Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

Trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở VN, nghề luật đang là nghề không thể thiếu của xã hội hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về chuyên ngành luật là một nhu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đời sống xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng ấy, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo cử nhân Luật và đã chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành luật, được Nhà trường phân công nhiệm vụ đào tạo cử nhân Luật theo Quyết định số: 2491/QĐ-BGDĐT ngày 5/7/2018.

Là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành Luật có chất lượng cao của khu vực miền Bắc, ngành Luật Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có sự tham gia giảng dạy của đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật, với 100% giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Trong đó có tới 85% giảng viên có học vị tiến sĩ và đang học nghiên cứu sinh ngành luật. Nhà trường đã xây dựng các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, các văn phòng Luật sư, văn phòng Công chứng,…để tạo điều kiện cho người học có thể thực hành nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm ngay trong quá trình học.

Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

Sinh viên theo học ngành Luật tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu như: Luật Hình sự; Luật Dân sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật Thương mại, Luật hành chính … Đặc biệt chương trình ngành luật với chuyên sâu về luật Tài nguyên môi trường, chú trọng tới Luật Đất đai; Luật Môi trường; Luật Pháp và chính sách biển; Pháp luật, chính sách tài nguyên nước; Giao dịch dân sự về nhà ở; Kỹ thuật đàm phán, soạn thảo hợp đồng; Pháp luật đền bù và giải phóng mặt bằng; Pháp luật về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Kỹ năng tư vấn pháp lí về pháp luật tài nguyên và môi trường...

Đồng thời với việc được tích lũy kiến thức chuyên ngành, sinh viên học ngành Luật được trang bị các kỹ năng: soạn thảo, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh, thương mại, lao động và các thỏa thuận khác; có thể xây dựng, đọc, hiểu và thực hiện các văn bản pháp luật và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm; khả năng nhận xét, phân tích các quy định của pháp luật, có khả năng áp dụng các quy định của pháp luật trong giải quyết, xử lý những vấn đề, tình huống có liên quan. Có khả năng tự học, tự nghiên cứu; có khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, có kỹ năng thuyết trình, tuyên truyền giáo dục pháp luật…

Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Luật sinh viên sẽ có cơ hội được làm việc trong các cơ quan, tổ chức sau: Cơ quan Tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án...; Các cơ quan bổ trợ Tư pháp: Văn phòng Công chứng, Văn phòng Luật sư, Trung tâm Đấu giá, Trung tâm Thừa phát lại...; Cơ quan hành chính Nhà nước: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Các đơn vị sự nghiệp; Các Viện nghiên cứu; Ban Pháp chế ở các cơ quan, tổ chức khác; Nghiên cứu chuyên sâu về khoa học pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Đặc biệt, cử nhân luật chuyên sâu về luật tài nguyên môi trường còn có khả năng làm việc tốt trong lĩnh vực pháp chế tại các cơ quan thuộc ngành Tài nguyên môi trường.

Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp đại học, người học có thể tiếp tục học tập nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Luật học hoặc học các chương trình nghiệp vụ để có thể được bổ nhiệm các chức danh như Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại. Đây là những vị trí việc làm đang cần một nguồn nhân lực khá lớn.

Vì vậy, lựa chọn ngành Luật ở trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để học tập và nghiên cứu là sự lựa chọn đúng đắn của thanh niên Việt Nam hiện nay.

Theo dõi thêm tại kênh youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtEN7MyDazmSsmoWE1IenEw

Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, việc khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề về đất đai và môi trường. Để bảo đảo cho nguồn tài nguyên được khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững thì nhu cầu nhân lực ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường rất lớn, do đó, cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành này vô cùng rộng mở.

Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

Quản lý khai thác tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới (Ảnh: Internet)

 Chương trình đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường là ngành học cung cấp những kiến thức cơ bản để quản lý các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trường như: quản lý đất đai, quản lý tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, khí hậu và môi trường.

Sinh viên theo học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường được trang bị kiến thức nền tảng, áp dụng tri thức toán, khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; phân tích ảnh hưởng của chính sách, pháp luật trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường; đánh giá công tác quản lý tài nguyên, môi trường để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.

Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

Sinh viên thực hành môn học Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Bên cạnh kỹ năng mềm (kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…), sinh viên còn được trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và môi trường; kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin phục vụ việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; thực hiện thành thạo các nghiệp vụ hành chính, pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

 Thảo luận nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học

Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia với 64 năm xây dựng và phát triển. Học viện không ngừng quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, đam mê giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hàng năm, giảng viên của Học viện đã đấu thầu và thực hiện thành công hàng trăm đề tài khoa học, công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí trong nước và thế giới.

Học viện chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên nói chung và ngành Quản lý tài nguyên Môi trường nói riêng như: phòng học thông minh, phòng thực hành, thực tập tiên tiến (phòng thực hành tin học, viễn thám, đo đạc bản đồ, phòng in bản đồ… phòng thí nghiệm về môi trường đất và nước, hệ thống nhà lưới, khu thí nghiệm đồng ruộng)

Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

Một tiết học của sinh viên VNUA

 Học viện đã ký kết hợp tác với nhiều trường đại học trên thế giới, mở ra hàng ngàn cơ hội giao lưu sinh viên quốc tế mỗi năm. Trong đó, Học viện giao Khoa Quản lý Đất đai hợp tác với Đại học NUI-Galway (Ireland) trong dự án VIBE do quỹ Ireland tài trợ. Trong dự án này có chương trình trao đổi sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học NUI-Gailway ở bậc đại học và cao học. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường có thể tiếp tục theo học chương trình thạc sỹ, tiến sỹ tại Đại học NUI-Galway về các lĩnh vực như: Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Biến đổi khí hậu và Sử dụng đất, Quy hoạch môi trường…

Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

Nhóm dự án VIBE của HVN và lãnh đạo Đại sứ quán Ailen trong buổi ký kết hợp tác

 Cơ hội việc làm cho ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như:

– Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương như: Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ/Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng, ban liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

– Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

– Nhân viên trong các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường, trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch rừng, quy hoạch môi trường…

– Cán bộ nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các đề tài vào thực tiễn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, trường đại học.

– Tự làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Nên học ngành gì ở Đại học Tài nguyên và môi trường

Ông Lưu Trọng Quang – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, cựu sinh viên khóa 26 phát biểu chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Quản lý Đất đai

 Nếu bạn yêu thích ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam với các thông tin, mã trường: HVN, mã nhóm ngành: HVN19.

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939,

Website: https://www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn

Khoa Quản lý Đất đai + TTQHCC&HTSV