Ngành Kỹ thuật phần mềm đại học Sài Gòn

Chương trình

Ngành

Kỹ thuật Điện - Điện tử

Thời lượng

4.5 năm

Thời gian đào tạo: 4,5 năm.

Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ.

Đối tượng tuyển sinh:

  • Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
  • Có đủ sức khỏe để học tập theo hiện hành.
  • Không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử có mục tiêu đào tạo các kỹ sư điện, điện tử có trình độ chuyên môn cao, hướng tới chuẩn quốc tế, có kỹ năng thực hành giỏi, có nhân cách sống và đạo đức nghề nghiệp tốt để nâng cao khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, tự hoàn thiện và phát triển tư duy, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và gia đình, đồng thời đóng góp thật nhiều cho xã hội.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Kiến thức:

  • Nắm vững các kiến thức về toán chuyên ngành, tin học ứng dụng để xây dựng các giải thuật vào việc thiết kế, nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực điện, điện tử.
  • Nắm vững các kiến thức cơ sở về lý thuyết mạch, kỹ thuật tính toán, kỹ thuật lập trình, kỹ thuật điện, điện tử, để thực hiện tốt nhiệm vụ của người kỹ sư công nghệ kĩ thuật điện, điện tử.
  • Hiểu, nắm vững về linh kiện, thiết bị, nguyên tắc an toàn và vận hành thiết bị, hệ thống điện, điện tử trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Chuẩn đoán, sửa chữa các hư hỏng trong hệ thống điện – điện tử.
  • Có kiến thức về một hệ thống điện − điện tử hiện đại từ các lõi xử lý trung tâm, vi xử lý, vi điều khiển, hệ thống nhúng đến các giao tiếp ghép nối ngoại vi, giao tiếp với hạ tầng truyền thông và các hệ điều hành, hệ điều hành thời gian thực, mã nguồn mở...

Kỹ năng:

  • Sử dụng thành thạo các thuật toán, công cụ về tích hợp hệ thống nhúng, thiết kế số, ngôn ngữ mô tả phần cứng; thiết kế vi mạch; các công cụ thiết kế mạch in điện tử và các phần mềm thiết kế, mô phỏng trong lĩnh vực điện – điện tử như: OrCad, Proteus, Autocad...
  • Khả năng phân tích và thiết kế một phần hoặc toàn bộ một hệ thống điện - điện tử. Sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu thực tế xã hội và môi trường.
  • Có kỹ năng thực hành, lập kế hoạch phát triển, phân tích, thiết kế và thực hiện các đề án trong thực tế của ngành điện − điện tử.
  • Có khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề, viết báo cáo, tổ chức quá trình thực hiện các đề án.
  • Có khả năng chịu áp lực cao trong công việc, có kỹ năng làm việc nhóm, có tinh thần đồng đội.
  • Có các kỹ năng nghề nghiệp khác để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và xã hội.

Cơ hội nghề nghiệp

Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất hiện trong thực tiễn nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện, điện tử kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng trong lĩnh vực chuyên ngành điện, điện tử, điều khiển tự động.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc ở các công ty điện, điện tử; công ty, các sở điện lực; công ty truyền tải điện; nhà máy điện và bộ phận cung cấp nguồn điện trong các đài phát thanh, đài truyền hình; các công ty viễn thông và các công ty thiết kế, sản xuất, kinh doanh về linh kiện, thiết bị điện, điện tử, viễn thông; hệ thống metro….

