Năng lượng tử hô hấp tế bào được tích lũy trong hợp chất hóa học được viết tắt là gì

Các hormone dị hóa bao gồm:

• Adrenaline: Còn được gọi là epinephrine, adrenaline được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Đây là yếu tố chính của chiến đấu-hay-bỏ chạy (fight-or-flight reaction) giúp tăng nhịp tim, mở các tiểu phế quản trong phổi để hấp thụ oxy tốt hơn và làm cơ thể có nhiều glucose để cung cấp năng lượng nhanh.

• Cortisol: Hormone này cũng được sản xuất ở tuyến thượng thận, cortisol được gọi là “hormone căng thẳng”. Cortisol được giải phóng khi bạn lo lắng, hồi hộp hoặc cảm thấy khó chịu kéo dài. Hormone này có thể làm tăng huyết áp, lượng đường trong máu và ức chế các quá trình miễn dịch của cơ thể.

• Glucagon: Được sản xuất bởi các tế bào alpha trong tuyến tụy, glucagon kích thích sự phân hủy glycogen thành glucose. Glycogen được lưu trữ trong gan và khi cơ thể cần nhiều năng lượng hơn (tập thể dục, chiến đấu, mức độ căng thẳng cao), glucagon kích thích gan dị hóa glycogen, đi vào máu dưới dạng glucose.

• Cytokine: Hormone này là một loại protein nhỏ điều chỉnh sự giao tiếp và tương tác giữa các tế bào. Cytokine liên tục được sản xuất và phân hủy trong cơ thể, nơi axit amin của chúng được tái sử dụng cho các quá trình khác. Hai ví dụ về cytokine là interleukin và lymphokine, thường được giải phóng trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể trước sự xâm lấn (vi khuẩn, virus, nấm, khối u) hoặc chấn thương.

Bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến hormone của cơ thể, chẳng hạn như các tình trạng về tuyến giáp, cũng có thể tác động đến các quá trình này và sự trao đổi chất tổng thể.

Ví dụ, một nghiên cứu nhỏ kiểm tra sự cân bằng hormone đồng hóa – dị hóa ở người tập thể hình khi chuẩn bị một cuộc thi, được chia thành 2 nhóm: Nhóm tập luyện và ăn uống như bình thường và nhóm bị hạn chế năng lượng để giảm mỡ cơ thể. Nhóm bị hạn chế năng lượng đã cho thấy lượng mỡ trong cơ thể và khối lượng cơ bắp giảm đáng kể so với nhóm bình thường. Nồng độ insulin, hormone tăng trưởng, mức testosterone cũng đều giảm.

Đồng hóa và dị hóa ảnh hưởng cân nặng

Năng lượng tử hô hấp tế bào được tích lũy trong hợp chất hóa học được viết tắt là gì

Vì quá trình đồng hóa và dị hóa là một phần trong quá trình trao đổi chất, do đó các quá trình này đều ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bạn.

  • Trạng thái đồng hóa: Cơ thể sẽ xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp. Điều này giúp duy trì hoặc tăng cân.
  • Trạng thái dị hóa: Cơ thể sẽ phá vỡ hoặc giảm khối lượng tổng thể, cả mỡ và cơ bắp.

Bạn có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách hiểu rõ quá trình trao đổi chất tổng thể, các quá trình đồng hóa và dị hóa. Cả hai quá trình này đều có thể giúp giảm mỡ theo thời gian. Nếu bạn tập luyện nhiều, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình đồng hóa, bạn sẽ có xu hướng giảm mỡ và duy trì hoặc thậm chí tăng cơ. Cơ bắp nặng dày hơn mỡ, vì vậy trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể của bạn có thể cao hơn với vóc dáng thon thả hơn.

Khi cơ thể bình thường, chưa cần bổ sung năng lượng, các nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể như cơ bắp, mỡ sẽ không được sử dụng và không làm thay đổi trọng lượng cơ thể. Khi cơ thể bị đói sẽ xảy ra quá trình dị hóa, cơ bắp và mỡ sẽ bị đem ra đốt lấy năng lượng giúp giảm cân. Tuy nhiên, điều này không mang lại lợi ích cho người tập thể hình muốn xây dựng cơ bắp.

