Làm cách nào để em bé quay đầu năm 2024

Thai nhi ngôi mông khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, tìm cách xoay ngôi thai theo dân gian để mong vượt cạn thuận lợi, tuy nhiên cách này tiềm ẩn nguy hiểm.

Chị Mỹ Phương (36 tuổi, TP HCM) mang thai con đầu lòng ở tuần 35 nhưng bé chưa quay đầu. Lo lắng, chị tìm cách giúp con đổi ngôi để tránh "dao mổ". Tuy nhiên, sau 2 tuần kiên trì thực hiện đủ phương pháp như gập người, chườm nóng - lạnh trên bụng bầu, nằm nghiêng, bé vẫn không đổi tư thế. Người mẹ tiếp tục thực hiện động tác nằm nghiêng, giơ một chân cao theo hướng dẫn trên mạng thì bị chuột rút. Người nhà phải xoa bóp liên hồi, kéo dài 30 phút, chân chị Phương mới có thể co duỗi lại.

Trường hợp khác, chị Minh Anh, mang thai 36 tuần, nghe lời mách bảo, đi bộ nhiều thai sẽ quay đầu. Chị Anh mang bụng bầu đi vòng quanh khu chung cư, đi được 3 km, thì bất ngờ vỡ ối, phải vào bệnh viện cấp cứu. Chị Anh được bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM, mổ lấy thai, may mắn 2 mẹ con vượt cạn an toàn.

Làm cách nào để em bé quay đầu năm 2024

BS.CKII Phan Thế Thi (phải) mổ lấy thai cho sản phụ mang thai ngôi mông. Ảnh: Tuệ Diễm

BS.CKII Phan Thế Thi, Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết thai nhi thường sẽ quay đầu vào tam cá nguyệt cuối, thai càng lớn sẽ càng khó xoay trở và thường sẽ cố định vị trí khi vào tam cá nguyệt cuối. Có 3-4% sản phụ mang thai ngôi mông, là hiện tượng chân hoặc mông thai nằm ở đoạn dưới tử cung, thay vì phần đầu.

Thai ngôi mông không thuận cho việc sinh thường, gây ra một số biến chứng trong quá trình sinh nở như em bé bị kẹt đầu, chấn thương phần mềm... có thể gây tử vong.

Theo bác sĩ Thế Thi, các mẹo truyền miệng dân gian giúp thai nhi quay đầu chưa được chứng minh hiệu quả, có thể tiềm ẩn nguy cơ té ngã, sinh non. Mẹ bầu khám thai, siêu âm phát hiện mang thai ngôi mông cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa, nhằm đảm bảo sinh nở an toàn.

Trước đây, để giúp sản phụ mang thai ngôi mông có thể xoay thành ngôi đầu, bác sĩ thường can thiệp phương pháp ngoại xoay thai. Thai phụ sẽ được tiêm một loại thuốc để làm mềm cơ bụng, sau đó bác sĩ dùng tay xoay ngoài cơ bụng để giúp em bé quay đầu. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng và y học hiện đại hầu như không còn nhắc tới vì có thể gây vỡ ối, sinh non, nhau bong non. Cách này cũng không áp dụng cho các mẹ bầu đa thai, nhau tiền đạo, mẹ bầu nguy cơ sinh non hoặc có ra huyết âm đạo.

"Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai, hầu hết thai ngôi mông phải được thăm khám thường xuyên, đánh giá sự thuận lợi trong việc sinh thường được hay không. Đối với thai ngôi mông, sinh thường có nhiều tai biến hơn", bác sĩ Thế Thi lý giải.

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu đến nay chưa xác định được nhưng có một số yếu tố liên quan: tử cung hình dạng bất thường, đa thai, sinh non, nhau tiền đạo, nhau bám bất thường, bất thường dây rốn...

Hiện chưa có cách phòng ngừa hiện tượng thai ngôi mông. Ngoài tuân thủ khám thai định kỳ, để bác sĩ theo dõi, tư vấn phù hợp. Ngoài ra, có thể vận động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, cho thai nhi nghe nhạc.

Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu luôn mong muốn có một thai kỳ khoẻ mạnh và suôn sẻ. Tuy nhiên, mẹ có biết mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau.

  • Nếu mẹ mang thai lần đầu thì thường thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35.
  • Với các mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi thường quay đầu muộn hơn từ tuần 36 hoặc 37.
  • Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng dưới nặng hơn và càng đến gần ngày sinh mẹ càng cảm thấy nặng nề và mỏi mệt.

Xem thêm: Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy

Thế nhưng nếu trẻ không chịu quay đầu, vẫn nằm ngang hoặc đưa mông xuống dưới sẽ khiến cho việc sinh nở của mẹ bầu gặp khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Những trường hợp trẻ không quay đầu được gọi là ngôi thai ngược, những trường hợp này thường mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Thai ngôi ngược (hay ngôi mông) tức là phần mông của trẻ sẽ hướng về tử cung của mẹ, còn phần đầu sẽ hướng lên trên. Tư thế này sẽ tồn tại phổ biến từ đầu thai kỳ cho tới tuần thai thứ 28. Nhưng theo thống kê, có tới 15% thai nhi dù cho tới tuần 28 vẫn ở tư thế ngôi ngược, có một số trẻ sẽ quay đầu chậm hơn đến tuần thứ 36 chiếm 6% ngôi ngược, ngôi ngược tuần 40 sẽ chiếm khoảng 3%.

