Mang thai tuần thứ 4 bị đau bụng dưới

Mang thai tuần thứ 4 bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 khiến nhiều người lo lắng vì nghĩ đây là dấu hiệu của sảy thai. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên, những cơn đau dạ dày, chuột rút,... cũng có thể là nguyên nhân.

Việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong số những triệu chứng biểu hiện ra ngoài, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là vấn đề khiến nhiều người lo lắng.

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4. Sau đây, MarryBaby sẽ trình bày 2 nhóm nguyên nhân cơ bản và mẹ bầu đáng chú ý nhất.

Đầu tiên là những nguyên nhân do vấn đề sinh lý, chúng là biểu hiện bình thường và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

1. Táo bón và sình bụng

Nhiều mẹ bầu có suy nghĩ là ăn cho hai người nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể tăng lên rất nhiều. Thực tế, điều này hết sức sai lầm, bạn chỉ cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, đủ chất béo và khoáng cần thiết.

Đây cũng là nguyên nhân khiến đa số mẹ bầu bị táo bón khi mang thai, dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới

2. Tích tụ mỡ khi mang thai

Việc tăng cân khi mang thai không chỉ làm thay đổi hình dáng bên ngoài mà còn khiến bạn cảm thấy căng tức vùng bụng.

Khi bụng bầu ngày càng lớn hơn, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung, gây ra hiện tượng bà bầu đau vùng bụng dưới giống như đau bụng kỳ kinh nguyệt.

Mang thai tuần thứ 4 bị đau bụng dưới
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai đau bụng dưới ở tháng thứ 4

3. Hoạt động đạp chân của thai nhi

Tới giai đoạn tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu tăng trưởng khỏe mạnh hơn, biểu hiện là những cú đá trong bụng mẹ.

Dù đây chỉ là một phản ứng thích nghi bình thường của cơ thể với thai nhi, nhưng nó lại khiến mẹ bầu khá khó chịu.

Cảm giác bị đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 và khu vực bụng dưới giống như đang đến kỳ kinh nguyệt, chướng bụng hay căng tức bụng.

Nhóm nguyên nhân thứ hai là những triệu chứng bệnh lý hay vấn đề có hại cho sức khỏe.

4. Hiện tượng nhau thai bong non

Thông thường, nhau thai sẽ bị bong sau khi sinh em bé. Do đó, hiện tượng bong nhau thai sớm hơn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm nhận được tử cung của mình đang có cảm giác căng cứng và đau. Nếu cơn đau kéo dài mà không hề thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám kịp thời.

5. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

  • Khoảng 10% các bà mẹ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ.
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể bao gồm:
  • Đau hoặc áp lực ở vùng bụng dưới;
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu; sốt;
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi; run rẩy;
  • Nước tiểu có mùi hôi; nước tiểu hơi đỏ hoặc đục….

Bệnh có thể diễn biến nguy hiểm hơn thành nhiễm trùng ở thận làm tăng nguy cơ sinh non.

Viêm ruột thừa cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4.

Tuy nhiên, do tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên nên việc chẩn đoán sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Các triệu chứng khác đi kèm với viêm ruột thừa là chán ăn, buồn nôn và ói mửa.

7. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung vốn là tình trạng ít gặp phải nhưng nó vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nó xảy ra khi quá trình thụ tinh trứng và tinh trùng xảy ra bên ngoài tử cung. Sau khi phát triển sẽ làm vỡ ống, khiến chảy máu nghiêm trọng.

Những triệu chứng của vấn đề: đau nhẹ ở bụng dưới hoặc xương chậu; chảy máu âm đạo; đau ở lưng dưới; chuột rút nhẹ ở một bên xương chậu; thậm chí là chóng mặt; ngất xỉu.

8. Biến chứng tiền sản giật

Một trong các biến chứng thai kỳ nguy hiểm là tiền sản giật. Nó gây ra những thay đổi trong mạch máu của bạn và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác bao gồm: gan, thận, não và cả nhau thai.

