Nguyễn ánh đặt đô ở đâu

Kinh đô Vạn An trong lịch sử

Nguyễn ánh đặt đô ở đâu
Núi Dũng Quyết và Đền thờ Vua Quang Trung. Nguồn: internet 

Người đầu tiên chọn vùng đất Nghệ An để đóng đô đó là Vua Mai Hắc Đế. Sử chép, Mai Thúc Loan sinh năm 670 mất năm 723, cha là Mai Sinh, mẹ là Vương Thị nguyên gốc là người làng Mai Phụ, huyện Thiên Lộc (bây giờ thuộc huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Mai Thúc Loan sinh ra và lớn lên ở động Cồn Chèn (thôn Ngọc Trừng, xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Vào năm 713, năm thứ nhất niên hiệu Khai Nguyên của vua Đường Huyền Tông, Mai Thúc Loan đã phát động cuộc khởi nghĩa Hoan Châu. Nghe tin ông dựng cờ xướng nghĩa, tướng lĩnh tài giỏi nhiều nơi đưa quân về tụ hội. Các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân cũng cử quân đến trợ giúp chiến đấu. Mai Thúc Loan đã nhanh chóng lật đổ toàn bộ nền thống trị của nhà Đường từ lưu vực sông Lam đến đồng bằng Bắc Bộ, phủ thành Tống Bình, đem lại độc lập tự chủ cho quốc gia dân tộc. Sau khi lật đổ được nhà Đường, Mai Thúc Loan xưng Đế, tục gọi là Mai Hắc Đế. Ông chọn vùng đất Vạn An làm Kinh đô cho vương triều của mình. Vùng đất Vạn An ngày xưa nay thuộc xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Phượng Hoàng Trung Đô dưới thời Vua Quang Trung

Người thứ hai chọn vùng đất Nghệ An để đóng đô đó là Vua Quang Trung. Vua Quang Trung đã chọn vùng đất xã Yên Trường, huyện Chân Lộc để xây dựng Kinh đô cho vương triều của mình. Đầu tháng 10 năm 1788, Hoàng đế Quang Trung đã ban Chiếu gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và Trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Thận về việc xây dựng đế đô mới của nhà Tây Sơn với tên gọi Phượng Hoàng Trung Đô. Trong Chiếu thư gửi La Sơn Phu Tử, vua Quang Trung viết: Nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, Quả cung đã từng mở xem địa đồ, thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, hình thể rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới. Thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy.

Trước khi ban Chiếu chỉ chon vùng đất Yên Trường làm nơi để xây dựng Kinh đô, vua Quang Trung đã nhờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp xem cuộc đất tại Phù Thạch… Nhưng La Sơn Phu Tử cho rằng đất đó không được nên chọn vị trí khác là Yên Trường. Và vị trí Yên Trường được vua Quang Trung chọn để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô là khu vực núi Dũng Quyết - ngọn núi nằm giữa núi Phượng Hoàng và núi Kỳ Lân (còn gọi là núi Cánh Phượng và núi Con Mèo) ở xã Yên Trường, huyện Chân Lộc - Nghệ An (nên Phượng Hoàng Trung Đô còn có tên gọi là Trung Kinh Phượng Hoàng).

Hiện nay, dưới chân núi Dũng Quyết vẫn còn lưu dấu vết tích của Phượng Hoàng Trung Đô. Di tích này rộng khoảng 10 mẫu. Theo nhiều nguồn sử liệu (trong đó có sách La Sơn Phu Tử) thì thành nội có bờ nam dài 300m, bờ tây dài 450m. Hai vách thành ở phía đông và bắc dựa vào dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân. Bờ thành được xây bằng đất với chiều cao khoảng 20m. Giữa thành có tòa lầu 3 tầng, phía trước có bậc tam cấp xây bằng gạch đá ong, phía sau có hai hành lang nối với điện Thái Hòa. Xung quanh thành có các đồn. Nối với thành bờ nam ở khu vực núi Kỳ Lân có vọng gác chính và phía núi Phượng Hoàng có kho lúa… Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng trong thời gian khoảng từ 1788 đến 1792. Sở dĩ chọn vùng đất này là bởi tổ tiên của Vua ở đất Hưng Nguyên - Nghệ An. Nên việc đóng đô ngay tại "đất tổ" sẽ thuận lợi rất nhiều cho vương triều, nhất là việc thu phục nhân tâm. Mặc khác về mặt hình thể, địa lý, Nghệ An có vị thế chiến lược hết sức quan trọng, là "vị trí yết hầu". Theo vua Quang Trung thì Kinh Phú Xuân hình thế cách trở. Ở xa trị Bắc Hà, sự thể rất khó khăn. Theo đình thần nghị rằng: chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc, và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về… Tầm quan trọng của Kinh đô mới đóng trên đất Nghệ An đã được Vua Quang Trung căn dặn quần thần rằng: Khi ta chết rồi nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lảo thảo thôi. Lũ người nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh) để khống chế thiên hạ. Bằng không, quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn thân. Nhưng tiếc rằng sau khi Vua mất thì việc xây dựng Kinh đô mới cũng không được tiến hành nữa.

