Lấy 2 ví dụ về khiếu nại to cáo

Lấy 2 ví dụ về khiếu nại to cáo

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Khiếu nại : 

giám đốc đuổi việc mình không lí do mình có quyền khiếu nại

gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế 

tố cáo:

tố cáo ai đó có hành vi giết người 

tố cáo cán bộ tham nhũng

Khiếu nại : 

giám đốc đuổi việc mình không lí do mình có quyền khiếu nại

gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế 

tố cáo:

tố cáo ai đó có hành vi giết người 

tố cáo cán bộ tham nhũng

Câu hỏi hot cùng chủ đề

luôn chỉ cho mình là đúng.chỉ nhìn thấy cái sai của người khác.luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh.thường không phân biệt được đúng sai.

Câu 3.  Liêm khiết là

sống giản dị, không cầu kì, kiểu cách, phô trương, không hám danh, hám lợi.sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.sống vì mọi người, biết quan tâm , biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lí , có kế hoạch cụ thể, rõ rang cho bản thân và gia đình.

Câu 4:  Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết?

Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân và nâng nhấc cho người thân của mình.Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi.Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác.Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích cá nhân.

Câu 5:Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết?

Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng.Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng.Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm.Bớt xén công quỹ làm của riêng.

 Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

    1. A dua, đua đòi với người khác.

    2. Chỉ làm những việc mình thích

    3 . Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.

    4 . Phê phán gay gắt những ý kiến trái với quan điểm của mình.

Câu 7.  Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín?

      1.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

      2.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.

      3.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

     4.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.

Trả lời (10) Xem đáp án »

  • Là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền tố cáo là nội dung được đưa vào học tập, giảng dạy trong chương trình môn Giáo dục công dân. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có một vài chia sẻ giúp Quý độc giả làm rõ Quyền tố cáo là gì?

    Quyền tố cáo là gì?

    Theo Luật Tố cáo năm 2018, tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

    – Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

    + Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    + Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    + Cơ quan, tổ chức.

    – Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

    Từ khái niệm trên, có thể hiểu, quyền tố cáo là quyền của cá nhân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    Ví dụ quyền tố cáo

    Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn Quyền tố cáo là gì? chúng tôi đưa ra một vài ví dụ:

    – Ví dụ 1:

    Phát hiện một tụ điểm thường xuyên tổ chức đánh bạc, tiêm chích ma túy cho thanh niên xã, A đã gửi đơn tố cáo kèm theo các hình ảnh, bằng chứng tới cơ quan công an địa phương.

    – Ví dụ 2:

    Chứng kiến bạn M – 15 tuổi đi làm thuê cho quán ăn thường xuyên bị ông chủ đánh đập, chửi mắng, bà H đã viết đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý hành vi của ông chủ quán.

    – Ví dụ 3:

    Ông N, bà B, bà Q tố cáo tới trưởng công an X về việc ông X – cán bộ công an xã có một số hành vi:

    + Nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

    + Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú, có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú;

    + Thu lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.

    Phân biệt khiếu nại và tố cáo

    Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Khiếu nại và tố cáo đều là quyền của công dân, tuy nhiên, hai quyền này có sự khác biệt. Quý vị có thể tham khảo bảng dưới đây:

    Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo
    Luật điều chỉnh Luật khiếu nại 2011 Luật tố cáo 2018
    Khái niệm Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    Chủ thể có quyền Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Cá nhân.
    Đối tượng Đối tượng bị khiếu nại:

    – Quyết định hành chính.

    – Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

    – Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

    Đối tượng bị tố cáo:

    – Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    – Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

    Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo Không có quy định. Người tố cáo phải:

    – Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

    – Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

    – Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015.

    Thời hiệu – Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

    – Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:

    + Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

    + Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

    + Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

    Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo.
    Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.
    Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

    Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý độc giả đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về Quyền tố cáo là gì? Chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, đóng từ Quý độc giả về nội dung bài viết.