Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)

Nhà ngục được Pháp xây dựng năm 1930, nằm ở phía bắc sông Đắk Bla, thuộc địa phận tổng Tân Hương, tỉnh Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum). Tại Ngục Kon Tum, tháng 9/1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập, do đồng chí Ngô Đức Đệ làm bí thư. Ngục Kon Tum là nơi giam giữ tù chính trị bị địch đưa từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá miền cao nguyên, mở đường 14. Tại Ngục Kon Tum đã từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản, điển hình là cuộc biểu tình 12/12/1931 để phản đối việc bắt tù nhân đi làm đường ở Đắk Pok trong điều kiện vô cùng cực khổ. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp làm 8 người chết, 8 người bị thương

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)

Mảnh đất Tây Nguyên đất đỏ vốn có truyền thống lịch sử vô cùng hào hùng, không ít sự kiện, những trận đánh lịch sử diễn ra ở nơi đây. Di tích lịch sử ngục Kon Tum là một trong những nhân chứng cho những gian lao, những sự hi sinh anh dũng mà nhân dân Tây Nguyên đã trải qua để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Xem thêm: DU LỊCH KON TUM – VỀ VỚI VÙNG THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

Di tích lịch sử ngục Kon Tum

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)

Khung cảnh từ ngoài vào của di tích lịch sử ngục Kon Tum (Ảnh: ST)

Nằm ở phía Tây thị xã Kon Tum, hạ lưu con sông Đăk Blam, di tích lịch sử ngục Kon Tum là nhà tù do người Pháp xây dựng để giam giữ các tù binh chính trị, các nhà yêu nước, chiến sỹ cách mạng của nước ta trong giai đoạn cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Sau năm 1975, khi mà chiến tranh đã kiến thúc và đất nước được trả lại độc lập tự do thù nơi đây trở thành khu di tích lịch sử của nước ta. Đến nay, nơi đây còn lại tám bia tưởng niệm và ngôi mộ của các liệt sĩ. Theo số liệu ghi lại, nơi đây đã giam giữ tầm 500 tù binh chính trị của nước ta và gần một nửa các chí sĩ yêu nước đã nằm lại đây mãi mãi.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)

Thắp hương tưởng niệm ở di tích lịch sử ngục Kon Tum (Ảnh: ST)

Nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1988. Tổng thể khu di tích được chia thành 4 khu vực chính bao gồm: Nhà tưởng niệm, Nhà Truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)

Khu di tích ngục Kon Tum cũng là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật (Ảnh: ST)

Nơi đây thực sự có nhiều ý nghĩa đối với nhân dân Tây Nguyên bởi nó thể hiện lòng yêu nước của nhân dân miền Nam. Đến tham quan di tích lịch sử này du khách vừa có được thêm kiến thức lịch sử, vừa được hiểu hơn về những năm tháng gian khó của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Từ đây, chúng ta sẽ thêm tự hào về sức mạnh, tinh thần của con người Việt Nam và cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để vừa tạo dựng cuộc sống cho bản thân, vừa để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, không phụ công lao của các bậc anh hùng đi trước.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)

Không gian trưng bày bên trong di tích lịch sử ngục Kon Tum (Ảnh: ST)

Nếu có cơ hội đến Kon Tum hay các tỉnh Tây Nguyên, du khách hãy dành chút thời gian ghé qua di tích lịch sử này để hiểu hơn về những năm tháng anh hùng của dân tộc Việt Nam cũng như thêm tự hào về tinh thần lớn đã hình thành và kết tinh giúp đất nước ta đánh bại mọi cuộc xâm lược của các cường quốc lớn nhất Thế giới.

Xem thêm:

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)

Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, Việt Nam.

Nơi đây từ xưa đã là địa bàn cư trú của người Ba Na bản địa, dẫn đến tên gọi Kon Tum, nghĩa là “Làng Hồ” theo tiếng Ba Na. Do nằm ở vị trí đặc biệt; đất đai bằng phẳng, màu mỡ được sông Đăk Bla bồi đắp, và cũng do nhiều yếu tố lịch sử mà vùng đất này dần trở thành nơi định cư của nhiều dân tộc khác nhau; trong đó có người Kinh đến từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Du lịch Kon Tum mang khí hậu đặc trưng của vùng cao với không gian luôn mát mẻ quanh năm. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mỗi mùa, Kon Tum lại thu hút du khách bằng vẻ đẹp riêng: tháng 1 là mùa cao su thay lá; tháng 3 thì bắt đầu vào mùa cà phê nở trắng trời; tháng 11, 12 là mùa của dã quỳ vàng rực phủ khắp núi đồi, là mùa của những lễ hội truyền thống của các dân tộc.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Kon Tum gắn liền với thiên nhiên hoang dã do đặc thù về mặt tự nhiên và mang đậm dấn ấn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Sở hữu cảnh sắc tuyệt đẹp nơi núi rừng đại ngàn với hàng loạt những địa điểm tham quan nổi tiếng như nhà thờ gỗ Kon Tum, tòa giám mục Kon Tum, nhà rông Kon K’lor mang phong cách kiến trúc Kon Tum đặc trưng tại núi rừng Tây Nguyên. Kon Tum dễ làm say lòng du khách bởi sự hoang dã nhưng vẫn mang đậm nét đặc trưng của vùng đất đỏ Bazan. Ngoài cảnh quan thiên nhiên với nhiều điểm đến còn hoang sơ và đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc, những bản anh hùng ca huyền thoại, Kon Tum còn hấp dẫn du khách bởi sở hữu Ngã ba Đông Dương nổi tiếng – nơi mà “một tiếng gà gáy sáng cả ba nước Việt – Lào – Campuchia cùng nghe”.

Nhà rông Kon Klor

Nhà rông Kon Klor nằm trên đường Bắc Kạn – Phường Thắng Lợi – Thành phố Kon Tum – Tỉnh Kon Tum, cách cầu treo Kon Klor không xa. Nói về vị trí đất xây dựng được chọn là vị thế rất đẹp, trước mặt chính là con đường Trần Hưng Đạo thẳng tắp, rộng dài thênh thang, bên phải là cây cầu treo xinh đẹp thu hút nhiều du khách đến tham quan và chụp hình, bao bọc quanh nhà rông là những thửa ruộng mía, ruộng rau lợp khắp màu xanh mơn mởn nhìn khung cảnh rất yên bình, gần gũi. Nhà rông Kon Klor ở Kon Tum nằm bên dòng sông Dak b’la nước chảy ngược dòng rất thơ mộng, hiền hòa.

Và đi du lịch Kon Tum thì chắc chắn nhà rông sẽ là điểm đến cực kỳ lý tưởng để du khách tham quan bởi kiến trúc Kon Tum độc đáo với mái nhà cao ngút tận trời xanh.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Nằm trong làng Kon Klor, nhà rông đã gây ấn tượng cho du khách khi được bao phủ một màu xanh ngút ngàn của những hàng me được trồng dọc khắp đường đi, đến bãi mía, vườn rau.

Đặt chân đến làng Kon Klor, du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà của người Ba Na vẫn còn lưu giữ kiến trúc vô cùng độc đáo và nghề thủ công truyền thống. Ở trong làng thì có rất nhiều những ngôi nhà sàn mang đậm dáng dấp, kiến trúc Ba Na khi cột nhà được làm bằng gỗ chắc chắn, gầm cao, hoa văn trang trí tỉ mỉ, sắc xảo. Đặc biệt, nhà rông Kon Klor Kon Tum – một trong những nhà rông lớn nhất Tây Nguyên được nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng.

Nhà rông ở Kon Tum sở hữu chiều dài lên đến 17m, rộng 6m và chiều cao của nóc nhà là 22m. Đây là một trong những nhà rông lớn nhất ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Nhà rông được thiết kế theo đúng kiểu truyền thống khi chất liệu làm nhà hoàn toàn được làm từ những nguyên liệu gắn liền đời sống của người dân như: gỗ, tre, nứa, lá kết hợp với hoa văn xinh xẻo, họa tiết chạm trổ cầu kỳ, tinh tế đặc trưng của dân tộc Ba Na. Hơn hết, toàn bộ phần trụ và mặt sàn đều được làm bằng gỗ xoay – một trong những loại gỗ quý hiếm. Khuôn viên của nhà rông rất rộng bao gồm cổng và tường rào xung quanh.

Có thể nói, nhà rông Kon Klor chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Kon Tum. Bởi chất liệu làm nhà rông không hề đơn giản tẹo nào khi một năm ròng rõng người dân làng Kon Klor chỉ tìm những cây gỗ quý để xây dựng nhà rông. Đa phần chất liệu làm nên nhà rông đều được sử dụng hoàn toàn những vật liệu tự nhiên gần gũi với đời sống con người đó là: gỗ, tre, nứa, lá, tranh kết hợp những hoa văn chạm khắc tinh xảo, công phu. Riêng phần hệ thống giàn núi ở trên nhà gồm những thanh gỗ dày đặc, bắt chéo nhau đã là một sự kỳ tích, công phu đòi hỏi rất nhiều công sức để nhà rông đạt chuẩn độ vững chãi, chan hòa với nắng gió và phù hợp với văn hóa của người Ba Na.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Những nghệ nhân làng Kon Klor họ đã phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau để giữ gìn được nét đặc trưng của nhà rông Kon Tum.

Mái nhà rông là mái ép, phía dưới của mái được uốn cong vào phía trong, hai đầu thì hướng ra bên ngoài trông giống như lưỡi rìu. Mái nhà rông thiết kế cao vút lên tận trời cao, trên nóc nhà thì được trang trí bởi nhiều họa tiết, hoa văn cực kỳ tinh xảo khiến các du khách khi đến tham quan đều thán phục tài nghệ và công sức của người dân Kon Tum. Có thể nói, mái nhà rông Kon Klor thiết kế cao vút, vững chãi như chính là điểm tựa cho dân làng và cũng là niềm tự hào của nghệ nhân Ba Na.

Bên cạnh nhà rông chính là cầu treo Kon Klor – cây cầu nối đôi bờ sông Đăk Bla huyền thoại. Đây như là 1 nét điểm xuyết duyên dáng tạo lên phong cảnh đẹp lạ cho nơi đây. Và thời điểm đẹp nhất trên cây cầu treo này đó và vào buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống. Mặt trời giống như 1 trái cầu lửa đang bốc cháy, ánh sáng tỏa lấp lánh trên dòng sông rộng mênh mông. Đứng ở trên thành cầu, nhìn xung quanh thấy không gian rộng mênh mông, bát ngát.

Nhà rông Kon Klor chính là mô hình nhà sàn đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Nhà rông còn là ngôi nhà cộng đồng dùng làm nơi tụ họp của dân làng trên Tây Nguyên. Tại đây, cũng diễn ra nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian cổ truyền từ những lễ thức, phong tục, tập quán đến những loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, ngôn ngữ, trang phục, ứng xử, nghề đan lát…như lễ cưới của các chàng trai, cô gái, lễ đâm trâu trong những dịp lễ hội lớn của cộng đồng làng, lễ mừng lúa mới, hội họp của đồng già làng, phân xử các vụ kiện tụng tranh chấp, hát kể sử thi, tiếp đón khách quý về thăm buôn làng…

Cầu treo Kon Klor

Cầu treo Kor Klor gây ấn tượng với du khách với màu cam nổi bật giữa cái nắng vàng oi ả của thời tiết miền Tây. Chiếc cầu in bóng uy nghi dưới dòng nước sông Đắk Bla phẳng lặng. Bao quanh chiếc cầu là những ngọn núi cao hùng vĩ được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì của người dân Kon Tum.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Cầu Kon Klor là một cây cầu treo bắc qua sông Đăk Bla tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Việt Nam.

Đến thăm cây cầu Kon Klor, bạn sẽ phải trầm trồ trước cây cầu được xây dựng hoàn toàn bằng sắt thép kiên cố bao quanh giữa giữa vùng rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ phủ nương dâu xanh rì . Từ đây, bạn có thể chiêm ngưỡng dòng sông Đắk Bla nhẹ nhàng chảy trôi như một dải lụa óng ánh giữa lòng Kon Tum và ngắm nhìn cảnh khung cảnh ruộng lúa, nương ngô vô cùng bình yên và thư thái đến lạ thường.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Cầu nằm ở phía đông thành phố Kon Tum, nối liền phường Thắng Lợi và xã Đăk Rơ Wa.

