Ông tam đại là ai

Ông tam đại là ai

Nhiều thế hệ sống cùng nhà – ý tưởng cơ sở là già trẻ hỗ trợ lẫn nhau. Ở Đức hình thức này ngày càng được ưa chuộng hơn, cả đối với người già. Nhưng liệu hình thức đó có đưa ra giải pháp cho các vấn đề xã hội hiện tại?

Sống trong cộng đồng, nhất là với trẻ con, giữa thành phố và có cây xanh trước nhà – đó là hình dung của Ingrid Vetter khi về già. Trong công trình “Leuchtturm (Hải đăng)“, một ngôi nhà nhiều thế hệ giữa quận Prenzlauer Berg sống động của Berlin, bà tìm được ngôi nhà trong mơ của mình trước đây ba năm. Một lúc nào đó, cả Rainer Gebauer cũng suy nghĩ xem “nên sống tuổi già ra sao“. Ông và vợ ông không thích sống trong nhà dưỡng lão, do đó họ đi tìm một lựa chọn khác cho tuổi già và cũng đến với “Leuchtturm“. Từ 2009 hai vợ chồng chung sống với một cộng đồng láng giềng già trẻ dưới cùng mái nhà. Mô hình sống có tương lai Có nhiều tiềm năng ẩn chứa trong các dự án nhà chung cư như  “Leuchtturm“ ở Berlin. Riêng tình hình phát triển dân số đã cho một gợi ý: Ở Đức ngày càng nhiều người già, trong khi tỉ lệ người trẻ giảm thiểu. Nhưng các yêu cầu công việc như tính linh động và cơ động, tính cá nhân gia tăng và cơ cấu gia đình kiểu cũ bị phân hoá... cũng bắt ta phải suy nghĩ về các phương thức chung sống mới. Ngày càng ít người có con và cháu, hoặc con cháu họ sinh sống ở thành phố khác, do đó mối liên lạc họ hàng và sự tương trợ thường bị  lỏng lẻo. Ngày xưa là chuyện thường, khi mọi thế hệ sống chung dưới cùng một mái nhà, nhưng ngày nay đó là ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi. Do vậy mà nhà nhiều thế hệ, xét về mặt nào đó, là một bước thụt lùi về quá khứ mang tên “tam đại đồng đường“. Sự trao đổi và hỗ trợ được bảo đảm thông qua phương thức tổ chức để làm sao cuộc sống chung không phải bên-cạnh-nhau mà là thực sự cùng-với-nhau: Cư dân trong nhà tự quyết định ai chuyển đến, tự tổ chức việc ăn ở, tự đặt ra quy định cho việc chung sống và tích cực góp tay điều hành sự chung sống đó.

Cách chung sống mới này làm vừa lòng cả già lẫn trẻ: Theo Nghiên cứu gia đình Vorwerk 2012, 79% người trên 60 tuổi nhận định nhà nhiều thế hệ là “tốt“, và 55% có thể hình dung ra là sẽ sống được ở trong một ngôi nhà như thế. Những người trẻ cũng có quan điểm tương tự. Người có dân trí cao và thu nhập cao thì cởi mở hơn đối với hình thái chung sống mới này.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Zuhause im „Leuchtturm“

    Mitten in Berlin baute sich eine Gruppe Menschen ihr gemeinsames Traumhaus. Ideen wurden gewälzt, es wurde geplant, nach einem passenden Grundstück und einer Finanzierung gesucht und schließlich gebaut. 2009 erfolgte der Einzug. 29 Erwachsene von 26 bis 70 Jahren und 14 Kinder zwischen zwei und dreizehn sowie zwei Katzen und zwei Kaninchen bilden 2015 die Hausgemeinschaft des „Leuchtturms“. Noch bevor die Grundmauer gelegt war, hatte dieser bereits einen mächtigen ideellen Überbau: Generationenübergreifend, gemeinschaftlich und ökologisch wollte man in dem selbstverwalteten Haus leben.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Rechtsformwahl mit Weitblick

    Die Bewohner sind in der Genossenschaft „Leuchtturm eG“ organisiert, die Eigentümerin des Hauses ist. Sie haben lediglich ein Wohnrecht und bezahlen Miete. Der Boden gehört der Stiftung trias, die das Grundstück der Gruppe zur Nutzung überlässt. So soll nicht nur der Spekulation von Grund und Boden entgegengewirkt werden, diese Rechtsform ist „auch ein Grund für den hohen Bindungsfaktor“, ist eine Bewohnerin überzeugt. „Es gibt kaum Fluktuation im Haus, die Anfangsbesatzung ist mehr oder weniger noch an Bord.“ Aber auch das gemeinsame Hochziehen von Wänden zu Beginn des Projekts – Eigenarbeit war Kreditbedingung – schweißte zusammen.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Auch ökologisch ein Vorzeigeprojekt