Với những mẹ mang thai ngôi ngược chắc chắn sẽ phải sinh mổ, trong khi sinh thường qua ngả âm đạo dù đau đớn nhưng thuận tự nhiên và có nhiều lợi ích hơn cho trẻ. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng khi thai nhi chưa quay đầu để thuận ngôi. Nếu mang thai ngôi ngược, mẹ hãy tham khảo một số mẹo xoay ngôi thai dưới đây, những động tác này có thể áp dụng cho mẹ bầu mang thai ngôi ngược từ tuần 30-37. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các động tác này, mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước nhé!

Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn

Mẹ hãy nằm nghiêng

Làm cách nào để em bé quay đầu năm 2024
Tư thế nằm nghiêng giúp xoay ngôi thai

Việc thay đổi tư thế nằm là một trong số những động tác xoay ngôi thai ngược cho mẹ bầu phổ biến nhất hiện nay. Mẹ có thể nằm nghiêng sang bên trái hoặc bên phải đều được, tư thế này sẽ giúp cằm thai nhi tì sát xuống ngực, hay còn gọi là ngôi chỏm, tạo điều kiện để xoay chuyển tư thế một cách nhanh và chính xác nhất.

Khi nằm, mẹ hãy nâng hông cao hơn đầu từ 20-30cm, mẹ có thể nằm trên giường và nâng hông lên bằng vài chiếc gối hoặc có thể kê một tấm ván vào đầu giường rồi nằm lên đó theo tư thế hướng đầu xuống dưới đất, phần thân dưới lên cao. Mẹ hãy kết hợp chườm nóng hay lạnh hoặc cho trẻ nghe nhạc để tăng thêm hiệu quả.

Mẹ giơ chân lên cao

Mẹ giơ chân lên cao khi nằm khiến cho cơ thể dốc xuống, lúc này thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Mẹ bầu nên thực hiện tư thế này từ tuần thai thứ 30 tức giai đoạn thai kỳ tháng thứ 8 và nên làm 3 lần mỗi ngày. Mẹ tránh tập những lúc mới ăn no để tránh trào ngược dạ dày nhé.

Mẹ đi bộ

Làm cách nào để em bé quay đầu năm 2024
Đi bộ giúp bé quay đầu dễ dàng hơn

Cho dù mang thai thuận ngôi hay ngược ngôi thì tới gần ngày sinh mẹ cũng nên đi bộ, đây cũng là bài tập đơn giản mà mẹ có thể thực hiện được. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên đi bộ ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 20-25 phút với tốc độ vừa phải. Việc đi bộ hàng ngày sẽ giúp trẻ quay đầu dễ dàng hơn, vì khi đi bộ đầu của trẻ là phần nặng nhất của cơ thể có thể di chuyển xuống phía xương chậu của người mẹ.

Xem thêm: Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì để tốt cho thai nhi

Động tác bò

Mẹ nên bò khoảng 10 phút mỗi ngày để giúp thai nhi có thể di chuyển dễ dàng trong tử cung và thay đổi vị trí. Để thực hiện động tác này, mẹ ngồi quỳ, sau đó trườn người lên phía trước, chống tay để giữ cơ thể.

Hãy giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, tập 3 – 4 lần/ngày, khi tập nhớ ép cằm vào ngực để giúp thả lỏng cơ vùng chậu. Nên tập nhiều lần, mỗi lần trong thời gian ngắn là tốt nhất để tránh mỏi tay. Trong quá trình tập, mẹ cũng nên nhờ sự trợ giúp của bố đồng thời cẩn thận không để bị trượt tay ngã.

Bơi lội

Bơi lội có tác dụng rõ rệt trong việc giúp em trẻ xoay đầu đúng hướng. Mẹ có thể bơi lội suốt trong thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30. Bơi lội ngoài giúp xoay ngôi thai còn giúp mẹ bầu được thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau mỏi trong thai kỳ.

Xem thêm: Lợi ích của việc bổ sung kẽm cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Cho trẻ nghe nhạc hay nói chuyện với trẻ

Làm cách nào để em bé quay đầu năm 2024
Hãy cho bé nghe nhạc thường xuyên để bé di chuyển tới bị trí có âm thanh

Nói chuyện và cho trẻ nghe nhạc cũng giúp kích thích trẻ di chuyển dễ hơn.

Hãy để tai nghe ở phía dưới bụng và trò chuyện với trẻ hàng ngày. Cách làm này sẽ khiến trẻ di chuyển tới gần vị trí có âm thanh hơn đồng thời cũng giúp trẻ quay đầu dễ dàng hơn.

Gập người

Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này khiến cho cơ thể dốc xuống, lúc này thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Mẹ có thể thực hiện từ tuần thai 37 để giúp trẻ đổi ngôi thuận.

Các bài viết được xem nhiều nhất:

  • Mẹo trị ốm nghén cho mẹ bầu khỏe mạnh trong chớp mắt
  • Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối
  • Cách giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ và những điều mẹ cần lưu ý
  • Những thực phẩm chứa DHA cần thiết cho mẹ khi mang thai
  • Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10
  • Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ phần nào bớt lo lắng khi gặp tình huống tương tự. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi thực hiện những động tác này, mẹ nhé!