Những buổi chiều tà, sau một ngày lao động vất vả, người dân bắt đầu vội vã trở về nhà bên những xe bò chở đầy ắp khoai mì được thu hoạch trong ngày. Trước đây, khi cầu treo Kon Klor chưa được xây dựng, người dân Kon Tum mỗi khi muốn đi sang bờ kia đều phải dắt trâu bò của mình lội qua sông. Những hôm nước lên cao phải chèo chiếc thuyền vượt qua sông vô cùng vất vả và nguy hiểm.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Cầu treo Kon Klor có chiều dài 292 m, chiều rộng 4,5 m. Cầu có màu vàng cam nổi bật, tạo thành điểm nhấn trên dòng sông Đăk Bla.

Nhưng với sự xuất hiện của chiếc cầu treo Kon Klor, cuộc sống người dân Kon Tum đã thay đổi đáng kể. Người dân bắt đầu vận chuyển thực phẩm và hàng hóa giữa hai bờ dễ dàng hơn. Trẻ con hằng ngày tới trường cũng không phải đi trên những chiếc thuyền nguy hiểm mà có thể thoải mái vui đùa trên chiếc cầu lớn vắt qua dòng sông quê hương. Việc xây dựng cây cầu Kon Klor không chỉ mang giá trị văn hoá, đưa người dân bên hai bờ đến gần nhau hơn mà còn có những giá trị kinh tế lớn khi giúp cho việc giao thương trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 2 năm 1993 và hoàn thành ngày 1 tháng 5 năm 1994.

Bước qua phía bên kia cầu, bạn có thể ghé thăm làng dân tộc Bah Nar với những nét truyền thống văn hoá đặc trưng đặc biệt. Những ngôi làng được bao phủ bởi màu xanh ngút ngàn của những vườn chuối, vườn cà phê đậm chất Tây Nguyên, tạo nên một khung cảnh làng quê thanh bình và xinh đẹp đặc sắc khó quên. Khi đêm xuống, bạn hãy thử trải nghiệm sinh hoạt văn hoá với người dân nơi đây bên bếp lửa bập bùng và nhấm nháp những chén rượu cần nồng ấm.

Di tích lịch sử Ngục Kon Tum

Di tích lịch sử Ngục Kon Tum chính là 1 trong những nhân chứng cho sự gian lao, sự hy sinh anh dũng, bất khuất của người dân Kon Tum nói riêng và mảnh đất Tây Nguyên nói chung để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Mảnh đất đỏ Tây Nguyên đầy nắng và gió luôn là điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp mọi nơi trở về đây để thưởng lãm những khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, những danh lam thắng cảnh mang vẻ đẹp hoang sơ của núi đồi; cho đến những di tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong đó, khu di tích Ngục Kon Tum – nơi ghi dấu chặng đường lịch sử oanh liệt, hào hùng với sự hy sinh anh dũng của người con Tây Nguyên đứng lên bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Nhà Ngục Kon Tum còn có tên gọi khác là nhà đày Kon Tum. Bên cạnh đó nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Lao sắt, lao kẽm, lao cầu mới (lao mới) thường được gọi là lao ngoài. Còn lao cũ trong thị xã (nhà Lao ở tỉnh Kon Tum, Prison de Kon Tum) thì thường gọi là Lao trong.

Nằm ở bên bờ Bắc về phía hạ lưu của sông Đăk Bla, chỗ đoạn vắt ngang thành phố Kon Tum xinh đẹp, thơ mộng chính là tọa lạc của di tích lịch sử Ngục Kon Tum cùng với bảo tàng tổng hợp của tỉnh. Đó như là 1 điểm nhấn nổi bật để giúp du khách khi đi trên con đường thiên lý Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc và Nam, đoạn qua miền Trung uốn lượn sẽ dễ dàng nhận ra.

Trong chặng đường lịch sử Kon Tum, 2 sự kiện “Cuộc đấu tranh lưu huyết” diễn ra ngày 12/12/1931 và “Cuộc đấu tranh tuyêt thực” bắt đầu từ ngày 12 – 16/12/1931 của những tù nhân chính trị ở nhà đày Kon Tum chính là khúc trang ca bất diệt về lòng yêu nước, tinh thần quật cường của những chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Và đó chính là tấm gương phản chiếu cho những thế hệ mai sau.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Nhà Ngục Kon Tum đã được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc Gia vào năm 1988.

Nhà ngục gồm những vất chứng tàn bạo với những dấu tích là minh chứng về cuộc chiến tranh đau thương, mất mát, hy sinh nhưng rất quật cường, anh dũng của dân tộc Việt Nam trên con đường giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

Khu di tích lịch sử nhà ngục ở Kon Tum có nhiều ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Tây Nguyên. Bởi đây là một di tích lịch sự tượng trưng cho lòng yêu nước của dân tộc miền Nam. Đến thăm khu di tích nhà ngục này, du khách không chỉ có thêm kiến thức lịch sử mà qua đó hiểu rõ hơn những năm tháng khó khăn của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Từ đó, chúng ta sẽ thêm tự hào, cảm phúc trước tấm lòng quả cảm, anh hùng của các bậc anh hùng đi trước và tiếp nối để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh, văn minh hơn.

Nhà thờ chính tòa Kon Tum

Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay Nhà thờ gỗ Kon Tum) là một nhà thờ Công giáo nằm tại số 13 đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Việt Nam, được hoàn thành năm 1918.

Nhà thờ gỗ Kon Tum được làm bằng gỗ cà chít (sến đỏ) (trần và tường được xây bằng đất trộn rơm) thiết kế theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na từ những đường nét họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên. Nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Nhà thờ luôn mở cửa để du khách vào tham quan hàng ngày. Trong khuôn viên có đặt tượng Đức Cha Martial Jannin Phước – vị Giám mục đầu tiên tại Kon Tum. Đây là một vị giám mục người Pháp, ông đã có công lớn trong việc truyền đạo và thiết lập Giáo phận Tông Tòa Kon Tum.

Nhà thờ được xây dựng bởi những người thợ mộc lành nghề đến từ Bình Định và Quảng Ngãi. Vật liệu chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Trần và tường được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung Việt Nam. Trên tường rơm là những bức tranh kính màu rực rỡ về Chúa, Đức Mẹ.