    Der „Leuchtturm“ möchte einen gesellschaftlichen Beitrag leisten und lebt Selbstverwaltung und Gemeinschaft statt Entfremdung und Isolierung. Ebenso hat die „Leuchtturm“-Genossenschaft hohe ökologische Ansprüche: Errichtet wurde das Haus in Passivbauweise. Eine Erdwärmeinstallation und Solarkollektoren machen das Haus weitgehend unabhängig von externen Energiequellen und schonen damit den Geldbeutel der Bewohner.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Flexibles Wohnen

    Der „Leuchtturm“ ist auf zwanzig Säulen errichtet. Durch dieses Konstruktionsprinzip können „flexible Grundrisse“ umgesetzt werden: Nicht nur hatten sämtliche Bewohner so die Möglichkeit, ihren individuellen Wohnungsschnitt zu wählen, auch kann stets flexibel auf sich wandelnde Bedarfe reagiert werden, weil Wände verschiebbar sind. So können „Leuchttürmler“ auch dann in ihrem Traumhaus wohnen bleiben, wenn sich der individuelle Platzbedarf eines Haushalts ändert.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Mix aus Jung und Alt

    Die junggebliebene Rentnerin Ingrid Vetter genießt vor allem den Mix aus Alt und Jung im Haus: „Man bekommt so mehr mit von den Jungen.“ Den Umzug aus Bayern ins Mehrgenerationenhaus nach Berlin hat sie keine Minute bereut. Ingrid Vetter fühlt sich mit der gelungenen Mischung aus sozialem Anschluss und Rückzugsmöglichkeiten wohl: „Auch wenn ich mal die Tür schließe, ist das in Ordnung.“ Aber zumeist bleibt diese ohnehin offen, denn von Beginn an empfand sie den „sorgfältigen Umgang miteinander“ als sehr angenehm. Zweiwöchentlich kommen alle im Plenum zusammen und fällen Entscheidungen im Konsensprinzip.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Raus ins Grüne!

    Vor allem im Sommer spielt sich das Leben der Hausbewohner zu einem Großteil im Gemeinschaftsgarten ab. Mit der gemeinsamen Grünfläche verfolgt die Hausgemeinschaft keine hochtrabenden Ziele, wie etwa eine Subsistenzwirtschaft aufzubauen. „Unser ‚Kraut- und Rübengarten‘ bietet ganz einfach viele Gelegenheiten zusammenzukommen und gemeinsam die Freizeit zu verbringen“, meint eine Hausbewohnerin. Zusammen mit der benachbarten Kita wurden auch schon Kinderfeste im Garten gefeiert.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Baumhaus mitten in Berlin

    Welches Stadtkind wächst schon mit einem Baumhaus auf? Gemeinschaftliches, selbstverwaltetes Wohnen macht dies möglich. Den „Leuchtturm“-Gründern war es wichtig, ein Leben in zentraler urbaner Lage mit dem Zugang zum eigenen Grün zu verbinden. Auch sonst haben Kinder im Mehrgenerationenhaus jede Menge Spielräume – herumgetobt wird eigentlich im gesamten Haus.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Leben mit Wahlfamilie

    „Eine gesunde Mischung aus Sozialismus und Egoismus“ sei das Erfolgsrezept, meint Rainer Gebauer, damit Dutzende von Menschen so harmonisch unter einem Dach leben können wie im „Leuchtturm“. Das Ehepaar Gebauer fühlt sich pudelwohl mit seiner Wahlfamilie: Auch wenn die beiden selbst Enkel haben, finden sie es toll, ständig eine Riesenschar an „Ersatzenkeln“ um sich zu haben. „Und dass es nicht die eigenen Enkel sind, macht die Sache oft einfacher“, glaubt Rainer Gebauer.

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Architektur schafft Begegnungsmöglichkeiten

    Wozu braucht man hundert Quadratmeter für sich allein, wenn es auch die Hälfte tut? Im „Leuchtturm“ bewohnt zwar jeder Haushalt seine eigenen Räume, doch bestand von Anbeginn das Ziel, individuell genutzte Flächen zugunsten gemeinschaftlicher Flächen zu reduzieren. So stehen Gästewohnung, Waschküche und Garten zur allgemeinen Nutzung zur Verfügung. Oder man trifft sich zum Fernsehen, Tischtennis oder Kickern im Gemeinschaftsraum. „Aber zumeist kommen Begegnungen spontan zustande“, sagt Rainer Gebauer, „dann heißt es einfach ‚Hast du Lust auf einen Kaffee?‘“

  • Ông tam đại là ai
    © Nora S. Stampfl

    Rückkehr der guten alten Waschküche

    Auch Teilen steht im „Leuchtturm“ hoch im Kurs. Mit zunehmendem Wohlstand und erschwinglicheren Haushaltsgeräten verschwand die Waschküche aus Deutschlands Wohnhäusern. Im „Leuchtturm“ erlebt sie ein Revival, denn Waschmaschinen wurden aus den Wohnungen verbannt. Der Waschmaschinenraum entspringt allerdings nicht wie früher einem aus der Not geborenen Teilen, sondern ist dem Streben nach Nachhaltigkeit und Gemeinsamkeit geschuldet. Selbst das Wäschewaschen wird so zur Gelegenheit, auf einen seiner Mitbewohner zu treffen und sich zwischendurch einfach mal kurz zu unterhalten.