Mã ngành Điểm chuẩn Tổ hợp môn Ghi chú
7480103 24.94 A00, A01

Mã ngành 7480103 Điểm chuẩn 24.94 Tổ hợp môn A00, A01

  • Khoa công nghệ thông tin được thành lập từ năm 2007 (trước đó là Bộ môn Tin học), đội ngũ giảng viên của khoa bao gồm:
    • 26 cán bộ giảng viên: Trong đó có 2 PGS, 6 tiến sĩ, 7 nghiên cứu sinh và 7 thạc sỹ và 4 chuyên viên có trình độ từ đại học trở lên.
    • Trường còn có đội ngũ 16 giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên ở các chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đang công tác tại các phòng ban: Trong số các giảng viên cơ hữu của trường có 13 giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ/tiến sĩ/ hoặc đang làm NCS ở các nước Mỹ, Anh, Úc, Nhật, Nga, Ý,..
  • Khoa công nghệ thông tin được Nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo ở hai bậc học:
    • Trình độ đại học: với hai ngành học là Công nghệ thông tin (tuyển sinh từ năm học 2007-2008) và Kỹ thuật phần mềm (tuyển sinh từ năm học 2018-2019).
    • Trình độ thạc sĩ: với một chuyên ngành Khoa học máy tính (tuyển sinh từ năm học 2016-2017). Năm học 2018-2019, Khoa Công nghệ thông tin có 500 chỉ tiêu; quy mô đào tạo hệ chính quy toàn Khoa hiện tại là 1106 sinh viên.
  • Khoa Công nghệ thông tin được tổ chức thành bốn bộ môn:

Đến năm 2025, Khoa Công nghệ thông tin trở thành đơn vị nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin đạt chuẩn chất lượng cao; đến năm 2035 là đơn vị đào tạo ngành Công nghệ thông tin tiên tiến, có uy tín trên địa bàn TP.HCM và ngang tầm với các đơn vị đào tạo hàng đầu trong và ngoài nước. 

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

”Learning by Doing”

  • Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Lập trình viên, kiểm thử viên, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng, nhân viên tin học, quản trị website ở các công ty đơn vị như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty truyền thông, bưu điện, trường học…

Tư vấn viên, cung cấp giải pháp thiết kế bảo mật, xây dựng bảo mật, dịch vụ an toàn dữ liệu ở các công ty tư vấn giải pháp kỹ thuật cao trong CNTT.

Tham gia vào các công đoạn của việc phát triển phần mềm ở các công ty phần mềm.

Giảng viên bộ môn Kỹ thuật phần mềm, khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Sài Gòn Họ và tên Phùng Thái Thiên Trang Địa chỉ nơi làm việc …

Bộ môn Kỹ thuật Phần mềm đảm bảo chuyên môn cho sinh viên đủ kiến thức làm việc cho các doanh nghiệp phát triển các ứng dụng CNTT trong nước và quốc tế. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ứng tuyển được vào các công việc sau:

Ngoài ra, sinh viên sẽ được làm quen với các công cụ làm việc nhóm trong dự án như GIT, Redmine, Jira, Bitbucket theo quy trình SCRUM, Kanban, Waterfall.

Đội ngũ cán bộ của bộ môn Kỹ thuật phần mềm bao gồm:

  • Tiến sĩ: 02
  • Thạc sĩ-nghiên cứu sinh: 03
  • Thạc sĩ : 02

Danh sách các học phần do bộ môn Kỹ thuật phần mềm quản lý:

TT Tên học phần Chương trình đào tạo
1 Các công nghệ lập trình hiện đại CNTT chuẩn
2 Phát triển phần mềm mã nguồn mở CNTT chuẩn
3 Công nghệ Java cho ứng dụng phân tán Kỹ thuật phần mềm
4 Công nghệ phần mềm CNTT chuẩn
5 Công nghệ phần mềm nâng cao Kỹ thuật phần mềm
6 Kiểm thử phần mềm CNTT chuẩn
7 Kiến trúc phần mềm Kỹ thuật phần mềm
8 Lập trình game Kỹ thuật phần mềm
9 Lập trình hướng đối tượng CNTT chuẩn
10 Lập trình Java CNTT chuẩn
11 Phân tích yêu cầu phần mềm Kỹ thuật phần mềm
12 Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động nâng cao Kỹ thuật phần mềm
13 Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động CNTT chuẩn
14 Phát triển ứng dụng web 1 CNTT chuẩn
15 Phát triển ứng dụng web 2 CNTT chuẩn
16 Quản lý dự án phần mềm CTĐT CNTT CLC
17 Seminar Công nghệ phần mềm Kỹ thuật phần mềm
18 Thiết kế giao diện CNTT chuẩn
19 Thiết kế mẫu hướng đối tượng Kỹ thuật phần mềm
20 Xây dựng phần mềm theo mô hình phân lớp CNTT chuẩn