Khu hoa viên của nhà thờ có bức tượng Đức Mẹ hai tay nâng bế Chúa Hài Đồng được làm từ một thân gỗ nguyên sơ, tạc theo phong cách mộc mạc của các dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra, thánh giá và các tượng trang trí bên ngoài lẫn bên trong nhà thờ như các con chiên, tượng thánh được làm bằng gốc rễ cây rừng càng làm không gian mang đậm màu sắc Tây Nguyên.

Theo tư liệu lịch sử, vào những năm giữa thế kỉ 19, có một con đường dài 120 km tên gọi là con đường “Muối, gốm sứ và cồng chiêng” từ Quảng Ngãi lên Kon Tum. Con đường này hẻo lánh, hoang vu, gập ghềnh từ ngã ba Thạch Trụ, Quảng Ngãi qua Ba Tơ, đèo Violắc là con đường buôn muối, gốm sứ và cồng chiêng hoặc các vật dụng giao thương giữa người Kinh và người dân tộc trong khu vực. Khi đó những nhà truyền giáo người Pháp cũng đã theo con đường này để bắt đầu công cuộc truyền giáo và có ý định xây dựng các nhà thờ nhỏ bằng gỗ, tre để truyền đạo. Nhà thờ đầu tiên như vậy được xây dựng vào năm 1870. Cho đến khi số lượng giáo dân đông dần, linh mục Giuse Decrouille được giao cai quản xứ đạo Kon Tum. Vào năm 1913, ông quyết định xây dựng ngôi nhà thờ lớn với vật liệu chủ yếu là gỗ cà chít. Công việc xây dựng nhà thờ gỗ Kon Tum bắt đầu từ năm 1913 và kéo dài đến năm 1918 mới hoàn tất. Dù đã trải qua bao biến thiên lịch sử, cho đến nay nhà thờ vẫn không hề bị hư hỏng mà vẫn vững chắc.

Nhà thờ Chính tòa Kon Tum do chính một vị linh mục người Pháp thiết kế và khởi xướng. Kiến trúc của nhà thờ được thiết kế hài hòa giữa kiểu kiến trúc Roman và nhà sàn gỗ của người Ba Na. Một sự kết hợp đặc sắc giữa văn hóa Tây phương và văn hóa mạng đậm bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên.

Vật liệu để xây dựng lên nhà thờ cũng rất đặc biệt, không phải bằng đá như nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), cũng không phải bằng gạch hay bê tông cốt thép như những nhà thờ khác mà hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ. Cà chít (sến đỏ) – loại gỗ đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng nhà thờ. Qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đến từ Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi… công trình đã được dựng lên, các tấm gỗ được kết dính với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng đinh. Nhà thờ là công trình kiệt tác bằng gỗ mang phong cách Basilica duy nhất còn lại trên thế giới.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Toàn bộ nhà thờ là một công trình khép kín với bố cục hài hòa bao gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày, nhà rông, cô nhi viện, cơ sở mộc, cơ sở may, dệt thổ cẩm.

Phía bên ngoài, mặt chính của nhà thờ cao 24m,chia thành bốn tầng, càng lên cao càng nhỏ dần. Tầng 2 có các khung kính tạo thành ô cửa sổ hình tròn tạo nên vẻ rực rỡ cho nhà thờ. Trên đỉnh là một cây thánh giá bằng gỗ thể hiện sự uy nghiêm nơi thánh đường.

Bước vào giáo đường bạn sẽ cảm thấy thán phục những con người đã xây dựng lên công trình kiệt tác này. Những hàng cột được gắn kết với nhau bằng các vòng cung tạo thành hình vòm, mở ra một không gian rộng, cao và thoáng. Trên những cột gỗ đen bóng được trang trí nhiều họa tiết độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao nguyên đầy nắng và gió đem đến một cảm giác hết sức gần gũi.

Bạn có thể đến khám phá ngôi nhà thờ độc đáo này bất cứ vào thời điểm nào trong năm. Nếu đến vào mùa hoa đậu nở, bạn sẽ bắt gặp sắc hồng xen lẫn trắng của những con đường hoa trải dài. Nếu đến vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt khi nơi đây hội tụ hàng ngàn giáo dân từ các nơi trong vùng về đây dự lễ, cầu nguyện. Trong những ngày lễ còn diễn ra những phiên chợ nhỏ, bày bán những sản phẩm thủ công do chính người dân từ các buôn làng làm ra. Nếu đến nhà thờ vào những ngày bình thường thì cũng đừng buồn nhé, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên, trầm mặc mang nét gì đó rất riêng, làm tâm hồn ta thư thái hơn sau những bộn bề cuộc sống ngoài kia.

Trải qua hàng thế kỷ nhưng ngôi nhà thờ vẫn đứng đó hiên ngang mặc cho mưa gió bão bùng như chính tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên.

Chùa Bác Ái

Chùa Bác Ái là một trong những ngôi chùa lâu đời của Kon Tum, dù Kon Tum có nổi tiếng với những khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái hay các di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia hoặc văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã ghi nhiều trong sử sách thì khi ghé thăm ngôi chùa vẫn sẽ mang một nét riêng đậm dấu ấn cho những ai lần đầu đến tham quan nơi này.

Chùa được xây dựng vào năm 1932, do ông Võ Chuẩn là Huấn đạo của tỉnh Kon Tum bấy giờ thiết kế và xây dựng nên, nơi đây gắn liền với một câu chuyện vào giữa thế kỳ 19. Năm 1931 là năm mà những tỉnh ở miền Trung bộ bị hạn hán liên tục, thường xuyên mất mùa, nạn đói khắp nơi vì thiếu thốn lương thực khiến người dân vô cùng khốn đốn. Chính muốn thoát khỏi cảnh khổ sở này nên những người dân từ các tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có cuộc di dân vào cuối những năm 1931 đầu năm 1932 đến với vùng đất cao nguyên là tỉnh Kon Tum ngày nay. Ai cũng hy vọng thoát khỏi cái đói khổ này nên tất cả di cư hết nhưng có đến 70% bị chết đói dọc đường đi và chỉ còn 30% đặt chân đến được vùng đất ấy.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Do còn hoang sơ, thiếu đất ở lẫn đất trồng trọt nên những người di dân bắt buộc phải khai phá rừng để có đất làm nương rẫy nhưng nào ai biết được họ gặp phải nhiều con thú dữ, những con rắn hổ mang nguy hiểm cắn chết rất nhiều người.