Bên cạnh đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, những biểu hiện khác của tiền sản giật còn có đau hoặc đau dữ dội ở vai trên; đau đầu; thay đổi về thị lực; buồn nôn và ói mửa; khó thở…

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ nếu bị đau bụng dưới khi mang thai?

Ngoại trừ những trường hợp đau bụng dưới vì sinh lý, còn lại, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám kịp thời.

Do rất khó để xác định nguyên nhân chính khác nên việc chủ động đến bệnh viện kiểm tra khi có bất cứ dấu hiệu khác thường nào đối với sức khỏe là việc mẹ bầu và gia đình nên làm.

Sau đây là một số biểu hiện nguy hiểm đi kèm với đau bụng dưới mà bạn cần chú ý:

  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Xả âm đạo
  • Mê sảng
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa
Mang thai tuần thứ 4 bị đau bụng dưới
Khám thai định kỳ là điều quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua

Một số cách giúp giảm đau bụng dưới tại nhà hiệu quả

Trường hợp bạn bị đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4 nhưng ở mức nhẹ và không kèm theo những triệu chứng nguy hiểm có thể thử một số mẹo giảm đau tại nhà như sau:

  • Di chuyển nhẹ nhàng kết hợp một số bài tập nhẹ cho mẹ bầu.
  • Tắm bằng nước ấm,
  • Uốn cong người về phía cơn đau.
  • Uống nhiều nước.
  • Nằm xuống nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể.
Mang thai tuần thứ 4 bị đau bụng dưới
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với mẹ bầu

Như vậy, triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con, mẹ bầu nên thăm khám thai sản định kỳ, theo dõi sức khỏe thường xuyên và chủ động nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Mang thai tuần thứ 4 bị đau bụng dưới

“Thai 18 tuần không thấy máy có sao không”, “không biết con có vấn đề gì nguy hiểm không” là những câu hỏi luôn thường trực trong đầu khiến mẹ băn khoăn, lo lắng.

Tuần thứ 18 thai kỳ được xem là một trong những thời điểm khá đặc biệt. Đây là thời gian các giác quan của bé phát triển một cách mạnh mẽ. Lúc này, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy tò mò về sự phát triển của con yêu trong bụng. Tuy nhiên, với các mẹ thai 18 tuần không thấy máy thì sao? Nếu như mẹ đang trong tình trạng này và đang muốn giải đáp thắc mắc thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cử động máy của thai nhi vào tuần lễ thứ 16 – 20 của thai kỳ. Nhưng trong 3 tháng giữa của giai đoạn mang thai, cử động của thai nhi thường không đều, càng về sau càng đều hơn, rõ nhất bắt đầu từ tuần thứ 26.

Vì thế nếu mẹ thắc mắc thai nhi 18 tuần không máy có sao không thì câu trả lời là hoàn toàn không sao cả. Bởi ở tam cá nguyệt thứ 2, cử động của bào thai thường khá yếu và không đều.

Có những mẹ bầu đến tuần 20 mới thấy thai máy. Bên cạnh đó, vì thai 18 tuần tuổi còn quá bé, bào thai có trọng lượng nhỏ, thế nên có thể mỗi lần thai máy mẹ chưa cảm nhận được những cử động đó.

Do đó, thai 18 tuần không thấy máy hoặc máy ít, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này nữa nhé.

Chú ý: Nếu mẹ bầu thấy thai không máy và có đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm như:

  • Nôn mửa
  • Không căng ngực
  • Chảy máu âm đạo, co thắt tử cung dữ dội

Thì tốt hơn hết, mẹ nên lập tức tới bệnh viện phụ sản gần nhất để bác sĩ kịp thời thăm khám và chẩn đoán bệnh.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Các nguyên nhân thai không máy ngay cả khi con 18 tuần tuổi?

