xảy ra khi dùng thuốc. Việc bệnh nhân nhớ và phân biệt màu sắc, hình dáng viên thuốc thường hay sử dụng là một biện pháp tự phòng ngừa rất quan trọng.

- Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng thuốc và đúng thời gian.

Nếu như ta không thực hiện đúng thì hiệu quả của việc điều trị sẽ giảm và đôi khi sẽ mất tác dụng và có thể gây nặng thêm cho người bệnh.

Hai nguyên tắc cơ bản tránh sử dụng nhầm thuốc

* Nguyên tắc 1: Rà soát danh mục các loại thuốc trông giống nhau hoặc nghe giống nhau và có các động thái ngăn ngừa sai sót dùng nhầm thuốc

+ Nhân viên y tế phải được thông tin đầy đủ về danh mục các tên thuốc khi

đọc nghe giống nhau và trông giống nhau.

+ Viết rõ ràng rành mạch tên thuốc khi trao đổi thông tin về các thuốc này, yêu cầu người nghe, đọc lại tên thuốc để đảm bảo người đó hiểu chính xác.

+ Xem xét những khả năng sai sót khi pha thuốc vào những chai dịch truyền.

+ Ghi các lời nhắc nhở vào máy vi tính hoặc trên nhãn của vật chứa thuốc để cảnh giác nhân viên y tế về khả năng nhầm lẫn tiềm ẩn.

+ Ghi các chỉ dẫn dùng thuốc vào đơn thuốc để giúp dược sĩ xác định các sai sót tiềm ẩn.

+ Kiểm tra gói/nhãn thuốc theo phác đồ của người bệnh trước khi đưa thuốc cho người bệnh.

* Nguyên tắc 2: Loại bỏ các chất điện phân có nồng độ đậm đặc tại các buồng bệnh, đặc biệt ở những nơi có người bệnh rối loạn hành vi hoặc trẻ nhỏ.

+ Tất cả các dung dịch điện phân đậm đặc phải hạn chế để ở các khoa và chịu sự kiểm tra, giám sát của khoa Dược.

+ Khi thực sự cần thiết mới cho phép các chất điện phân chưa pha loãng để tại phòng bệnh nhân

+ Phải kiểm soát việc sử dụng các dung dịch này và phải có biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh việc các dung dịch đậm đặc bị dùng nhầm với những loại thuốc có bao bì giống với bao bì của dung dịch.

+ Phải có nhãn cảnh báo dễ nhìn, dễ thấy ở nơi chứa thuốc.

* Nguyên tắc 3: Thực hiện đúng các quy trình 

+ Quy trình đóng gói thuốc điều trị người bệnh theo phiếu công khai thuốc của các khoa lâm sàng.

+ Quy trình cấp phát thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, y dụng cụ tại  khoa Dược.

+ Quy trình quản lý và sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng.

Tương tác thuốc là những thay đổi về hiệu quả của thuốc do việc sử dụng trước đây trong thời gian gần hoặc đồng thời với một thuốc hoặc nhiều thuốc khác (tương tác giữa thuốc và thuốc), thức ăn (tương tác thuốc-thức ăn Tương tác dinh dưỡng - thuốc ), hoặc các chất bổ sung trong chế độ ăn uống (sự tương tác thuốc và các chất bổ sung Một số chất dinh dưỡng bổ sung - các tương tác thuốc

Nguyên tắc sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt
).

Sự tương tác thuốc-thuốc có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của một hoặc cả hai loại thuốc. Các tương tác có ý nghĩa lâm sàng thường có thể dự đoán trước được và thường không mong muốn (xem Một số tương tác thuốc quan trọng Một số thuốc có thể gây tương tác thuốc-thuốc nghiêm trọng*

Nguyên tắc sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt
). Có thể gây ra tác dụng không mong muốn hoặc thất bại điều trị. Hiếm khi, bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng các tương tác thuốc có thể dự đoán được để tạo ra một hiệu quả điều trị mong muốn. Ví dụ, dùng đồng thời lopinavir và ritonavir cho bệnh nhân nhiễm HIV dẫn đến thay đổi chuyển hóa lopinavir và làm tăng nồng độ trong huyết thanh và hiệu quả của lopinavir.

Trong trị liệu kép, 2 thuốc có cùng đặc tính được dùng đồng thời và có tác dụng hiệp đồng. Ví dụ, dùng benzodiazepin để điều trị lo âu và một thuốc benzodiazepin khác vào giờ ngủ để điều trị mất ngủ có thể có tác dụng tích luỹ, dẫn đến độc tính.

Liên quan đến tương tác thuốc

  • Dược lực học Tổng quan về Dược lực học

  • Dược động học Tổng quan về Dược động học

Trong tương tác dược lực học, một thuốc làm thay đổi độ nhạy cảm hoặc đáp ứng của mô đối với một thuốc khác bằng cách có tác dụng tương tự (agonistic) hoặc ngăn cản (đối kháng). Những tác động này thường xảy ra ở cấp độ thụ thể nhưng có thể xảy ra trong nội bào.

Trong tương tác dược động học, một thuốc thường làm thay đổi sự hấp thụ, phân bố, liên kết protein, chuyển hóa hoặc thài trừ của một thuốc khác. Do đó, thay đổi lượng và sự có mặt của thuốc tại các vị trí trên thụ thể. Các tương tác dược động học thay đổi độ lớn và thời gian, chứ không thay đổi kiểu tác dụng. Các tương tác thường được dự đoán dựa trên kiến thức về từng thuốc hoặc được phát hiện bằng cách theo dõi nồng độ thuốc hoặc các biểu hiện lâm sàng.

Giảm thiểu tương tác thuốc

Các bác sĩ lâm sàng nên biết tất cả các thuốc bệnh nhân của họ hiện đang dùng, bao gồm thuốc do cả các bác sĩ khác kê đơn và tất cả các loại thuốc không kê toa, các sản phẩm thảo dược và các chất bổ sung dinh dưỡng. Khuyến khích bác sĩ hỏi bệnh nhân các câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống và uống rượu. Cần kê đơn ít thuốc nhất với liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Tác dụng mong muốn và không mong muốn, của tất cả các thuốc được dùng phải được xác định bởi vì những tác dụng này thường bao gồm cả các ảnh hưởng do tương tác thuốc. Nếu có thể, cần sử dụng thuốc có phạm vi an toàn rộng để bất kỳ tương tác không lường trước nào không gây độc.

Bệnh nhân cần được theo dõi và kiểm soát các tác dụng không mong muốn, đặc biệt sau khi thay đổi phương pháp điều trị; một số tương tác (ví dụ, những tác động do cảm ứng enzym) có thể xuất hiện 1 tuần. Tương tác thuốc nên được xem như là một nguyên nhân có thể gây ra bất kỳ vấn đề không mong muốn nào. Khi xảy ra đáp ứng lâm sàng không mong muốn, bác sĩ nên nên xác định nồng độ thuốc trong huyết thanh của các thuốc bệnh nhân đang sử dụng, tham khảo y văn hoặc chuyên gia về tương tác thuốc và điều chỉnh liều dùng của thuốc cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn. Nếu hiệu chỉnh liều dùng của thuốc không có hiệu quả, nên thay thế bằng thuốc khác không tương tác với các thuốc đang được dùng.