Tại sao ý thức xã hội có tính độc lập tương đối

Tại sao ý thức xã hội có tính độc lập tương đối

djshg

Trả lời 11 năm trước

Mình chỉ trả lời phần chứng minh thôi còn phân tích có trong tài liệu rồi. Ý thức XH thường lạc hậu hơn so với TTXH ví dụ là tư tưởng trọng nam khinh nữ; YTXH có tính vượt trước TTXH vd là dự đoán của bác về việc đất nước ta sẽ thống nhất vào khoảng những năm 74,75;YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển vd là lòng yêu nước;sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH vd là ở đức cuối tk 19 triết học & văn học là công cụ quan trọng để tuyên truyền tư tưởng chính trị,là vũ đài đấu tranh ctrị của các LLXH tiên tiến; YTXH tác động trở lại TTXH vd là việc người dân tự ý thức về trách nhiệm đội mụ bảo hiểm của mình.

THỨC XÃ HỘI:

mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm nhiều cấp độ khác nhau: ý thức đời thường, ý thức lí luận, tâm lí xã hội, hệ tư tưởng. YTXH phản ánh tồn tại xã hội, hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của tồn tại xã hội; khi tồn tại xã hội thay đổi thì YTXH sớm muộn cũng thay đổi theo. YTXH là do tồn tại xã hội quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội. Trong xã hội có giai cấp, YTXH mang tính giai cấp, mỗi giai cấp đều có tâm lí và hệ tư tưởng riêng của giai cấp đó. Ý thức chiếm địa vị thống trị trong xã hội là ý thức của giai cấp thống trị. Trong lịch sử, ý thức của các giai cấp bóc lột thống trị (chủ nô, địa chủ phong kiến, tư sản) chỉ có nội dung tiến bộ khi lợi ích của các giai cấp ấy còn phù hợp với lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân, và trở thành phản động khi lợi ích của họ mâu thuẫn gay gắt với lợi ích của quần chúng. Trong thời đại ngày nay, ý thức của giai cấp vô sản, chủ nghĩa Mac - Lênin, là ý thức cách mạng và tiến bộ nhất vì phù hợp với tiến trình tất yếu của lịch sử.

ý thức xã hội là thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng, nẩy sinh từ tồn tại xã hội và phản ảnh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.

Phân tích:

Ý thức xã hội là thuộc Lĩnh vực đời sống tinh thần: Đời sống con người chia làm 2 loại, đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Đời sống tinh thần Bao gồm ý thức xã hội và hoạt động của con người trong lĩnh vực tinh thần. Vì thế ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần

Ý thức xã hội bao gồm những quan điểm tư tưởng, tình cảm, tâm trạng phản ánh tồn tại xã hội nhất định - theo từng giai đoạn.

Kết cấu (cấu trúc):

Có nhiều cách chia, cách chia phổ biến nhất là  theo cấp độ có tâm lý xã hội, hệ tư tưởng.

Thứ nhất: Tâm lý xã hội là Bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán... của cộng đồng người được hình thành 1  cách tự phát từ cuộc sống con người.

Tâm lý xã hội biểu hiện rất phức tạp bởi ở những cộng đồng người khác nhau, ở những điều kiện khác nhau, cuộc sống khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau.

Tâm lý xã hội có tính lây lan, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội   nó có sự truyền cảm lây lan

Thứ 2:  hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa hệ thống hóa dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học…

+ Hệ tư tưởng hình thành tự giác trong quá trình tích cực của tư duy.

+Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là hệ tư tưởng thống trị.

+Hệ tư tưởng không đồng nhất với chân lý. Hệ tư tưởng phản ánh đúng hiện thực mới là chân lý. Còn Không phản ánh đúng hiện thực thì không phải là chân lý.

+ Ý thức xã hội vừa có tính giai cấp vừa có tính nhân loại.

-Ngoài ra còn chia ý thức xã hội thành ýthức xã hội thông thường và ý thức lý luận

Thứ nhất Ý thức xã hội thông thườnglà những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá.

VÍ DỤ : Trời chuẩn bị mưa, thông thường mọi người đi ra ngoài, có ý thức mang theo áo mưa

Thứ 2: Ý thức lý luậnlà những tư tưởng quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội và được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.

VÍ DỤ : Bác Hồ đưa ra lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

* Tính giai cấp của ý thức xã hội

 - Khi nào xuất hiện giai cấp, Nhà nước, khi đó ý thức xã hội mang tính giai cấp.