Chứng kiến sự ra đi đầy đau đớn ấy, ông Võ Chuẩn đã thỉnh ngài Hoằng Thông – thủ tọa chùa Bạch Sa ở Quy Nhơn cùng những chư tăng lên Kon Tum cúng chay 3 ngày để cầu siêu cho những oan hồn bị chết uổng ấy và ông cũng thỉnh xin xây dựng ngôi chùa thờ Phật và các quy y vong linh những người chết mà không thể tìm thi hài đem về xứ được với tên gọi Linh Sơn. Võ Chuẩn lên bản thiết kế cho ngôi chùa và cùng những người dân phát quang rừng rậm, lấy đất xây chùa, vách bằng những mành tre và mái được lợp ngói âm dương. Và đến năm 1990 thì được trùng tu lại bởi Thượng tọa trụ trì Thích Chánh Quang.

Chùa Bác Ái Kon Tum trước kia bao quanh phía trước là con suối nhưng nay đã bị lấp đi, phía sau là rừng rậm với nhiều cây cổ thụ lớn, không chỉ dừng ở việc xây chùa ông Võ Chuẩn còn chiêu mộ người dân khai hoang để lập khu dân cư quanh khu vực ngôi chùa, chính là làng Võ Lâm ngày nay (tên đặt bắt nguồn từ Võ là họ của Võ Chuẩn, người có công đầu trong việc lập làng, Lâm nghĩa là rừng). Phía Bắc chùa giáp đường Bà Triệu, phía Nam giáp đường Phan Chu Trinh, phía Đông giáp đường Trần Phú và phía Tây giáp đường Mạc Đĩnh Chi. Trước kia chính vua Bảo Đại đã đến dự và sắc phong biển “Sắc tứ Bác Ái tự” khi ngôi chùa được khánh thành vào đầu năm 1933, nay biển vẫn còn son đỏ và chữ vàng giữ nguyên như cũ, thấy chùa có đến gần 40 mẫu ruộng tốt màu mỡ, khi thu hoạch đều phân phát cho những người nghèo, cô khổ, bất kỳ tín đồ hay tôn giáo nào nào đều có thể xin cơm gạo nên vua đã sắc phong cái tên Bác Ái mang ý nghĩa lòng thương bao la, không phân biệt tôn giáo, người Kinh, kẻ Thượng.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Tổng thế kiến trúc Kon Tum của ngôi chùa được xây dựng theo hướng Bắc Nam, hình dáng kiểu chữ Môn, bước vào đầu tiên bạn sẽ thấy cổng Tam quan án ngự, đi thẳng là đến nhà Chánh điện ở giữa trung tâm cùng hai bên tả hữu là Đông Lang và Tây Lang.

Chánh điện của chùa tổ đình Bác Ái bao gồm 3 gian 2 chái, Cổ lầu được chia làm 3 gian là tiền đường, trung điện và thượng điện. Ở gian này thì thờ Di Đà Tam Hôn, Tam Thế Phật, Hoa Ngiêm Tam Thánh,… Tất cả các khu vực trong chùa đều được lợp ngói, xây tường gạch và quét vôi, trần thì đóng la phông, kèo, cột đều sử dụng những loại gỗ quý như trắc, tía, cà chít với bàn tay nghệ nhận khéo léo người Huế chạm trổ những dường nét kỳ công và trau chuốt. Ngoài ra còn có trụ gỗ biểu tượng 7 đầu lân của sĩ quan Nhật tự vẫn ở sân chùa vào cuối Thế chiến thứ hai và một tấm bia ghi công đứa của ngài Đại úy Pháp Quenin.

Ở bên ngoài Chánh điện chính là Hoa Viên với rất nhiều các bia, mộ, tháp, miếu thờ Sơn thần, Thần hoàng Bổn cảnh, Đoàn quán và nhà trù. Do đã được trùng tu nên chỉ còn một vài hiện vật có giá trị nghệ thuật như Tượng Quan Âm, Tượng Tam toà Thánh mẫu được làm bằng gốm men rạn, Hoành phi, câu đối, hộp Sắc phong, Bửu ấn,… được trưng bày, còn những tượng thờ đã được phủ đồng sáng nên không giữ được nét cổ kính, nguyên sơ ngày trước, ngay cả một vài điêu khắc như rồng chầu, dây cuốn đã không còn.

Nếu chọn Kon Tum là điểm đến trong chuyến hành trình khám phá của bạn, ngoài những điểm du lịch Kun Tum nổi tiếng của tỉnh thì hãy dành thời gian ghé thăm tìm hiểu, biết thêm về một danh lam mới chứa đựng nhiều thăng trầm như chùa Bác Ái để thêm yêu quý và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước nhé!

Ngã ba Đông Dương

Có nhiều đường và lựa chọn phương tiện để đến với xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, tùy theo địa điểm bạn xuất phát. Nếu từ phía Bắc, có thể đáp máy bay đến Buôn Mê Thuột (Đak Lak) và tiếp tục tìm xe khách để đến Ngọc Hồi. Hoặc xe khách chạy từ TP HCM, hay các tỉnh ở dọc quốc lộ 1A như Quảng Bình, Quảng Ngãi… đến Kon Tum cũng rất nhiều, hãy tính cung đường hợp lý nhất tùy nơi bạn đứng.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Nếu có thời gian, bạn có thể chọn hành trình khám phá cả vùng đất Tây Nguyên, đó là chạy xe máy từ Nha Trang, qua con đèo Phượng Hoàng là bắt đầu địa phận Đak Lak và từ đó rong ruổi qua những vùng đất đỏ nắng gió với những trải nghiệm khó quên.

Xã biên giới Bờ Y thanh bình và yên ả. Sau khi tham quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y, bạn hãy hỏi đường đến cột mốc ranh giới ba nước – “ngã ba” tam biên chính xác nhất. Sau khi xuất trình giấy tờ xin phép biên phòng, bạn sẽ theo con đường hơn 10 km vòng vèo quanh mấy ngọn đồi. Có đoạn đường trải xi măng khá đẹp, rồi lại quanh co đường đất đỏ lên xuống dốc, ngoằn nghèo và thú vị dưới cái nắng Tây Nguyên chang chang, hai bên lau trắng vươn mình phất phơ trong gió.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Quốc lộ 14 rộng và đẹp, chạy xe bon bon giữa hai bên là những rặng thông vươn mình đón nắng. Thỉnh thoảng dừng lại ở một chợ ven đường, đừng quên gọi ly cà phê và lắng nghe câu chuyện của những người dân nơi đây để cảm nhận “chất Tây Nguyên” trong từng hơi thở.