Vua Gia Long và ý định chọn Nghệ An làm nơi đóng Kinh Đô

Khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn (1802), lập nên triều Nguyễn, sau đó không lâu (1803-1805) đã chọn vùng Phú Xuân làm Kinh đô. Nhưng trước khi chọn Phú Xuân, vua Gia Long đã từng có ý định chọn vùng Nghệ An để đóng đô. Điều này đã được ghi chép trong cuốn sách Đại Nam thực lục, đệ nhị kỷ, quyển 7 rằng: Tân Tỵ năm Minh Mạng thứ 2 (1821), mùa xuân tháng giêng, Vua xem bản đồ, nhân bàn đến địa thế thành trấn Nghệ An, nói rằng : “Khi trước tiên đế (chỉ Vua Gia Long - TG) từng muốn dựng đô ở đấy”. Nguyễn Văn Nhân tâu rằng : “Đấy không phải là đất đóng đô, nên chọn trọng thần để trấn”. Vua nói: “Phải. Phú Xuân là khoảng giữa trong nước, đế vương đóng đô không đâu hơn đấy. Còn các thành trấn chỉ nên làm hành tại để tiện khi đi tuần thăm các địa phương và xem xét phong tục mà thôi”. Như vậy, qua lời của Vua Minh Mạng cho biết vua Gia Long đã từng có ý định chọn Nghệ An để làm nơi đóng Kinh đô cho vương triều mới của mình. Phải chăng, ông cũng đã nhìn thấy được tầm quan trọng của vùng đất này trong lịch sử, nhưng không rõ vì sao, sau này nhà Vua lại đổi ý cho xây dựng Kinh đô ở Phú Xuân.

Như vậy, trong hơn 1.300 năm qua, vùng đất Nghệ An đã được nhiều vị Hoàng đế chọn làm nơi đóng đô. Nhưng việc Vua Gia Long từng có ý định chọn vùng đất Nghệ An để xây dựng Kinh thành cho vương triều mới của mình là một điều thú vị trong lịch sử nhưng ít thấy được nhắc đến./.

Nguyễn Phúc Ánh, sinh nǎm Nhâm Ngọ (1762), con thứ ba của Nguyễn Phúc Luân. Mẹ Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Thị Hoàn con gái Diễm Quốc công Nguyễn Phúc Trung, người làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên. Nǎm 1773, Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh 12 tuổi, theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam. Mùa Thu nǎm Đinh Dậu (1777) Nguyễn Phúc Thuần tử trận. Nguyễn Phúc Ánh một mình chạy thoát ra đảo Thổ Chu, rồi sau chạy sang ẩn náu nhờ bên đất Xiêm. 

Tháng 7/1792, vua Quang Trung bị bạo bệnh mất, con là Quang Toản còn ít tuổi, nội bộ lục đục, không sao chống nổi với sức tấn công của Nguyễn Ánh (có Pháp ngoại viện). Nǎm 1802, Nguyễn Ánh diệt xong nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Gia Long đóng đô tại thành Phú Xuân (Huế) vào ngày 1 tháng 6 nǎm Nhâm Tuất (1802). 

Gia Long phái một đoàn sứ thần do Lê Quang Định làm chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên Nam Việt sẽ lẫn lộn với tên nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt và Tây Việt) nên đổi là Việt Nam.