Mang thai tuần thứ 4 bị đau bụng dưới

Đúng là một số trường hợp, thai máy yếu cảnh báo dấu hiệu về sự phát triển của thai nhi. Một số nguyên nhân cho việc này là:

  • Thai nhi 18 tuần không máy vì mẹ bầu kiểm tra cử động thai không đúng lúc. Nếu kiểm tra vào thời điểm thai đang ngủ thì có thể khó nghe ra thai máy.
  • Các hoạt động của bé trong bụng mẹ không theo một lịch trình nào cả, đa số thai nhi hoạt động 1 giờ/ngày là đủ và không có thời điểm thống nhất giống nhau mỗi ngày.
  • Mẹ bầu có thành bụng dày, nhiều mỡ cũng sẽ khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng.
  • Thai nhi 18 tuần không thấy máy do đâu? Lượng nước ối nhiều hay quá ít do cơ địa bà bầu cũng là nguyên nhân khiến cảm nhận cử động của thai nhi khác nhau.
  • Do thói quen xấu trong sinh hoạt: Nguyên nhân phần lớn là do trong quá trình mang thai bà mẹ hút thuốc, uống rượu làm tăng nguy cơ ngừng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai. Từ đó khiến con bị thiếu ối, thiếu oxy hay gặp vấn đề về nhau thai nguy hiểm khác.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Thai 18 tuần không thấy máy – Những lời khuyên “cứu cánh” cho mẹ bầu

Mang thai tuần thứ 4 bị đau bụng dưới

Thay vì dành hàng giờ để lo lắng thai 18 tuần không thấy máy có sao không. Mẹ bầu có thể thay đổi các sinh hoạt hàng ngày cũng như chăm sóc bảo vệ bản thân và con tốt hơn về sau. Các điều mẹ cần làm trong giai đoạn thai 18 tuần không máy như sau:

  • Thăm khám bác sĩ: Bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi, cũng như biến động của tim thai.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Thai 18 tuần không máy có sao không? Không, thời điểm này mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai như chất đạm từ thịt, cá… các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu, ăn nhiều trái cây, rau xanh,… để hỗ trợ sự phát triển tế bào não cũng như tăng khả năng hấp thu các loại vitamin A, D, E… giúp phòng ngừa sự bất thường của thai máy về sau.
  • Chú ý về trang phục: Bụng bầu nặng nề, mẹ nên tạm biệt giày cao gót. Thay vào đó là chọn cho mình đôi giày bệt êm chân, để tránh tình trạng sưng phù hoặc giãn tĩnh mạch. Mẹ cũng có thể mang tất (vớ) để bảo vệ đôi chân, tránh đứng lâu.
  • Làm các xét nghiệm: Thai 18 tuần không thấy máy mẹ cần làm gì? Thời điểm này mẹ nên làm một số xét nghiệm cần thiết như kiểm tra ADN, đường và protein trong nước tiểu, kiểm tra kích thước tử cung, đo huyết áp…
  • Giảm stress: Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tránh căng thẳng trong giai đoạn mang thai. Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những điều mình yêu thích và lao động nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn hứng khởi để chào đón bé yêu ra đời.
  • Massage bụng thường xuyên: Thai 18 tuần không thấy máy có sao không? Mỗi ngày mẹ nên dành thời gian để xoa bụng cho con theo chuyển động tròn, chiều kim đồng hồ. Đồng thời, nói chuyện và tâm sự cùng con cũng giúp thắt chặt tình mẹ con ngay khi bé được sinh ra đời.

Thay vì phải lo lắng thai 18 tuần không thấy máy thì mẹ chỉ cần chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất để em bé khỏe mạnh. Hy vọng những lời giải đáp trên sẽ phần nào giúp mẹ bầu có thể hiểu hơn về quá trình mang thai của mình và góp phần tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1.18 Weeks Pregnant: Movement of the Baby

https://www.newhealthadvisor.org/18-Weeks-Pregnant-Movement.html

Ngày truy cập: 18/1/2022

2. Your baby’s movements in pregnancy

https://www.rcog.org.uk/globalassets/documents/patients/patient-information-leaflets/pregnancy/pi-your-babys-movements-in-pregnancy.pdf

Ngày truy cập: 18/1/2022

3. Baby movements during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy

Ngày truy cập: 18/1/2022

4. Baby movements in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/baby-fetal-movements

Ngày truy cập: 18/1/2022

5. Fetal Movement Counting

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fetal-movement-counting-90-P02449

Ngày truy cập: 18/1/2022