Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục

PV   -   Thứ hai, 22/04/2019 14:00 (GMT+7)

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục

Những lợi ích mà công nghệ mang lại cho giáo dục có thể tóm gọn qua 5 điểm sau:

1. Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục
 

Ngày nay, các thành tựu công nghệ như: Internet Of Things (Internet vạn vật) giúp tăng cường an ninh trong các trường học, theo dõi hành vi của học sinh, quản lí, giám sát nơi ở hay hành động của mỗi học sinh; Big data giúp phân tích hành vi học tập của học sinh để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.

2. Tăng tính tương tác, tính thực hành – ứng dụng, tạo cảm hứng cho cả thầy và trò

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục
 

Ứng dụng thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng, hay các cuốn sách AR (Sách tương tác thực tế ảo biến những bức tranh tô màu thành hình ảnh 4D thực tế ảo hấp dẫn và có thể tương tác – giao tiếp), phần mềm Blippar dạy khoa học vũ trụ,… giúp cho người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây tò mò, hứng thú cho học sinh, đồng thời tăng tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức ngay trong lớp học. Ứng dụng này cũng tạo động lực và điều kiện để các giáo viên sáng tạo, phát triển nội dung bài giảng chất lượng hơn.

3. Tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở - bình đẳng – cá thể hóa

Gần đây, khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) bùng nổ với các tên tuổi lớn trên thế giới như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn, và tại Việt Nam ứng dụng học trên thiết bị di động (M-Learning) đã mở ra một phương thức học tập mới mang lại nhiều lợi ích vượt bậc. Người học được tạo điều kiện để có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Điều này thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy. Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào.

4. Tạo môi trường học tập toàn diện, phát triển tư duy sáng tạo, logic cho học sinh

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục
 

Các lớp học STEM, STEAM, lập trình, toán tư duy hay tiếng Anh công nghệ,… hiện đã không còn xa lạ tại những quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, một số chương trình học nổi bật trong xu hướng này có thể kể đến như: E-Robot Coding – làm quen lập trình – phát triển tư duy sáng tạo cùng robot thông minh dành cho trẻ Mầm non và Tiểu học, Touch English! – chương trình quen với Tiếng Anh Công nghệ dành cho trẻ từ 18 tháng tuổi,… đều đã mang lại những hiệu quả khác biệt cho hệ thống giáo dục còn mang nặng tính truyền thống. Ứng dụng công nghệ tích hợp vào các phương pháp giảng dạy tiên tiến như Đa giác quan, CLIL,… đã tạo môi trường học tập toàn diện để học sinh được tiếp xúc với các nội dung kiến thức đa lĩnh vực đồng thời với rèn luyện, vận dụng đa giác quan giúp phát triển tư duy sáng tạo, logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và phát triển đa trí thông minh.

5. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổ chức giáo dục trong tuyển sinh và phát triển bền vững

Tất cả những lợi ích mà ứng dụng công nghệ mang lại đều nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức giáo dục và tạo sự phát triển bền vững cho nền giáo dục. Tuy nhiên, công nghệ không phải thứ tài nguyên mà chúng ta có thể mua một lần và dùng cả đời vì công nghệ thay đổi liên tục theo xu hướng phát triển của toàn xã hội. Thực tế này buộc các tổ chức giáo dục phải luôn cập nhật xu hướng công nghệ liên tục nếu không muốn tụt hậu.

Đối với các đơn vị chưa có tiềm lực và kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ, đây quả thực là một thách thức lớn. Bên cạnh những hỗ trợ về chính sách, pháp lý, cơ sở vật chất của nhà nước, tìm kiếm những đơn vị tư nhân cung cấp các công cụ, giải pháp công nghệ cũng là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Hiện nay, Công ty TNHH Phát triển và Phân phối các sản phẩm giáo dục EPRO là đơn vị uy tín chuyên phân phối các giải pháp, thiết bị, chương trình giáo dục công nghệ cao cho các tổ chức giáo dục tại Việt Nam. EPRO đã cung cấp sản phẩm và hỗ trợ triển khai ứng dụng công nghệ vào giáo dục cho hơn 500 trường học, trung tâm trên hơn 40 tỉnh/thành trên cả nước và hứa hẹn sẽ góp phần công nghệ hóa giáo dục Việt Nam trong thời gian tới.

