Luật to tụng dân sự là gì

Theo Bộ luật dân sự định nghĩa: “Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng; người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự và được các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh.”

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự chính là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh. Có thể thấy, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một dạng quan hệ cụ thể. Tuy nhiên, trên cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự cũng kéo theo sự đa dạng và phong phú của các quan hệ tố tụng dân sự.

2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật dân sự:

– Là quan hệ có ý chí.

– Xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật

– Nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

Trên cơ sở của các quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự có đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa mà tại đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước.

Ngoài ra, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự còn có các đặc điểm riêng như sau:

– Tòa án thường là một bên của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

Đặc điểm này nói về chủ thể đặc biệt, thực hiện quyền lực Nhà nước để giải quyết các vụ việc dân sự - là Tòa án. Tòa án dường như tham gia vào hầu hết các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự.

– Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh, tồn tại trong một thể thống nhất

Hoạt động tố tụng dù có các chủ thể khác nhau nhưng nhìn chung cũng là liên quan đến mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

3. Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm 3 thành phần là chủ thể, khách thể và nội dung. Cụ thể phân tích dưới đây:

3.1. Khách thể

Xét trong một vụ án dân sự, các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự luôn muốn thực hiện những mục đích, nhiệm vụ khác nhau: như nguyên đơn mong muốn yêu cầu của mình được Tòa án chấp nhận, bị đơn mong muốn Tòa án bác yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án mong muốn giải quyết nhanh chóng và đúng đắn được vụ việc dân sự... Và cuối cùng, mục đích chung của các chủ thể là làm sao Tòa án có thể giải quyết được yêu cầu của đương sự hay vì việc dân sự để chấm dứt tranh chấp giữa các đương sự.

Do đó, khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng là việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các đương sự hay việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung có chứa đựng những sự kiện pháp lý mà tòa án có nhiệm vụ xác định. Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự chính là cái mà các chủ thể mong muốn đạt được và là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ.

3.2. Chủ thể

– Chủ thể của quan hệ tố tụng dân sự là những cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

Có thể chia chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thành 03 nhóm dựa trên mục đích tham gia tố tụng và địa vị pháp lý của các chủ thể.

+ Nhóm thứ nhất: Gồm các chủ thể có nhiệm vụ quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án;

+ Nhóm thứ hai: Gồm các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác như: đương sự, người đại diện của đương sự;

+ Nhóm thứ ba: Gồm các chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự như người làm chứng, người giám định...

3.3. Nội dung

Nội dung quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quyền và các nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Quyền dân sự là cách xử sự của người có quyền năng được phép trong một khuôn khổ pháp luật. Trong những quan hệ pháp luật dân sự khác nhau thì quyền dân sự của chủ thể cũng khác nhau.

Pháp luật về tố tụng dân sự là gì?

Luật tố tụng dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Khái niệm về luật dân sự là gì?

Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Văn bản tố tụng dân sự là gì?

Bộ luật tố tụng dân sự là một văn bản luật do Quốc hội ban hành quy định về trình tự, thủ tục, nội dung để tiến hành các hoạt động khởi kiện, điều tra, xét xử, thi hành án và các quan hệ pháp luật khác nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự.

Tố tụng dân sự bao gồm những gì?

Tố tụng dân sự bao gồm: khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lí vụ việc dân sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự.