Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

Bs Nguyễn Thuỳ Linh – theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ CDC

Mặc dù ở người cao tuổi, tuổi càng tăng kéo theo nguy cơ trầm cảm càng cao, song trầm cảm hoàn toàn không phải là một tiến triển tự nhiên của tuổi già. Khác với suy nghĩ thông thường cho rằng trầm cảm chỉ là những cảm xúc buồn phiền thoáng qua hay sự đau buồn chúng ta cảm thấy khi mất đi người thân, đây là một tình trạng bệnh lý thực sự cũng như tiểu đường hay tăng huyết áp và hoàn toàn có thể chữa trị. Bởi vậy, khi nhận thấy người thân có những dấu hiệu của bệnh, hãy khuyến khích hoặc đưa họ tới cơ sở y tế đúng chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thế nào là trầm cảm thực sự?

Bệnh nhân trầm cảm thường có vẻ mặt trầm buồn, hoặc cảm thấy buồn chán hay lo lắng hầu hết thời gian trong ngày và kéo dài nhiều tuần liền; có thể kèm theo:

  • Tuyệt vọng và/hoặc bi quan;
  • Cảm thấy tội lỗi, vô dụng và/hoặc bất lực;
  • Khó chịu, bồn chồn;
  • Mất quan tâm với những hoạt động thường gây hứng thú hoặc các sở thích trước đây;
  • Mệt mỏi và giảm năng lượng;
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung, nhớ chi tiết một vấn đề, và đưa ra quyết định;
  • Mất ngủ, mệt mỏi về sáng sớm, hoặc ngủ nhiều quá mức;
  • Ăn nhiều quá mức hoặc mất cảm giác ngon miệng;
  • Ý tưởng tự sát, toan tự sát;
  • Cảm giác đau hoặc mỏi liên tục, đau đầu, chuột rút, hoặc rối loạn tiêu hóa không thuyên giảm cả khi đã điều trị.

Trầm cảm ở người cao tuổi khác biệt như thế nào?

  • Người cao tuổi có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Như chúng ta đã biết, 80% người cao tuổi mắc ít nhất một bệnh lý mạn tính, và 50% có từ hai bệnh trở lên. Đồng thời, trầm cảm là bệnh cảnh phối hợp rất thường gặp ở những người đã có tiền sử bệnh lý từ trước (như các bệnh tim mạch hay ung thư) hoặc bị suy giảm chức năng.
  • Người cao tuổi thường bị chẩn đoán nhầm và không được điều trị tốt. Nhân viên y tế có thể nhầm lẫn triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi với những phản ứng tự nhiên thường gặp của họ đối với bệnh lý thực thể hay các thay đổi trong cuộc sống, vì thế không cho rằng những dấu hiệu này cần phải được điều trị. Suy nghĩ này cũng thường gặp ở người bệnh, kèm với việc họ không biết rằng tình trạng của mình có thể tốt lên với phác đồ điều trị phù hợp, bởi vậy bản thân người bệnh cũng không tìm tới sự trợ giúp của y tế.

Tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi là bao nhiêu?

Một số nghiên cứu ước tính tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi trong cộng đồng vào khoảng 1-5% nhưng lên tới 13,5% ở đối tượng cần chăm sóc y tế tại nhà và 11,5% ở nhóm bệnh nhân cao tuổi nội trú.

Trợ giúp và can thiệp y tế

Phần lớn người cao tuổi nhận thấy triệu chứng của mình được cải thiện sau khi điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm, trị liệu tâm lý, hoặc phối hợp cả hai phương pháp trên. Nếu bạn lo ngại người thân của mình hiện mắc trầm cảm, hãy đưa họ tới một cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm. Đây là một chứng bệnh biểu hiện bằng sự buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Ở người cao tuổi, chứng trầm cảm thường biểu hiện bằng những nỗi lo lắng thái quá về ốm đau, bệnh tật. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ǎn và dẫn đến gầy yếu, dễ mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi:

- Không muốn tham gia những hoạt động hàng ngày.

- Chán nản, cáu kỉnh, dễ tức giận, dễ bị kích động.

- Cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa hoặc buồn rầu.

- Thay đổi khẩu vị, thường ǎn không ngon miệng.

- Trọng lượng cơ thể thay đổi: Sút cân không như mong muốn hoặc tǎng cân.

- Khó ngủ: Mất ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc sớm, thèm ngủ ngày...

- Mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ

- Tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi

- Có ý định tự vẫn. Có kế hoạch tự vẫn hoặc thử tự vẫn

Nếu những triệu chứng trên xuất hiện ở người cao tuổi liên tục hơn 2 tuần thì điều đó chứng tỏ người cao tuổi đó đã mắc chứng trầm cảm.

Nguyên nhân, nguy cơ và tỷ lệ mắc

Những biểu hiện trầm cảm ở người cao tuổi tương đối phức tạp. Những biểu hiện thường thấy là mệt mỏi, chán ǎn, khó ngủ đi kèm với quá trình lão hóa. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ/chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.

Trầm cảm ở người cao tuổi còn biểu hiện bởi sự rối loạn chức nǎng não đi kèm với quá trình lão hóa mà người ta thường gọi là bệnh Alzheimer.

Hiện nay chứng trầm cảm rất phổ biến ở người cao tuổi, bệnh thường khó chẩn đoán, khó điều trị. Nhiều người cao tuổi không thừa nhận những biểu hiện trên là triệu chứng của trầm cảm vì không muốn bị coi là người bệnh.

Phòng và điều trị

Đôi khi chứng trầm cảm có thể được làm dịu đi bằng những can thiệp mang tính cộng đồng. Người cao tuổi cần được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặc cô đơn. Để làm được điều này, chúng ta nên tổ chức các cuộc dã ngoại, hướng người cao tuổi tự rèn luyện sức khỏe hoặc thường xuyên đưa họ đi thǎm hỏi bạn bè, người thân.

Nếu có thể, nên tạo hoàn cảnh tiếp tục hoạt động nghề nghiệp cho người cao tuổi. Thậm chí, có thể tổ chức cho người cao tuổi học thêm để bổ sung kiến thức, tǎng khả nǎng giúp đỡ con cháu.

Điều trị bằng thuốc cũng góp phần mang lại hiệu quả. Các loại thuốc chống suy nhược đã cho thấy tác dụng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này cần lưu ý đến tác dụng phụ và thường dùng với liều lượng thấp.

Trong khi đó, các loại thuốc an thần lại giúp người già giảm nguy cơ bị kích động. Nếu những loại thuốc trên không mang lại hiệu quả thì liệu pháp sốc điện có thể được áp dụng trong quá trình điều trị.

Chứng trầm cảm có thể biến chứng thành bệnh Alzheimer và các hình thức khác của chứng mất trí. Nếu không được điều trị kịp thời, người cao tuổi mắc chứng trầm cảm sẽ có nguy cơ tự vẫn cao.

Hãy yêu cầu được chǎm sóc sức khoẻ nếu cảm thấy mình sống vô nghĩa, vô vọng hoặc thường xuyên khóc. Cũng không nên bỏ qua các triệu chứng như stress và mất phương hướng.

Nếu gia đình có người cao tuổi hãy chǎm sóc họ thật chu đáo để có thể nhận ra những triệu chứng của bệnh trầm cảm ở họ và lưu ý rằng vì những lý do nhất định, người cao tuổi ít thừa nhận những triệu chứng này.

Thùy Linh (t/h)