Công nghệ thông tin là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục 4.0. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp các phương pháp đào tạo truyền thống chuyển sang một chương mới, hiện đại và hiệu quả hơn.

Giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là quá trình đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ để đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập của các bộ, giáo viên và học sinh. Trong môi trường giáo dục, những thiết bị, công nghệ hiện đại đóng vai trò là công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học các môn trong nhà trường.

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin còn là việc người dùng khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài giảng như: powerpoint, word, excel,… Học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên sẽ tăng cường sử dụng Internet để nghiên cứu, tham khảo thông tin, xây dựng các giáo án điện tử chất lượng.

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy

So với các quốc gia tiến bộ trên thế giới, Việt Nam có nền giáo dục khá truyền thống. Giáo dục Việt Nam có xu hướng giao tiếp theo lối mòn “một thầy – một trò”. Quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Điều này khiến cho học sinh lười suy nghĩ, tìm hiểu và khám phá kiến thức mới. Vì vậy, chất lượng học tập không đạt hiệu quả cao như mong đợi.

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục

Trong khi đó, công nghệ thông tin sẽ thiết lập tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức khiến cho bài giảng trở nên sinh động hơn. Với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học, cả giáo viên và học sinh đều được “giải phóng” khỏi những công việc thủ công, tốn thời gian, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất bài học.

Thích nghi với những biến động mới

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ 4.0. Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại như smartphone hay Internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, ngành nghề. Để thích nghi với hiện tại cũng như đáp nhu cầu học tập ngày càng cao, ngành giáo dục buộc phải chuyển đổi theo hướng công nghệ số.

Đặc biệt, khi đại dịch Covid -19 bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học càng được đề cao mạnh mẽ. Để thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của nhà nước, cán bộ giáo viên và học sinh chuyển hẳn sang hình thức học trực tuyến.

Với mô hình học tập này, phương pháp giảng dạy truyền thống đã hoàn toàn bị thay thế. Mỗi cá nhân đều trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia vào quá trình học tập, giảng dạy.

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục

Có bao nhiêu mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được chia làm 4 mức độ:

  • Mức độ 1: Công nghệ thông tin được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, in ấn, sưu tầm tài liệu,… Mức độ này chưa được ứng dụng cho các tiết học cụ thể của từng môn học
  • Mức độ 2: Công nghệ thông tin được dùng để hỗ trợ một công việc trong toàn bộ quá trình giảng dạy
  • Mức độ 3: Giáo viên sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức một tiết học, một chủ đề hoặc một khóa học
  • Mức độ 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học

Ưu điểm và hạn chế của công nghệ thông tin trong dạy học

Ưu điểm

  • Tối ưu hóa các bài giảng bằng các chương trình học được lập trình sẵn, kích thích đa giác quan, tạo sự hứng thú cho học viên
  • Tăng khả năng tư duy, tưởng tượng, thúc đẩy tính chủ động cho các em học sinh
  • Hạn chế lối giảng dạy “thầy ghi trò chép”, tạo ra quá trình tương tác qua lại giữa người dạy và người học
  • Học sinh có thể liên lạc, tương tác và hỗ trợ học tập trực tuyến thông qua mạng xã hội và Internet
  • Dễ dàng tiếp cận với kiến thức mới, linh hoạt hơn trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu
  • Khơi gợi hứng thú, trí tò mò và khả năng tự giác học tập