Theo chỉ dẫn, hãy leo những bậc thang để chạm đến hình tượng thiêng liêng của vùng biên giới đất nước. Cột mốc làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086 m so với mực nước biển, là một trong hai cột mốc biên giới ghi danh ba quốc gia của nước ta. Có hình trụ tam giác, mỗi mặt quay về hướng quốc gia đó có tên nước và quốc huy trang trọng.

Bất kỳ ai chạm đến nơi tam biên sẽ thấy rõ cảm giác chinh phục được nơi này sau một hành trình dài và phóng tầm mắt ngắm nhìn vùng biên trù phú thực sự đáng nhớ.

Tòa Giám Mục Kon Tum

Tòa Giám mục là một công trình kiến trúc Phương Tây kết hợp với lối kiến trúc Kon Tum dân tộc bản địa truyền thống, được thành lập vào năm 1935. Người có công lớn trong việc thành lập Tòa Giám Mục là vị Giám mục tiên khởi của Giáo phận Kontum, Đức Cha Martial Jannin Phước.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Trước 1975, nơi đây gồm cả Chủng Viện Thừa Sai Kontum, nơi đào tạo hàng giáo sĩ cho giáo phận.

Bên trong Tòa Giám Mục còn có một phòng truyền thống trưng bày các hiện vật của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mang nội dung khái quát quá trình hình thành và phát triển Chúa từ năm 1848 đến nay.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Tòa Giám mục là một thế giới tĩnh lặng, lưu trữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của vùng đất Kon Tum, điểm du lịch không thể bỏ qua của nhiều khách du lịch Kontum.

Tòa Giám mục Kon Tum có tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum. Tòa Giám mục là một công trình kiến trúc đẹp tại Kon Tum kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống, được thành lập vào năm 1935. Người có công lớn trong việc thành lập Tòa Giám Mục là vị Giám mục tiên khởi của Giáo phận Kontum, Đức Cha Martial Jannin Phước.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Trừ hàng trụ dưới sàn nhà làm bằng xi măng cốt thép, còn lại toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng các loại gỗ quý, có độ bền cao với thời gian.

Nằm khuất sau hai rặng sứ luôn rợp bóng mát, Tòa Giám mục Kon Tum mang dáng vẻ yên bình như chính nhịp sống của người Tây Nguyên. Qua cánh cổng nhỏ, du khách có thể chậm rãi rảo bước và cảm nhận mùi thơm dìu dịu của những bông hoa sứ.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Bên trong nhà thờ của Tòa Giám Mục.

Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Một trong những điểm nhấn tại Tòa Giám mục Kon Tum đó là căn nhà truyền thống, có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Tượng Đức Mẹ người dân tộc Ê đê.

Bên trong Tòa Giám Mục Kon Tum còn có một phòng truyền thống trưng bày các hiện vật của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mang nội dung khái quát quá trình hình thành và phát triển Chúa từ năm 1848 đến nay. Trước 1975, nơi đây gồm cả Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum, nơi đào tạo hàng giáo sĩ cho giáo phận.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Vị Giám Mục đầu tiên của giáo phận Kon Tum.

Tòa Giám mục là một thế giới tĩnh lặng, lưu trữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của vùng đất Kon Tum, điểm du lịch không thể bỏ qua của nhiều khách du lịch đến Kon Tum.

Chùa Khánh Lâm

Được khởi công vào ngày 07/03/2012 (tức ngày Rằm tháng Hai năm Nhâm Thìn), sau hơn 5 năm xây dựng, đến thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thiện, nhưng chùa Khánh Lâm đã trở thành điểm lựa chọn đầu tiên của nhiều du khách trong hành trình đến Măng Đen…

Đại đức Thích Nhuận Bảo- trụ trì chùa Khánh Lâm, cũng là người đã phát khởi tâm nguyện việc dựng lập chùa này cho chúng tôi biết, tên chùa Khánh Lâm là ghép từ tên chùa Tổ đình Trung Khánh, nơi thầy xuất thân và tên chùa Phước Lâm (thành phố Kon Tum), nơi thầy trụ trì nhiều năm qua.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Chùa Khánh Lâm được xây dựng trong diện tích quy hoạch được giao 10 ha, trên một ngọn đồi nguyên sinh, cao trên 1.200m so với mực nước biển.

Sau hơn 5 năm xây dựng, làm theo kiểu cuốn chiếu, đến nay, phần lớn các hạng mục chính đã cơ bản hoàn thành. Từ chân đồi, theo lối cổng tam quan phía trước, bước qua hơn 200 bậc đá, trong tiếng gió vi vu giữa đại ngàn mênh mông, ngước nhìn lên cao, ngôi chùa bề thế, tôn nghiêm ẩn hiện dưới những tán cây rừng xum xuê, một vẻ đẹp yên bình, thanh khiết làm say đắm lòng người. Nổi bật giữa không gian xanh là gian Chánh điện được cấu trúc ba tầng mái, hút ánh nhìn của du khách bởi sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc đình chùa cổ truyền với kiến trúc nhà Rông, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Đặt dọc hai bên sân tiền Chánh điện, trước hai dãy nhà Tây Lan và Đông Lan là tượng 18 vị La Hán, với đủ sắc thái khác nhau, trang nghiêm và uy nghi. Phía trước Chánh điện, cùng với Lầu chuông, Lầu trống là tượng Quan thế âm Bồ tát cao 17m và hồ sen đối xứng, tạo nên một cảnh quan hài hòa, hấp dẫn…

