Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào năm 2024

Hàng ngàn người đang sống chung với rối loạn tiền đình nhưng chủ quan, hoặc không biết mình mắc bệnh. Rối loạn tiền đình không còn là bệnh của người già, hay tuổi trung niên nữa mà có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi 20-30 do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh của giới trẻ.

Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào năm 2024

“Khoảng 35% người trên 40 tuổi được phát hiện rối loạn tiền đình khi thăm khám đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai… Có đến 80% người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó phần lớn nguyên nhân do rối loạn tiền đình”, PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy, Cố vấn chuyên môn Trung tâm Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết.

Hiện nay, nhờ các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị giúp bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, chữa trị hiệu quả, hạn chế tối thiểu các biến chứng điếc, đột quỵ, trầm cảm… Vậy những cải tiến y khoa nào đang được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị rối loạn tiền đình? Ai có nguy cơ mắc bệnh? Triệu chứng bệnh như thế nào? Bệnh có chữa khỏi được không?…

20h ngày 11/1, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến: “Chẩn đoán và điều trị hiệu quả Chóng mặt, Rối loạn tiền đình” với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tai – Mũi – Họng, Thần kinh:

– PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy – Cố vấn chuyên môn Trung tâm Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM – PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ – Phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh Hà Nội – TS.BS Lê Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Quý khán giả có thể gửi câu hỏi, thắc mắc của mình tại đây để được chuyên gia tư vấn trong chương trình.

Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorder) là tình trạng bất thường do tổn thương tại khu vực tai trong và não, hoặc tổn thương gây ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh số 8 và các động mạch có vai trò nuôi dưỡng não bộ. Điều này dẫn đến quá trình dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng, rối loạn.

Trong xã hội hiện đại, rối loạn tiền đình càng trở nên phổ biến, ước tính có khoảng 35% người trên 40 tuổi ghi nhận tình trạng rối loạn tiền đình và hiện nay con số này đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới, những người làm việc hoặc sinh sống ở môi trường tiếng ồn lớn, căng thẳng, ít vận động hoặc thời tiết khó chịu khi chuyển mùa...

1. Tại sao bạn bị rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình thường do rối loạn chức năng cơ quan tiền đình ngoại biên hoặc tổn thương chức năng cơ quan tiền đình trung ương, đôi khi người bệnh có cả hai cơ chế này phối hợp cùng nhau.

Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào năm 2024

- Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp; Rối loạn chuyển hóa bao gồm: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…

- Hội chứng tiền đình trung ương thường gặp nhất là migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây rối loạn tiền đình bao gồm:

- Tuổi tác: phần lớn những người ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ do suy giảm chức năng của 1 số cơ quan. Theo số liệu thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người mắc bệnh lý tiền đình.

- Mất máu quá nhiều: những người bị mất máu do chấn thương, thường xuyên nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh… là đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.

- Căng thẳng

- Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia…

2. Các triệu chứng của rối loạn tiền đình là gì?

Hệ tiền đình gồm những bộ phận nằm ở tai trong và não có chức năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế, dáng bộ, đảm bảo phối hợp cử động giữa toàn thân, mắt và đầu. Bởi vậy, bất cứ một tổn thương nào tại hệ thống này đều có thể làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình, điển hình là chóng mặt, mất thăng bằng.

- Triệu chứng rầm rộ nhất ở rối loạn tiền đình ngoại biên người bệnh dễ bị chóng mặt: có thể là các cơn chóng mặt thoáng qua, mất thăng bằng, choáng váng, không đứng vững, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

- Nếu bệnh nặng có thể dẫn tới tình trạng các cơn chóng mặt kéo dài, giảm thính lực nặng, nôn mửa, giảm nhịp tim, giảm tập trung, vã mồ hôi, đứng khó hoặc dễ bị té ngã…

- Với người mắc rối loạn tiền đình trung ương thường đi đứng khó khăn dáng đi như người say rượu, chóng mặt kèm theo nôn mửa, giảm thính lực, khó phối hợp các động tác…

3. Cần làm gì khi bị rối loạn tiền đình?

Một số biện pháp thay đổi lối sống có thể hạn chế hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh rối loạn tiền đình ngay tại nhà cụ thể như:

- Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng xe ôtô, xe buýt hoặc tàu lửa. Khi xuất hiện chóng mặt cần nằm xuống và hít thở đều, có thể nhắm mắt lại để giảm kích thích của ánh sáng.

- Mang theo kính mát và đội mũ nếu tình trạng rối loạn tiền đình của bạn xuất phát từ nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng.

- Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn. Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn hoặc ra ngoài trời nắng mà không sử dụng vật che chắn.

- Tăng cường vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não, thận trọng các động tác vận động quá sức, các tác động vùng đầu cổ.

- Tìm cách hạn chế căng thẳng trong sinh hoạt và lao động. Có thể xen kẽ các khoảng thời gian nghỉ ngắn đồng thời có sự sắp xếp và phân bổ công việc để tránh bị quá tải.

- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho hệ tim mạch cũng như bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế mỡ động vật cũng là một yếu tố rất quan trọng.

- Hạn chế tối thiểu rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích.

Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào năm 2024

Khi có một trong các triệu chứng của Rối loạn tiền đình, người bệnh nên tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám, khảo sát tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị hiệu quả. Hạn chế nguy cơ tiến triển nặng và té ngã, tai nạn do các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình thường kéo dài bao lâu?

Rối loạn tiền đình kéo dài bao lâu? Các triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt… có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, sau đó sẽ giảm dần. Nhưng trong một số trường hợp, quá trình phục hồi diễn ra từ từ và có thể mất khoảng 3 tuần để các triệu chứng biến mất hoàn toàn.

Rối loạn tiền đình là khóa gì?

Ngoài ra rối loạn tiền đình là bệnh lý thuộc nhóm bệnh thần kinh vì thế để thăm khám và điều trị, bạn cần thực hiện tại chuyên khoa thần kinh. Chuyên khoa này đều có ở tất cả các bệnh viện đa khoa.

Bệnh tiền đình là như thế não?

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình...

Rối loạn tiền đình cần xét nghiệm gì?

Xét nghiệm điện và các phương pháp sử dụng điện cực nhỏ: Đánh giá tình trạng rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề khác của thần kinh. Nghiệm pháp xoay vòng: Đánh giá khả năng chuyển động của mắt và cả tai. Đo thính lực: Đánh giá được khả năng cung cấp thông tin của các tế bào lông trong tai.