- Giai cấp nào nắm quyền thống trị thì ý thức xã hội phục vụ cho giai cấp đó

 - Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin phục vụ cho giai cấp công nhân và NHÂN DÂN LAO ĐỘNG vì học thuyết của nó mang bản chất của Giai cấp công nhân.
 

II.Tính độc lập tương đối  của ý thức xã hội?

* Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

Một là, ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh của tồn tại xã hội nên luôn biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi.

VÍ DỤ : ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội phon kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp “Trọng nam khinh nữ”,“ép duyên”,“gia trưởng”

Hai là, ý thức xã hội thường tồn tại lâu dài, chậm thay đổi do thói quen, truyền thống và do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.

VÍ DỤ : Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được hơn 30 năm song ý thức tự giác chưa cao, ý thức làm chủ tập thể, lao động tập, trách nhiệm với công việc, với cộng đồng chưa cao. Do thói quen, tư tưởng, lối sống cũ để lại như: trông chờ, ỷ lại, ngại đổi mới, chậm đổi mới, ý thức trách nhiệm công dân kém..,

Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của giai cấp, tập đoàn người trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc hậu, thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ, bảo vệ lợi ích của họ.

* Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

- Ý thức xã hội tiến bộ cách mạng có khả năng vượt trước tồn tại xã hội

LIÊN HỆ : Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong nô lệ, với thân phận là người dân bị mất nước. Ngay từ rất sớm người đã ý thức về con đường cứu nước giải phóng dân tộc:

Người nói: Tôi muốn ra nước ngoài sang nước Pháp và một số nước khác xem họ làm ăn ra sao để về giúp đỡ đồng bào ta khỏi đói nghèo

                     Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa tôi đến với Lênin, tin và đi theo Lênin, theo Quốc tế III, Quốc tế cộng sản

                      Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

- Ý thức xã hội có thể dự báo tương lai, dự kiến khả năng sẽ tới và sẽ có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.

Ví dụ: vào nửa đầu thế kỷ XIX, C. Mác đã đưa ra học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội dự báo được sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

* Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội

- Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, trong quá trình phản ánh ý thức xã hội luôn có tính kế thừa các giá trị của nhân loại để lại.

VÍ DỤ : Tư tưởng lấy “Dân làm gốc”

        Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

*Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức XÃ HỘI trong sự phát triển của chúng: ý thức Xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức XÃ HỘI phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại XÃ HỘI , nhưng giữa chúng có mối liên hệ với nhau. Sự liên hệ tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức có những t/c và những mặt không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại XÃ HỘI hay bằng các điều kiện vật chất.

III.Ý nghĩa PHƯƠNG PHÁP LUẬN và thực tiễn

Ý nghĩa:Thứ nhất: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chứng tỏ rằng ý thức xã hội nói chung, ý thức con người nói riêng vừa bao hàm cả yếu tố tích cực và lạc hậu , vì thế trong cuộc sống chúng ta phải biết phát huy tính tích cực, phát huy những tiến bộ, hạn chế những tiêu cực lạc hậu. Công việc này trong cách mạng xã ội chủ ngĩa là làm cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa  

Đây là tính tất yếu của cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

Thứ 2:  thấy được tầm quan trọng của ý thức xã hội, đặc biệt là  ý thức xã hội mới,  phải chú ý đến giáo dục ý thức xã hội mới để định hướng cho hoạt động của con người. s 


Page 2

ý thức xã hội là thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng, nẩy sinh từ tồn tại xã hội và phản ảnh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.

Phân tích:

Ý thức xã hội là thuộc Lĩnh vực đời sống tinh thần: Đời sống con người chia làm 2 loại, đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Đời sống tinh thần Bao gồm ý thức xã hội và hoạt động của con người trong lĩnh vực tinh thần. Vì thế ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần

Ý thức xã hội bao gồm những quan điểm tư tưởng, tình cảm, tâm trạng phản ánh tồn tại xã hội nhất định - theo từng giai đoạn.

Kết cấu (cấu trúc):

Có nhiều cách chia, cách chia phổ biến nhất là  theo cấp độ có tâm lý xã hội, hệ tư tưởng.

Thứ nhất: Tâm lý xã hội là Bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán... của cộng đồng người được hình thành 1  cách tự phát từ cuộc sống con người.

Tâm lý xã hội biểu hiện rất phức tạp bởi ở những cộng đồng người khác nhau, ở những điều kiện khác nhau, cuộc sống khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau.