Đại đức Thích Nhuận Bảo cho biết thêm, chùa Khánh Lâm được xây dựng, trước hết nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, từ tâm đức và sự chung tay, góp sức của các doanh nghiệp, phật tử, đạo hữu bốn phương. Hiện vẫn còn một số hạng mục đang trong quá trình xây dựng như nhà Tổ, nhà Tăng, Thư phòng…Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng ngày nào cũng có du khách đến vãn cảnh chùa và thành tâm lễ Phật, vào ngày lễ, ngày nghỉ thì lượng du khách về chùa càng đông. Điều đặc biệt có ý nghĩa là sau ngày động thổ xây dựng chùa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kon Tum đã phối hợp cùng chính quyền huyện Kon Plông quyết định lấy ngày 14/02 (Âm lịch) hàng năm làm lễ hội văn hóa “Uống nước nhớ nguồn”. Đại lễ Uống nước nhớ nguồn, theo tôn chỉ của Phật giáo là lấy hiếu đạo làm đầu và lòng tri ân, báo ân sâu sắc đối với những người đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ khi phát công xây dựng đến nay, nhà chùa đã 6 lần tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm anh hùng, liệt sỹ, đồng bào tử nạn và cầu cho quốc thái, dân an.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Những dịp này, nhà chùa cùng lúc đón hàng ngàn du khách. Mới đây nhất, tại Đại lễ uống nước nhớ nguồn lần thứ 6 và trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa cho đại đức Thích Nhuận Bảo, nhà chùa đã đón gần 10 ngàn du khách, phật tử các nơi về dự lễ…

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa tâm linh đang ngày càng phát triển, đây là loại hình du lịch đặc biệt có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Vì thế, cách xa khu dân cư, có địa thế tuyệt đẹp, hòa quyện cùng thiên nhiên, đường vào chùa uốn lượn giữa chập trùng đồi núi, suối, hồ… đã tạo thành điểm nhấn quan trọng trong tổng thể Khu du lịch sinh thái Măng Đen.

Măng Đen, nơi có rừng nguyên sinh cùng nhiều hồ, thác nước, khí hậu mát mẻ quanh năm. Đến với Măng Đen, du khách sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên cùng thác Pa Sỹ, một tuyệt tác giữa thiên nhiên hùng vĩ; chiêm ngưỡng khu vườn tượng, với hàng trăm tác phẩm bằng gỗ độc đáo, đặc trưng của nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian trong văn hóa của đồng bào các dân tộc Kon Tum; được thả hồn vào cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình của khu du lịch sinh thái Hoàng Vũ, với tâm điểm là lòng hồ Toong Đam, 1 trong 7 hồ lớn có tên trong truyền thuyết “bảy hồ ba thác” của người Mơ Nâm; được giải thoát khỏi những lo âu, phiền muộn, những vất vả, lo toan của cuộc sống thường ngày để tận hưởng không khí trong lành, những giây phút an lạc trong tâm hồn…khi đến với chùa Khánh Lâm – nơi thiền định giữa rừng thiêng.

Đức Mẹ Măng Đen

Tượng Đức Mẹ Fatima tại Măng Đen (còn được là Tượng Đức Mẹ Măng Đen hay Đức Mẹ cụt tay) là một di tích, điểm hành hương Công giáo của Giáo phận Kon Tum, tọa lạc tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, cạnh Quốc lộ 24, cách thành phố Kon Tum 53 km về phía Đông Bắc.

Theo tài liệu của Tòa Giám mục Kon Tum, và tường trình của linh mục Giuse Nguyễn Minh Kông (còn được viết là “Công”) thì đây là bức tượng được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng. Bức tượng này được linh mục Kông mang lên tiền đồn Măng Đen bằng trực thăng (ngày nay vẫn còn dấu tích một sân bay dã chiến rất rõ, cách vị trí tượng khoảng 2 km). Tượng được dựng trên một trụ đài đơn sơ như hiện nay vào giữa năm 1971. Năm 1974, do hỏa lực chiến tranh Việt Nam, tiền đồn Măng Đen bị triệt bỏ, bức tượng cũng bị hư hỏng ít nhiều và bị bỏ phế sâu trong rừng rậm.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Tượng được đặt trên một bệ tượng làm bằng xi măng kết với các đá cuội tự nhiên.

Sau chiến tranh, bức tượng bị bỏ phế trong một thời gian dài vì không có tuyến giao thông và không có cư dân sinh sống gần đó. Đầu thập niên 1980, do ảnh hưởng từ chính sách Xây dựng các vùng kinh tế mới của chính phủ Việt Nam, một số người dân sinh sống tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện ra bức tượng này, nhưng không có sự quan tâm đặc biệt nào.

Theo ghi nhận của linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, ghi chép cuộc trao đổi với bà Đào Thị Hương, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu, mất tay, nhưng không rõ nguyên nhân.

Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành từ việc chia tách huyện Kon Plông cũ thành huyện Kon Plông mới và huyện Kon Rẫy. Huyện lỵ Kon Plông mới được đặt tại Măng Đen. Tuyến Quốc lộ 24 cũng được dự định mở rộng kéo dài để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện và nối đến tận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2004, khi bắt đầu thi công tuyến đường này, những người làm đường khi thấy bản thiết kế vô tình đi qua vị trí tượng này đã điều chỉnh tuyến đường để tránh xâm hại đến bức tượng. Trong số những người làm đường có một tín đồ Công giáo tên Hoàng đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay. Phần đầu được phục chế với gương mặt không còn giống các phiên bản tượng Đức Mẹ Fatima thông thường nữa, nhưng mang dáng dấp phụ nữ Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, không rõ vì sao đôi tay không thể phục chế được. Đôi tay sau khi phục chế đã bị rơi xuống dưới chân tượng. Vì vậy tượng vẫn mang hình dáng cụt tay cho đến ngày nay. Theo linh mục Phi Khanh Vương Hoàng Khởi, dẫn tư liệu do Tòa Giám mục Kon Tum cung cấp, thì Linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn đã “tìm được một phần bàn tay và một phần đốt tay trỏ của tượng Mẹ” ngày 28 tháng 12 năm 2006, hiện đang được cất giữ tại Tòa Giám mục Kon Tum. Có lẽ đây chính là phần còn lại của đôi tay được phục chế.