1.1. Khái niệm về hô hấp tế bào

a. Khái niệm hô hấp tế bào

– Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

Năng lượng tử hô hấp tế bào được tích lũy trong hợp chất hóa học được viết tắt là gì

b. Bản chất của hô hấp tế bào

C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q (ATP + nhiệt)

Năng lượng tử hô hấp tế bào được tích lũy trong hợp chất hóa học được viết tắt là gì

– Hô hấp là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, trải qua nhiều giai đoạn và năng lượng được sinh ra ở nhiều giai đoạn khác nhau.
– Gồm 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.

1.2. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào

a. Đường phân

– Đường phân: Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic – Nơi diễn ra: tế bào chất – Nguyên liệu: glucozo, 2ATP, 2NADH

– Diễn biến:

  • Quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng trung gian và enzim tham gia.
  • Năng lượng được tạo ra dần dần qua nhiều phản ứng.
  • Đầu tiên glucôzơ được hoạt hóa sử dụng 2ATP.

Glucôzơ (6C) → 2 axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH (1NADH = 3ATP)

NADH: Nicôtinamit ađênin đinuclêôtit.

→ Như vậy, kết thúc quá trình đường phân thu được 2ATP và 2 NADH.

Năng lượng tử hô hấp tế bào được tích lũy trong hợp chất hóa học được viết tắt là gì

b. Chu trình Crep

– Nơi diễn ra: trong chất nền của ti thể. – Nguyên liệu: 2C3H4O3 bị oxy hóa thành 2 axetyl-coenzymA.

– Diễn biến:

  • Khi có oxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn.

– Kết quả: tạo 6CO2, 2ATP, 2 FADH2 và 8 NADH.

Năng lượng tử hô hấp tế bào được tích lũy trong hợp chất hóa học được viết tắt là gì

c. Chuỗi chuyền electron hô hấp

– Diễn ra ở màng trong ti thể.
– Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước.

Năng lượng tử hô hấp tế bào được tích lũy trong hợp chất hóa học được viết tắt là gì

– Kết quả: Một phân tử glucozo qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.

d. Tổng năng lượng hô hấp của tế bào

Năng lượng tử hô hấp tế bào được tích lũy trong hợp chất hóa học được viết tắt là gì

2. Bài tập minh họa

Thế nào là hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?

Hướng dẫn giải:

– Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó các phân tử chất hữu cơ bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng chuyển thành dạng năng lượng để sử dụng chứa trong phân tử ATP.
– Quá trình hít thở của con người còn được gọi là hô hấp ngoài, đây là biểu hiện bên ngoài của quá trình phức tạp diễn ra bên trong tế bào. Quá trình hít thở thực chất là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Trong quá trình này, cơ thể thải khí CO2 (sản phẩm của quá trình hô hấp) và lấy O2 (giúp cho quá trình hô hấp diễn ra)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hô hấp tế bào có thể được chia thành mấy giai đoạn chính? Là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

Câu 2: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

Câu 3: Hô hấp tế bào là gì? Quá trình hô hấp tế bào (hiếu khí) giống và khác với quá trình đốt cháy như thế nào?

Câu 4: Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:

A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)

B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)

C. Nước, khí cacbonic và đường

D. Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)

Câu 2: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?

A. Glucozo → axit piruvic + ATP + NADH

B. Glucozo → CO2 + ATP + NADH

C. Glucozo → nước + năng lượng

D. Glucozo → CO2 + nước

Câu 3: Quá trình đường phân xảy ra ở

A. Trên màng của tế bào

B. Trong tế bào chất (bào tương)

C. Trong tất cả các bào quan khác nhau

D. Trong nhân của tế bào

Câu 4: Sau giai đoạn đường phân, axit piruvic được chuyển hóa thành axetyl – CoA và được phân giải tiếp ở

A. màng ngoài của ti thể

B. trong chất nền của ti thể

C. trong bộ máy Gôngi

D. trong các riboxom

Câu 5: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào?

A. Đường phân

B. Chuỗi chuyền electron hô hấp

C. Chu trình Crep

D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

4. Kết luận

– Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm và bản chất của quá trình hô hấp.
  • Trình bày được diễn biến các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.