Tâm lý xã hội có tính lây lan, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội   nó có sự truyền cảm lây lan

Thứ 2:  hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa hệ thống hóa dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học…

+ Hệ tư tưởng hình thành tự giác trong quá trình tích cực của tư duy.

+Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là hệ tư tưởng thống trị.

+Hệ tư tưởng không đồng nhất với chân lý. Hệ tư tưởng phản ánh đúng hiện thực mới là chân lý. Còn Không phản ánh đúng hiện thực thì không phải là chân lý.

+ Ý thức xã hội vừa có tính giai cấp vừa có tính nhân loại.

-Ngoài ra còn chia ý thức xã hội thành ýthức xã hội thông thường và ý thức lý luận

Thứ nhất Ý thức xã hội thông thườnglà những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá.

VÍ DỤ : Trời chuẩn bị mưa, thông thường mọi người đi ra ngoài, có ý thức mang theo áo mưa

Thứ 2: Ý thức lý luậnlà những tư tưởng quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội và được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.

VÍ DỤ : Bác Hồ đưa ra lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

* Tính giai cấp của ý thức xã hội

 - Khi nào xuất hiện giai cấp, Nhà nước, khi đó ý thức xã hội mang tính giai cấp.

- Giai cấp nào nắm quyền thống trị thì ý thức xã hội phục vụ cho giai cấp đó

 - Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin phục vụ cho giai cấp công nhân và NHÂN DÂN LAO ĐỘNG vì học thuyết của nó mang bản chất của Giai cấp công nhân.
 

II.Tính độc lập tương đối  của ý thức xã hội?

* Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

Một là, ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh của tồn tại xã hội nên luôn biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi.

VÍ DỤ : ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội phon kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp “Trọng nam khinh nữ”,“ép duyên”,“gia trưởng”

Hai là, ý thức xã hội thường tồn tại lâu dài, chậm thay đổi do thói quen, truyền thống và do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.

VÍ DỤ : Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được hơn 30 năm song ý thức tự giác chưa cao, ý thức làm chủ tập thể, lao động tập, trách nhiệm với công việc, với cộng đồng chưa cao. Do thói quen, tư tưởng, lối sống cũ để lại như: trông chờ, ỷ lại, ngại đổi mới, chậm đổi mới, ý thức trách nhiệm công dân kém..,

Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của giai cấp, tập đoàn người trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc hậu, thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ, bảo vệ lợi ích của họ.

* Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

- Ý thức xã hội tiến bộ cách mạng có khả năng vượt trước tồn tại xã hội

LIÊN HỆ : Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong nô lệ, với thân phận là người dân bị mất nước. Ngay từ rất sớm người đã ý thức về con đường cứu nước giải phóng dân tộc:

Người nói: Tôi muốn ra nước ngoài sang nước Pháp và một số nước khác xem họ làm ăn ra sao để về giúp đỡ đồng bào ta khỏi đói nghèo

                     Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa tôi đến với Lênin, tin và đi theo Lênin, theo Quốc tế III, Quốc tế cộng sản

                      Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

- Ý thức xã hội có thể dự báo tương lai, dự kiến khả năng sẽ tới và sẽ có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.

Ví dụ: vào nửa đầu thế kỷ XIX, C. Mác đã đưa ra học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội dự báo được sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

* Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội

- Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, trong quá trình phản ánh ý thức xã hội luôn có tính kế thừa các giá trị của nhân loại để lại.

VÍ DỤ : Tư tưởng lấy “Dân làm gốc”

        Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

*Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức XÃ HỘI trong sự phát triển của chúng: ý thức Xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức XÃ HỘI phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại XÃ HỘI , nhưng giữa chúng có mối liên hệ với nhau. Sự liên hệ tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức có những t/c và những mặt không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại XÃ HỘI hay bằng các điều kiện vật chất.

III.Ý nghĩa PHƯƠNG PHÁP LUẬN và thực tiễn

Ý nghĩa:Thứ nhất: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chứng tỏ rằng ý thức xã hội nói chung, ý thức con người nói riêng vừa bao hàm cả yếu tố tích cực và lạc hậu , vì thế trong cuộc sống chúng ta phải biết phát huy tính tích cực, phát huy những tiến bộ, hạn chế những tiêu cực lạc hậu. Công việc này trong cách mạng xã ội chủ ngĩa là làm cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa  

Đây là tính tất yếu của cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

Thứ 2:  thấy được tầm quan trọng của ý thức xã hội, đặc biệt là  ý thức xã hội mới,  phải chú ý đến giáo dục ý thức xã hội mới để định hướng cho hoạt động của con người. s