Phần thân tượng mang điểm hình dáng dấp của tượng Đức Mẹ Fatima, nhưng phần đầu được phục chế lại mang khá nhiều hình dáng phụ nữ vùng Tây Nguyên Việt Nam. Phần tay tuy được phục chế nhiều lần, nhưng về sau được giữ nguyên hình dáng tay cụt. Nhiều giáo dân cho rằng với hình dáng cụt tay như trên, làm liên tưởng đến hình tượng Đức Mẹ phù hộ cho con người bất hạnh mắc các bệnh như; phong cùi, HIV/AIDS…Giữa khung cảnh rừng núi mênh mông, thâm u, xung quanh là rất nhiều hoa và những dãy ghế đá, với những tấm biển “Tạ ơn Đức Mẹ” được những người giáo dân mang đến, bức tượng hiện lên với đầy vẻ linh thiêng, huyền bí…

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Tượng Đức Mẹ Măng Đen được làm bằng bê tông cốt thép, cao khoảng 1 mét.

Từ năm 2007, nhiều giáo dân đã lên cầu nguyện tại đây, hình thành một điểm hành hương tôn giáo tại Măng Đen. Hàng trăm chiếc ghế đá và dưới bệ tượng xếp hàng trăm chiếc bảng đá nhỏ khắc chữ tạ ơn của các tín đồ cầu mong sự linh ứng. Ngày nghỉ có cả những đoàn người hành hương từ nơi xa đến chiêm ngưỡng, lễ bái, có người là tín đồ Thiên chúa giáo nhưng cũng nhiều người đến chỉ cốt cầu xin tài lộc, con cái v.v…

Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng. Quy hoạch tổng thể của thị trấn Măng Đen được điều chỉnh lại khi nắn lại tuyến đường quốc lộ và quy hoạch xây dựng thị trấn. Một khu du lịch sinh thái được mệnh danh Đà Lạt thứ hai được xây dựng cách tượng Măng Đen 2 km, cạnh sân bay Măng Đen cũ. Đồng thời, một trung tâm hành hương và du lịch tôn giáo cũng được quy hoạch xây dựng tại khu vực đặt tượng, với diện tích rộng trên 20 ha.

Ngày 10 tháng 9 năm 2011, Sứ thần Tòa Thánh, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam là Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã đến viếng và chủ trì thánh lễ kính Đức Mẹ. Cuối tháng 11, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum cũng gửi văn bản cho Tòa Giám mục Kon Tum về việc chính thức chấp nhận việc tổ chức hành hương tôn giáo tại Măng Đen. Tòa Giám mục Kon Tum cũng ra thông báo thành lập Giáo xứ Kon Xơm Luh, phụ trách việc quản lý linh địa Măng Đen. Ngày 12 tháng 12 năm 2011, một buổi lễ trọng thể được tổ chức tại đây, do chính Giám mục giáo phận chủ trì để mừng sự kiện này.

Mãi đến cuối tháng 8 năm 2006, một tín đồ Công giáo tên Lâm khi đi qua đây, vô tình được nghe kể lại nên đã tìm đến xác nhận bức tượng và thông báo sự hiện hữu của bức tượng cho Tòa Giám mục Kon Tum. Ngày 28 tháng 12 năm 2006, một phái đoàn tôn giáo do Giám mục Kon Tum Micae Hoàng Đức Oanh dẫn đầu đã lên viếng bức tượng. Một năm sau, ngày 9 tháng 12 năm 2007, Giám mục Hoàng Đức Oanh cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân đã tổ chức dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Từ đó, nơi đây trở thành một nơi hành hương của các giáo dân vùng Tây Nguyên và ngày 9 tháng 12 hàng năm trở thành ngày Ngày Hành hương Đức Mẹ Măng Đen của Giáo phận Kon Tum.

Kontum Indochine Café

Kontum Indochine Cafe được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa như một phần của tổ hợp khách sạn dọc theo sông Dakbla tại thành phố Kon Tum, Việt Nam. Tiếp giáp với Dakbla Bridge, một cửa ngõ vào thành phố Kon Tum, nhà ăn phục vụ như là một địa điểm ăn sáng, bữa tối và trà cho khách sạn. Nó cũng có chức năng như một phòng tiệc bán ngoài trời cho các nghi lễ đám cưới.

Tham khảo các hình dạng của các giỏ cá Việt Nam tiêu biểu, các cấu trúc tre đầu nặng hình thành một mạng lưới giữa các bảng của phòng ăn ngoài trời, có chức năng như các nhà hàng và phòng tiệc cho Kontum Indochine Hotel.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà hàng mà không có bất kỳ bức tường, cho phép xem không bị gián đoạn trên hồ cạn nước xung quanh, và xa hơn về phía sông lân cận và vùng núi xa xa.

Mái nhà của tòa nhà chính được hỗ trợ bởi một cấu trúc tre tinh khiết bao gồm 15 đơn vị nghịch đảo hình nón. Dưới hình thức các cột này được lấy cảm hứng từ một rổ cổ truyền Việt Nam đánh bắt cá mà dần dần thu hẹp lại từ đầu đối với các cơ sở. Cấu trúc mở này tối đa hóa lưu lượng gió vào trong tòa nhà trong mùa hè, trong khi chống lại những cơn bão khắc nghiệt trong mùa gió.Từ các quán cà phê, khách sạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh tuyệt vời của vùng núi và sông Dakbla đóng khung bởi các vòm tre. Các cột tre tạo ra một lớp lót bên trong, tạo cảm giác khi ở trong một khu rừng tre và hiển thị liên tục đến vùng núi như nhìn thấy từ các quán cà phê.

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)
Những thách thức của dự án là phải tôn trọng bản chất của tre như một vật liệu và tạo ra một không gian đặc biệt duy nhất cho tre.

Các đặc tính vật chất của tre là khác với gỗ hoặc thép. Nếu các chi tiết và biện pháp thi công bằng gỗ hoặc bằng thép được áp dụng cho kết cấu tre, lợi thế của tre có thể bị suy giảm. Ví dụ, sử dụng khớp nối thép giết chi phí lợi ích của cấu trúc tre. Thép pin doanh tạo ra quá nhiều tải địa phương đó là không thích hợp cho cây tre, mà có xu hướng bị mất ổn định.

Trong bối cảnh này, chúng tôi sử dụng phương pháp điều trị truyền thống (ngâm mình trong bùn và hút ra) để điều trị tre, và chúng tôi sử dụng chi tiết phần công nghệ thấp (móng tay ratten-buộc và tre), phù hợp cho các cấu trúc tre. Các cột tại Kontum Thành phố được làm sẵn trước khi cương cứng của họ để đạt được chất lượng và độ chính xác thích hợp.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

Ngục Kon Tum (lao trong có kiến trúc như thế nào)