Nǎm Giáp Tý (1804), án sát Quảng Tây là Tề Bồ Sâm được vua Thanh phái sang phong vương cho Gia Long và đặt tên nước là Việt Nam. Lần đầu Gia Long quản lý một nước Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam, từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Gia Long chia cả nước làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn); từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn; ở quãng giữa là các trấn độc lập: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận; đất kinh kỳ đặt 4 doanh: Trực Lệ Quảng Đức Doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh, Quảng Nam doanh. Để tránh lộng quyền, Gia Long không đặt chức Tể tướng, triều đình chỉ có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các Thượng thư đứng đầu có Tả hữu tham tri, Tả hữu thị lang giúp việc. Trong cung không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần. Nǎm 1815, bộ "Quốc triều hình luật" gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành.

Gia Long đã giết hại hai công thần bậc nhất của triều Nguyễn lúc đó là Nguyễn Vǎn Thành và Đặng Trần Thường.

Gia Long có hai vợ chính và nhiều vợ khác, có 13 hoàng tử và 18 công chúa. Con cả là Chiêu chết sớm, con thứ là Hoàng tử Cảnh đã từng theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, về nước được lập làm Thái tử, nǎm 1801 bị bệnh đậu mùa rồi mất.

Con bà vợ thứ hai là Thuận Thiên Cao hoàng hậu họ Trần, người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, con gái Thọ Quốc Công Trần Hưng Đạt là Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm được tấn phong là Hoàng thái tử.

Ngày 19 tháng chạp nǎm Kỷ Mão (1820), Gia Long mất, thọ 59 tuổi, ở ngôi chúa 25 nǎm, ở ngôi vua 18 nǎm.

(Nguồn: Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam)

Nguyễn ánh đặt đô ở đâu

Trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ nói rằng:

"Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.  Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"

Nhưng nghiên cứu lịch sử sau này lại nói:

"Thăng Long tuy là nơi bằng phẳng, mà có núi dựa, có biển ngăn, thực là nơi hình thắng. Nhưng đất này lại là nơi đồng bằng ở nội rộng, không có cái thế hiểm trở, núi cao, sông to. Nếu thế ở ngoài ngẫu nhiên không được vững thì kẻ địch thừa thắng tiến vào, không đầy năm sáu ngày đã đến thẳng được dưới thành, trong thành lại không có viện binh, tiến không đánh được, lui không giữ được tất phải ngồi mà chịu chết"

Nhận xét về Phú Xuân:

"Đặt quốc đô ở Phú Xuân là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít về phương diện quân sự nơi này là một vị trí chiến lược bất lợi cả về thủy lẫn bộ. Trái lại Bắc Hà là cội rễ của dân tộc, nói gần là từ hai chục thế kỷ trở về đây ruộng đất phù nhiêu, dân cư đông đảo, anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn chống xâm lăng nhiều phen như trúc chẻ, ngói tan. Vậy mà vua Gia Long bỏ thật là uổng."

Và so sánh Phú Xuân với Thăng Long:

"Quyết định của Gia Long xây dựng kinh thành mới thay vì quay trở lại trị vì trên kinh đô truyền thống ở Thăng Long có ý nghĩa lớn về mặt chính trị và văn hóa.

Thứ nhất, bởi vì Thăng Long ở quá xa về phía Bắc, sẽ khiến cho tân triều khó lòng cai trị được vùng này và miền Nam.

Thứ hai, Thăng Long là cơ sở chính trị lâu đời của họ Trịnh, việc này có thể gây bất ổn cho quyền lực của nhà Nguyễn.

Thứ ba, dời đô về Huế sẽ dẫn đến việc kết thúc thế độc tôn về văn hóa và giáo dục của Thăng Long, nơi từ lâu là trung tâm học thuật Nho giáo và nơi tu tập của giới sĩ phu: vào thế kỷ thứ 19, ở Việt Nam số quan lại và sĩ phu đến từ các vùng miền Trung và miền Nam tăng lên."

Còn ý kiến của bạn? Bạn sẽ chọn Hà Nội hay nơi nào khác? Vì sao? 

Nguyễn ánh đặt đô ở đâu

Và đừng quên đặt câu hỏi cho mình tại Sự kiện Hỏi khó chuyên gia.