Hạn chế

  • Công nghệ thông tin không phù hợp với tất cả các bài giảng, một số bài giảng vẫn cần thực hiện giảng dạy theo phương pháp truyền thống
  • Một số giáo viên, nhất là các giáo viên lớn tuổi rất khó theo kịp những ứng dụng và phần mềm công nghệ hiện đại
  • Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc điện tử còn nhiều hạn chế, tạo nên sự khập khiễng giữa các môi trường giảng dạy khác nhau
  • Nhiều học viên có xu hướng trì hoãn, lười biếng khi tham gia các lớp học trực tuyến
  • Chưa có công tác đánh giá truyền tải kiến thức trực tuyến rõ ràng, cơ chế quản lý chưa nhất quán và chuyên nghiệp

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang lại lợi ích gì?

Tăng cao khả năng học tập

Những công cụ tìm kiếm như: giáo án điện tử, ebook, website,…, đã mở ra một “kho tàng” kiến thức phong phú cho người dạy và người học. Tùy theo khả năng và nhu cầu, giáo viên lẫn học sinh có thể chủ động tích lũy kiến thức cho riêng mình.

Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên số, giáo viên và học sinh có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp. Điều này mang lại tính cá thể hóa trong hoạt động giảng dạy, làm tăng khả năng truyền tải kiến thức.

Giáo dục 4.0 đòi hỏi mọi cá nhân đều phải tham gia vào bài giảng. Đây chính là tiền đề tạo ra sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh. Thông qua đó, giáo viên có thể điều chỉnh cách thức giảng dạy để cải thiện chất lượng học tập tốt nhất.

Tạo điều kiện thích nghi với công nghệ mới

Học sinh sẽ sớm tiếp cận với “thế giới” công nghệ hơn khi các bậc tiểu học ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nhờ đó, các em nhỏ sẽ hiểu được giá trị của lĩnh vực này tốt hơn. Đây chính là tiền để để những “mầm xanh” chinh phục công nghệ trong tương lai.

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục

Công nghệ thông tin là nhân tố không thể thiếu đối với mọi ngành nghề hiện nay. Vì vậy, khi được tiếp cận công nghệ từ sớm, người học sẽ dễ thích nghi với công việc sau này. Ngoài ra, công nghệ còn hỗ trợ người dùng hoàn thiện các kỹ năng mềm như: tư duy phân tích, khả năng phán đoán, làm việc độc lập,…

Mở các lớp học trực tuyến

Bên cạnh các lớp học truyền thống, người học có thể đăng ký thêm các lớp học online. Mô hình học tập mới lạ này giúp học viên chủ động hơn về thời gian, giảm stress, tăng hứng thú tìm hiểu kiến thức,…

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên thoải mái sáng tạo giờ học theo cách của riêng mình. Các lớp học trực tuyến không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn cả tiền bạc. Giáo viên và học sinh sẽ giảm chi phí cho việc in ấn giáo trình, tài liệu, bài thi,… Ngoài ra, một số phần mềm công nghệ còn hỗ trợ công việc chấm điểm.

Nâng cao chất lượng bài giảng

Trước đây, giáo viên chỉ có thể truyền tải bài giảng qua bảng đen, phấn trắng hoặc giáo trình khô khan. Hiện tại, với sự hỗ trợ của công nghệ, những bài giảng trở nên sinh động và thu hút hơn. Giáo viên có thể tích hợp với các phương tiện khác như: âm thanh, hình ảnh, video,…, để làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình.

Mô ta quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục

Trước thềm chuyển đổi số, nền giáo dục cũng hướng đến môi trường đào tạo và dạy học 4.0, mang lại chất lượng hiệu quả trong công tác “ươm mầm xanh” cho thế hệ tương lai.

FAQs về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

– Nghiên cứu, tra cứu, tham khảo, tìm tài liệu thông qua Internet– Mở các lớp học trực tuyến, dạy học qua các nền tảng công nghệ– Giảng dạy, thuyết trình bằng slide tích hợp âm thanh, hình ảnh, video,…– Trao đổi thông tin qua email

– Sử dụng giáo án điện tử, sách điện tử