  • Giữa nhu cầu và thực tế

    Tuy nhiên, nhà nhiều thế hệ vẫn còn là “hiện tượng hi hữu“, theo lời Bernhard Heiming, giám đốc công ty xây dựng BB Hausbau và chủ tịch kiêm nhiệm Nhóm công tác bất động sản cho người cao tuổi của Hiệp hội liên bang các doanh nghiệp bất động sản tự do. Từ mấy năm nay, tuy ngày càng nhiều dự án đơn lẻ ra đời, thường là trên cơ sở sáng kiến cá nhân, nhưng nếu muốn đưa ra giải pháp thực sự cho các vấn đề xã hội thì theo ý Heiming nhà nhiều thế hệ phải vượt tầm giải pháp đơn lẻ để phát triển thành ý niệm mang quy mô khu dân cư, với môi trường xung quanh thực sự thích hợp với tình hình phát triển dân số.

    Nhà nước đã nhận ra tiềm năng cộng đồng đó và từ 2006 đã hỗ trợ phát triển 450 công trình toàn quốc trong khuôn khổ “Chương trình hành động vì nhà nhiều thế hệ“. Những ngôi nhà đó dự tính sẽ là điểm chuyển giao thông tin và dịch vụ tại chỗ cho các cá nhân đủ mọi lứa tuổi: từ lớp học computer, dịch vụ “mượn“ bà trông cháu, cho đến giúp đỡ làm bài tập về nhà và nấu bữa trưa cho trẻ con đi học – đó là nội dung sự hỗ trợ lẫn nhau theo hình mẫu đại gia đình.

    Tăng chất lượng sống

    Nhưng liệu hình thức chung sống mới cho nhiều lứa tuổi có giải quyết nổi các vấn đề do biến đổi dân số trong xã hội gây ra? Trong một luận án thạc sĩ, Yvonne Kuhnke nghiên cứu sự tương trợ láng giềng trong các dự án chung sống nhiều thế hệ. Cô không tìm được minh chứng chắc chắn cho sự thoả mãn các kỳ vọng lớn của giới nghiên cứu, truyền thông, chủ thể thị trường nhà ở và nhà nước về sự hỗ trợ lẫn nhau trong thực tế. Dù là ở các dự án đó cư dân hoàn toàn tương trợ lẫn nhau, từ việc đi chợ hộ nhau cho đến trông trẻ hoặc lo ăn uống cho người ốm, nhưng các hành vi hỗ trợ đó “chủ yếu là sự hỗ trợ ’đặc trưng’ của những người hàng xóm láng giềng trong khuôn khổ nhỏ và không mang tính quy định“. Nhất là trách nhiệm chăm sóc thì thông thường không ai có thể hoặc muốn đảm nhận. “Dự án kiểu này trong tương lai không nên được hiểu như một cách giảm áp lực cho nhà nước“, Kuhnke đề nghị, “mà chỉ có ý nghĩa tăng chất lượng sống“.

    Tăng chất lượng sống cũng là điểm cốt lõi của cư dân “Leuchtturm“ khi lập ra một cộng đồng. Trẻ em rất thích được bà “dự bị“ cho kẹo và bản thân bà cũng thích đại gia đình phong phú đã chọn. Đối với bà, không bao giờ ngôi nhà nhiều thế hệ được coi là tấm lưới bảo hiểm cho trường hợp bất trắc: “Tôi hoàn toàn không trông đợi hàng xóm chăm sóc tôi, mà sẽ tổ chức việc đó theo cách khác“. Riêng ý nghĩ là khi ốm có người nấu hộ chút ít, đó đã là một chuyện có ý nghĩa.  Nhưng cho đến nay chưa có trường hợp nghiêm trọng nào xảy ra. “Ai biết được từ bây giờ, phải xử sự ra sao với một trường hợp cần chăm sóc trong nhà“, Rainer Gebauer nói, “cái gì đến sẽ đến.“

    Nora S. Stampfl nghiên cứu với cương vị tác giả, nhà nghiên cứu tương lai và tư vấn tổ chức.

    Bản quyền: Goethe-Institut e. V., Internet-Redaktion
    Tháng 5 2015